Phân tích “Rừng xà nu” do Nguyễn Trung Thành sáng tác được Kiến Guru sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 12 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Các bạn hãy theo dõi bài viết nhé!
Tìm hiểu chung hỗ trợ phân tích bài “Rừng xà nu”
Rừng xà nu là truyện ngắn khẳng định vị trí của nhà văn Nguyễn Trung Thành trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Hội tụ trong tác phẩm này là vẻ đẹp của con người Tây Nguyên với những lí tưởng, hành động anh hùng trước kẻ thù tàn bạo để quê hương đất nước được trường tồn. Đồng thời, thông qua tác phẩm của mình, nhà văn Nguyễn Trung Thành khẳng định nét cao đẹp của con người Việt Nam: càng trong đau thương, gian khổ thì những vẻ đẹp anh hùng càng ngời lên lấp lánh.
Tác giả
– Nguyễn Trung Thành (bút danh khác là Nguyên Ngọc) tên khai sinh là Nguyễn Văn Báu, sinh năm 1932.
– Quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
– Năm 1950, ông vào bộ đội và sau đó làm phóng viên báo Quân đội nhân dân Liên khu V. Những năm tháng lăn lội trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên.
– Sau 1954, ông có nhiều sáng tác phục vụ công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc.
– Năm 1962, ông tình nguyện trở về chiến trường miền Nam, hoạt động ở Quảng Nam và Tây Nguyên.
– Nguyễn Trung Thành từng là Ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
– Một số tác phẩm nổi bật:
Đất nước đứng lên (tiểu thuyết đầu tay được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 -1955)
Rẻo cao (tập truyện, 1961)
Trên quê hương những anh hùng hiện ngọc (tập truyện và kí, 1969)
Đất Quảng (tiểu thuyết, 1971 – 1974)
Tác phẩm
– Truyện được viết năm 1965, được in lần đầu tiên số trên số 2/1965, Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung Bộ.
– Sau đó, truyện được in trong tập Trên quê hương những anh hùng điện ngọc (1969).
– Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyên Ngọc trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
Gồm 3 phần:
Phần 1. Từ đầu đến “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”: Hình ảnh rừng xà nu – biểu tượng của dân làng Xô Man.
Phần 2. Tiếp theo đến “Hà hà… được!”: Tnú sau ba năm đi lực lượng trở về thăm làng.
Phần 3. Còn lại: Cụ Mết kể lại cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc đấu tranh của dân làng Xô Man.
Gợi ý phân tích tác phẩm “Rừng xà nu”
Truyện có kết cấu truyện lồng trong truyện. Đó là sự đồng hiện câu chuyện của Nguyễn Trung Thành và câu chuyện của cụ Mết. Từ đó, ta thấy được sức sống của cánh rừng xà nu cũng như những con người Tây Nguyên hồn hậu, nhiệt thành và thấy được tội ác của giặc cũng như chân lí bất biến muôn đời của cách mạng: dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng.
Hình ảnh rừng xà nu
- Cả rừng không cây nào không bị thương, nhựa ứa ra từng cục máu lớn.
- Không giết nổi…
- Vết thương chóng lành, lớn nhanh, thay thế những cây đã ngã.
- Cây mẹ ngã cây con mọc lên.
- Ưỡn tấm ngực ra che chở cho làng.
- Những đồi (rừng) xà nu nối tiếp nối.
=> Nghệ thuật nhân hoá, so sánh-hình ảnh giàu giá trị tạo hình, cảnh như khắc chạm tạo thành hình khối có màu sắc mùi vị => Một phần sự sống Tây Nguyên gắn bó với con người.
=> Cây xà nu, rừng xà nu tiêu biểu cho số phận, phẩm chất, sức sống bất diệt, tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân Tây Nguyên.
Các thế hệ cây xà nu tượng trưng cho các thế hệ dân làng Xô Man và nhân dân Việt Nam.
Hình ảnh con người Tây Nguyên
- Tiếng nói ồ ồ, bàn tay nặng trịch, mắt sáng, râu dài tới ngực, ngực căng như thân cây xà nu lớn => Khoẻ mạnh, quắc thước.
- Lúc ông nói: Nó cầm súng => mình cầm giáo mác, mọi người nín bặt => có uy tín đối với dân làng.
=> Là người đại diện cho quần chúng, biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống, cội nguồn của miền núi Tây Nguyên, là người trực tiếp lãnh đạo dân làng vùng lên đánh giặc.
- Sự hiện thân tiếp nối của Mai.
- Lúc nhỏ: Gan góc lanh lợi.
- Lớn lên: Bí thư kiêm chính trị viên xã đội.
- Đôi mắt: bình thản trong suốt khi nhìn kẻ thù; ráo hoảnh khi mọi người khóc Mai; nghiêm khắc nhìn Tnú.
=> Sống có nguyên tác và giàu tình yêu thương. Đôi mắt chị chứa đầy chiều sâu nghị lực. Cùng với Tnú, họ là lớp trẻ đáng tin cậy là chỗ dựa của dân làng Xôman.
- Gợi lại tuổi thơ của Mai, Dít, Tnú.
=> Tượng trưng cho lớp người kế tiếp đầy sinh lực, đầy nhựa sống, hứa hẹn một thế hệ Cách mạng mới vững vàng.
- Xuất hiện qua lời kể của cụ Mết.
- Cuộc đời:
- Lúc nhỏ: mồ côi, được dân làng Xôman cưu mang; gan góc, lanh lợi, dũng cảm, táo bạo, sớm đến với Cách mạng.
- Bị giặc bắt: chỉ vào bụng nói “cộng sản ở đây này”.
- Lớn lên: Ra tù, gặp Mai, lãnh đạo dân làng đánh giặc; tận mắt chứng kiến cảnh vợ con bị giết; bản thân bị địch bắt, tra tấn dã man; gia nhập bộ đội.
=> Can đảm vượt lên mọi đau đớn-bi kịch cá nhân, quyết tâm trả thù nhà đền nợ nước.
- Đôi bàn tay:
- Khi nguyên vẹn: là đôi bàn tay tình nghĩa.
- Khi tật nguyền: vẫn vững vàng cầm vũ khí.
- Ngày về phép: Về đúng một đêm; lặng người đi khi nghe tiếng chày; nhớ rõ từng người-nhắc tên từng người trong một niềm xúc động sâu xa.
=> Có tính kỷ luật cao và giàu tình yêu thương đối với đồng bào.
=> Là đứa con chung của dân làng Xôman.
Tổng kết
Truyện cô đúc mang âm hưởng sử thi hùng tráng Thông qua việc miêu tả sức sống mãnh liệt của cây xà nu và người dân Xô man, tác giả đã khắc hoạ hình ảnh Tây Nguyên anh hùng, bất khuất một lòng đi theo Đảng. Thể hiện thành công chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam.
Nội dung
Tác phẩm đã tái hiện lên một bức tranh sinh động giúp người đọc hình dung ra một thời kỳ lịch sử đau thương mà anh dũng bất khuất của dân tộc. Thông qua câu chuyện về những con người ở bản làng xa xôi, hẻo lánh, bên những cánh rừng xà nu bạt ngàn, rộng lớn bất tận, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa lớn lao của dân tộc và thời đại đó là: để giành được độc lập, để cho sự sống của nhân dân của đất nước mãi trường tồn, không có cách nào khác hơn là phải cùng nhau đứng lên, cầm vũ khí để chống lại kẻ thù tàn ác, đấu tranh vũ trang và sự đoàn kết dân tộc là con đường tất yếu và duy nhất để chiến thắng kẻ thù.
Nghệ thuật
- Câu chuyện được kể theo hình thức truyện lồng truyện vô cùng độc đáo, truyện của một đời người của anh hùng Tnú lại được kể trong một đêm qua lời kể hấp dẫn của cụ Mết
- Xây dựng được không khí sử thi hào hùng, tráng lệ với lối kể khan của cụ Mết đã tạo nên sự gắn kết liền mạch giữa quá khứ, hiện tại và truyền thuyết.
- Xây dựng được những hình tượng độc đáo mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, đó là hình tượng của cây xà nu vững chãi kiên cường; hình tượng những thế hệ xà nu – những thế hệ của dân làng Xô Man, của mảnh đất Tây Nguyên cằn cỗi đầy tình người; hình tượng người anh hùng Tnú.
- Ngôn ngữ đặc sắc, mộc mạc, giản dị, mang đậm chất Tây Nguyên
Kết luận
Như vậy là Kiến Guru đã giúp bạn biết cách soạn bài “Rừng xà nu” lớp 12. Hy vọng rằng, qua bài này, các em nắm được nội dung về tác giả Nguyễn Trung Thành, tác phẩm “Rừng xà nu” cũng như nắm được các ý chính về Hình tượng cây xà nu, hình tượng các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm này.
Xem thêm:
Phân Tích Bài Tây Tiến Về Hình Tượng Người Lính Ngắn Gọn