Hướng dẫn cụ thể đọc hiểu và soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Thúy Kiều báo ân báo oán là một trích đoạn nổi tiếng trong tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm là sự khắc họa sâu sắc nét tính cách lương thiện, trọng tình nghĩa của Thúy Kiều đồng thời thể hiện sự lọc lõi, mưu mô của Hoạn Thư. Tất cả những điều ấy hòa trộn lại với nhau tạo nên một tác phẩm lưu danh thiên cổ của Nguyễn Du. Dưới đây là những ý chính đáng chú ý trong tác phẩm do Kienguru tổng hợp và hướng dẫn soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán.

Kiến thức chung hỗ trợ soạn văn 9 bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Đôi nét về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều được trình bày một cách ngắn gọn dưới đây.

1. Tác giả

Gia đình.

Nguyễn Du sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766, mất năm 1820. Tên tự của ông là Tố Như, hiệu xưng Thanh Hiên, là một thi hào, nhà văn lớn trong lịch sử Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình quan lại và có truyền thống khoa bảng, Nguyễn Du cũng như bậc cha ông của mình, cống hiến nhiều sáng tác nổi bật để lại cho hậu thế

Quê quán của Nguyễn Du:

Cha của ông là cụ Nguyễn Nghiễm, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là một vùng đất sản sinh nhiều anh kiệt cho nước nhà.

Mẹ ông là bà Trần Thị Tần, sinh ở xã Minh Đạo, huyện Tiên Du, xứ Kinh Bắc nay là Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là cái nôi của dân ca Quan họ và là vùng đất giàu truyền thống văn hóa.

⇒ Cha mẹ đều sinh ở nơi có nền văn hóa phát triển, điều này giúp Nguyễn Du có điều kiện tiếp xúc với nhiều văn hóa khác nhau, trau dồi kinh sử, vốn sống và vốn hiểu biết.

Thời đại.

Ông sống vào thời kỳ loạn lạc, đất nước bị chia cắt, xã hội rơi vào khủng hoảng. Các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra, trong số đó tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn mang tính quyết định, thay đổi lịch sử, nhà Nguyễn lập lại chế độ chuyên chế

⇒ Thời đại loạc lạc ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng trong sáng tác của Nguyễn Du.

Cuộc đời gian truân của Nguyễn Du.

Thuở thiếu thời, Nguyễn Du sống trong gia cảnh sung túc, quyền quý ở kinh thành Thăng Long. Cha ông có thời gian giữ chức Tể tướng, anh trai làm tới chức Tham tụng nên ông có điều kiện học hành đàng hoàng, dùi mài kinh sử. Thời gian sống xa hoa tạo nên những dấu ấn trong sáng tác của ông.

Do biến cố Nguyễn Huệ tiến ra Bắc Hà tiêu diệt tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh vào năm 1789, Nguyễn Du phải trải qua mười năm phiêu bạt trên khắp đất nước. Đến năm 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn.

Đến năm 1820, Nguyễn Du ốm rồi mất ở kinh đô Phú Xuân (Huế)

⇒ Cuộc đời của ông đầy thăng trầm, được lang bạt nhiều nơi đã giúp Nguyễn Du có hiểu biết sâu rộng, am hiểu văn hóa khác nhau của nhiều vùng miền.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài trong 3 tập Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục

Sáng tác bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh và Văn chiêu hồn viết theo thể song thất lục bát.

word image 38407 2

2. Tác phẩm

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

Truyện Kiều hay Đoạn trường tân thanh được Nguyễn Du sáng tác vào khoảng năm 1805 – 1809, đầu thế kỉ 19.

Dựa trên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh tâm tài nhân người Trung Quốc, Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều và sáng tạo thêm nhiều điều mang nét văn hóa Việt Nam, từ đó tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

Truyện kiều được sáng tác dưới thể loại thơ Nôm gồm 3254 câu thơ lục bát.

2.2. Bố cục

3 phần:

Nội dung phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Nội dung phần 2: Gia biến và lưu lạc

Nội dung phần 3: Đoàn tụ

Gợi ý chi tiết soạn văn 9 Thúy Kiều báo ân báo oán

Dưới đây là gợi ý chi tiết nội dung soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán.

word image 38407 3

Câu 1 trang 108 sgk

Từ lời nói của Kiều với Thúc Sinh, ta có thể nhận thấy Kiều là người trọng tình nghĩa, có ân báo ân có oán báo oán, rõ ràng trong mọi chuyện.

  • Kiều cảm tạ ân cứu giúp của Thúc Sinh bằng trăm cuốn, bạc nghìn cân khi Thúc Sinh chuộc nàng ra khỏi lầu xanh
  • Kiều nhắc đến Hoạn Thư trong khi báo ân Thúc Sinh, Hoạn Thư là người gây ra bao nhiêu đau khổ của nàng.
  • Theo nhận định của Kiều, Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma và sẽ bị trừng phạt thích đáng.

Từ ngữ mà Kiều dùng khi báo ân Thúc Sinh là các từ Hán Việt mang ý nghĩa trang trọng như nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ

Khi nói về Hoạn Thư, Kiều dùng các thành ngữ dân gian như quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén để thể hiện thái độ của mình và nhận định của mình về Hoạn Thư.

Câu 2 trang 108 sgk

Trong đoạn thơ báo oán, giọng điệu của Thúy Kiều thể hiện sự mỉa mai.

Hoạn Thư bị đưa đến trước mặt nàng như một phạm nhân như Kiều vẫn chào hỏi. Tuy vị thế hai người hoàn toàn thay đổi nhưng Kiều dùng từ “tiểu thư” để xưng hô.

Sau thể hiện sự mỉa mai, Kiều đích danh nhận định con người Hoạn Thư vừa ác độc, lại nham hiểm xưa nay hiếm gặp trong giới đàn bà.

Bằng cách liên tiếp sử dụng các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ như tay, mặt, gan, Kiều khẳng định Hoạn Thư là một con người ghê gớm và nêu ra quy luật ác giả ác báo

→ Thẳng tay trừng trị Hoạn Thư không khoan nhượng. Thái độ dứt khoát, rõ ràng

Câu 3 trang 108 sgk

Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư tỏ ra vô cùng hoảng hốt và sợ hãi, liên tục van xin được thể hiện qua các chi tiết như:

  • Hoạn Thư sợ hãi đến mức “hồn lạc phách siêu”
  • Tuy nhiên, là một người túc trí, Hoạn Thư tận dụng sự khôn ngoan của mình để lấy lại được bình tĩnh, biện bạch gỡ tội

Trình tự lý lẽ của Hoạn Thư khi biện bạch về tội trạng của mình:

  • Mở đầu, Hoạn Thư tự nhận tội và đề cập đến thân phận cùng là đàn bà, cùng chịu thiệt thòi
  • Hoạn Thư biện bạch rằng chuyện ghen tuông giữa đàn bà với nhau là thường tình và không thể tránh khỏi
  • Để củng cố cho luận điểm của mình, Hoạn Thư đã nhắc lại việc đã nương tay cho Thúy Kiều khi chỉ ép cô cho ra gác viết kinh chứ không xử nặng, đồng thời lúc Kiều bỏ trốn đã không bắt lại.
  • Hoạn Thư thể hiện ra bên ngoài rằng mụ đã “hồn lạc phách xiêu” và mong sự Kiều khoan hồng cho mình.

Bằng sự lọc lõi và lời lẽ không ngoan của mình, Hoạn Thư đã cảm động tới Thúy Kiều, khiến nàng thay đổi ý định từ việc muốn báo thù đổi sang tha cho Hoạn Thư.

Câu 4 trang 108 sgk

Lí do khiến Thúy Kiều tha cho Hoạn Thư:

Bằng sự thông minh và sử dụng lời lẽ khôn ngoan của mình khi trình bày lí do xin tha tội, Hoạn Thư đã cảm động được Kiều bằng luận điểm việc ghen tuông của kẻ chung chồng là chuyện thường, trong tình huống đó không thể đối xử khác

Đồng thời, Hoạn Thư đã thừa nhận tội lỗi của mình đã gây ra với Kiều

Hoạn Thư đã mở lời xin đại lượng khoan hồng cho mình, nếu Kiều không tha cho Hoạn Thư sẽ suốt đời phải mang tiếng nhỏ nhen, cố chấp.

Đây là một sự sáng tạo và chứa đầy dụng ý của tác giả Nguyễn Du, không để Kiều trở nên tàn nhẫn và trừng phạt dã man như trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Thay vào đó là một Vương Thúy Kiều độ lượng, khoan hồng và đầy lòng trắc ẩn.

Câu 5 trang 108 sgk

Qua đoạn trích trên, ta có thể thấy Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa, người giúp đỡ mình phải báo ân, kẻ có oán phải trừng phạt thích đáng

  • Dù cho Thúc Sinh không bảo vệ được Kiều nhưng nàng vẫn nhớ ơn cứu giúp và đền đáp xứng đáng.
  • Về Hoạn Thư, ban đầu Kiều kiên quyết trừng phạt kẻ đã gây ra bao đau khổ cho mình. Nhưng khi đối mặt với thái độ khôn ngoan, thành khẩn xin tha bổng, Kiều đã quyết định bỏ qua cho Hoạn Thư

Kiều là người rộng lượng, không cố chấp và đầy trắc ẩn. Hoạn Thư đã phải tâm phục, khẩu phục trước sự rộng lượng ấy.

Hoạn Thư xét cho cùng vẫn là người nham hiểm và độc ác nhưng túc trí đa mưu, khôn ngoan, lọc lõi

Bản chất của Hoạn Thư là con người ác độc, ranh mãnh khi từng nhiều lần hành hạ Kiều tới đau đớn, ê chề. Đến cuối cùng vẫn tận dụng sự quỷ quyệt, xảo trá và lọc lõi để khiến Kiều xuôi lòng tha bổng.

Trên đây là những chi tiết đáng chú ý của tác phẩm Thúy Kiều báo ân báo oán trích từ tập Truyện Kiều của Nguyễn Du. Có thể nói, mỗi trích đoạn, mỗi câu thơ trong tác phẩm đều mang một hàm nghĩa riêng, thể hiện được tính cách độc đáo của từng nhân vật. Hy vọng phần gợi ý soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán trên hỗ trợ được các bạn học sinh. Nếu có thắc mắc hãy truy cập vào website Kienguru.vn để nhận được lời giải đáp nhé.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ