Hướng dẫn chi tiết vẽ sơ đồ tư duy vật lý 10 chương 1 Dễ hiểu cho học sinh

Bạn gặp rắc rối với môn Vật lý về chuyển động cơ học. Bạn không thể phân biệt được chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều khác nhau như nào? Để giải quyết những khó khăn trên, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết “Hướng dẫn chi tiết vẽ sơ đồ tư duy vật lý 10 chương 1 Dễ hiểu cho học sinh” nhé!

 

 

I. Tóm tắt chương 1 vật lý 10 lý thuyết hỗ trợ vẽ sơ đồ

1. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

– Chuyển động thẳng đều là chuyển động của một vật có quỹ đạo là đường thẳng, có vận tốc như nhau trên mọi quãng đường.

– Chuyển động thẳng đều có ba đại lượng đặc trưng là: vận tốc, quãng đường và thời gian chuyển động.

1.1. Vận tốc trung bình

word image 33465 2

1.2. Độ dời:

word image 33465 3

1.3. Tốc độ trung bình:

word image 33465 4

1.4. Quãng đường đi được: s = v.t

1.5. Phương trình của chuyển động thẳng đều: x = xo + v(t – to).

Trong đó x0 là vị trí ban đầu, to là thời gian chất điểm bắt đầu rời chỗ

Nếu chọn gốc tọa độ và gốc thời gian tại vị trí vật bắt đầu dời chỗ (x0 = 0, t0 = 0) thì x = s = v.t

Chú ý: Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động của vật nào đó (nếu có nhiều vật)

– Vật chuyển động cùng chiều dương v > 0, ngược chiều dương v < 0.

– Vật ở phía dương của trục tọa độ x > 0, ở phía âm của trục tọa độ x < 0.

– Nếu hai vật chuyển động (trên cùng 1 hệ tọa độ):

+ Khi hai vật gặp nhau thì x1 = x2.

+ Khi hai vật cách nhau 1 khoảng ∆s thì |x1 – x2| = ∆s

– Nếu gốc thời gian là lúc bắt đầu chuyển động thì t0 = 0

Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều

– Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t

– Công thức tính tốc độ trung bình:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Vận tốc trung bình:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Dạng 2: Viết phương trình chuyển động thẳng đều

– Bước 1: Chọn hệ quy chiếu

+ Trục tọa độ Ox trùng với quỹ đạo chuyển động

+ Gốc tọa độ (thường gắn với vị trí ban đầu của vật )

+ Gốc thời gián (thường là lúc vật bắt đầu chuyển dộng)

+ Chiều dương (thường chọn là chiều chuyển động của vật được chọn làm gốc)

– Bước 2: Từ hệ quy chiếu vừa chọn, xác định các yếu tố sau cho mỗi vật:

Tọa độ đầu x0 = ? vận tốc v = (bao gồm cả dấu theo chiều chuyển động của vật)? Thời điểm đầu t0 = ?

– Bước 3: Thiết lập phương trình của chuyển động cho vật từ các yếu tố đã xác định. Đối với chuyển động thẳng đều, ta có công thức:

x = x0 + s = x0 + v(t−t0)

Với những bài toán cho phương trình chuyển động của hai vật yêu cầu tìm thời gian khi hai vật bằng nhau thì cho x1 = x2 rồi tìm t

 

Dạng 3: Vẽ đồ thị của chuyển động thằng đều

Bước 1: Chọn hệ quy chiếu, gốc thời gian và tỉ lệ xích thích hợp

Bước 2: Viết phương trình toạ độ của vật, từ đó vẽ đồ thị chuyển động

* Chú ý:

+ Khi v > 0 ⇔ đồ thị hướng lên

+ Khi v < 0 ⇔ đồ thị hướng xuống dưới

+ Khi v = 0 ⇔ đồ thị nằm ngang

+ Khi v1 = v2 ⇔ hai đồ thị song song

+ Hai đồ thị cắt nhau: Toạ độ giao điểm cho biết thời điểm và nơi gặp nhau của hai vật chuyển động.

– Các dạng đồ thị:

Đồ thị tọa độ theo thời gian trong chuyển động thẳng đều

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Đồ thị vận tốc theo thời gian:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

2.1. Vận tốc:

word image 33465 9

 

2.2. Quãng đường:

word image 33465 10

 

2.3. Hệ thức liên hệ

word image 33465 11

Từ đó ta suy ra được các công thức tương ứng như sau:

word image 33465 12

 

2.4. Phương trình chuyển động: x = x0 + v0t + 1/2at2.

Chú ý: Chuyển động thẳng nhanh dần đều a.v > 0; Chuyển động thẳng chậm dần đều a.v < 0

 

2.5. Bài toán gặp nhau của chuyển động thẳng biến đổi đều:

– Lập phương trình toạ độ của mỗi chuyển động:

Sơ đồ tư duy chương 1 vật lý 10 ngắn gọn, dễ hiểu (ảnh 3)

– Khi hai chuyển động gặp nhau: x1 = x2

– Giải phương trình này để đưa ra các ẩn của bài toán. Khoảng cách giữa hai chất điểm tại thời điểm t: d = |x1 – x2|

Dạng 1: Xác định vận tốc, gia tốc, quãng đường trong chuyển động thẳng biến đổi đều

Sử dụng các công thức sau:

– Công thức tính độ lớn gia tốc:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

– Công thức vận tốc: v = v0 + at

– Công thức tính quãng đường:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

– Công thức độc lập thời gian: v2 – v02 = 2as

Trong đó: a > 0 nếu chuyển động nhanh dần đều (CĐNDĐ)

a < 0 nếu chuyển động chậm dần đều (CĐCDĐ)

Dạng 2: Tính quãng đường vật đi được trong giây thứ n và trong n giây cuối

Quãng đường vật đi trong giây thứ n:

– Tính quãng đường vật đi trong n giây:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

– Tính quãng đường vật đi trong (n – 1) giây:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

– Tính quãng đường vật đi trong giây thứ n: Δs = s1 – s2

Quãng đường vật đi trong n giây cuối:

– Tính quãng đường vật đi trong t giây:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

– Tính quãng đường vật đi trong (t – n) giây:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

– Tính quãng đường vật đi trong n giây cuối: Δs = s1 – s2

 

Dạng 3: Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều

– Chọn hệ quy chiếu

+ Trục tọa độ Ox trùng với quỹ đạo chuyển động

+ Gốc tọa độ (thường gắn với vị trí ban đầu của vật )

+ Gốc thời gián (thường là lúc vật bắt đầu chuyển dộng)

+ Chiều dương (thường chọn là chiều chuyển động của vật được chọn làm gốc)

– Từ hệ quy chiếu vừa chọn, xác định các yếu tố sau cho mỗi vật:

+ Tọa độ đầu x0 = ?

+ Vận tốc ban đầu v0 = ? (bao gồm cả dấu theo chiều chuyển động của vật)

+ Thời điểm đầu t0 = ?

– Xác lập phương trình chuyển động có dạng:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

– Lưu ý:

+ Trong trường hợp này, cần xét đến dấu của chuyển động nên ta có:

a→ . v→ > 0 khi vật chuyển động NDĐ

a→ . v→ < 0 khi vật chuyển động CDĐ

+ Có nhiều dạng bài tập từ phương trình suy ra đồ thị cũng như từ đồ thị suy ra phương trình, làm tương tự dạng 3 trong chuyển động thẳng đều

+ Hai vật gặp nhau tại vị trí x1 = x2

 

II. Gợi ý vẽ sơ đồ tư duy lý 10 chương 1

Sơ đồ tư duy là thuật ngữ khá quen thuộc đối với hầu hết mọi đối tượng (học sinh, sinh viên, người đi làm) và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, trong học tập cũng như trong cuộc sống. Phương pháp này giúp tăng khả năng xử lý thông tin, khả năng ghi chép, ghi nhớ thông tin, dữ liệu quan trọng trong thời gian ngắn. Tổng ôn lại kiến thức theo sơ đồ tư duy sẽ giúp bạn học một cách hiệu quả hơn.

Dưới đây là một sơ đồ tư duy lý 10 chương I mẫu về phần chuyển động cơ học mà bạn có thể tham khảo qua.

 

word image 33465 21

Tuy nhiên, chúng mình khuyến khích bạn hãy tự tạo ra một sơ đồ tư duy cho phần Chuyển động cơ học để bạn tự hệ thống hóa lại kiến thức được học. Sau đó, bạn hãy đối chiếu với mẫu mà chúng tôi đưa ra để từ đó, việc học của bạn sẽ trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết.

Kết luận

Trong bài viết trên chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu một số lý thuyết về chuyển động cơ học, phương pháp để giải bài tập; cuối cùng là sơ đồ tư duy để bạn từ đó có thể hệ thống hóa được kiến thức của mình giúp cho việc “nằm lòng” chúng được dễ dàng hơn.

Đừng quên theo dõi chúng mình để cập nhật thêm cho mình nhiều kiến thức về vật lý cũng như kiến thức về cuộc sống bổ ích nhé!

Chúc các bạn đạt nhiều thành tích cao trong học tập!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ