Hướng dẫn chi tiết đọc và tóm tắt làng – Kim Lân

Không còn xa lạ ở chương trình phổ thông khi học sinh được yêu cầu tóm tắt làng, một tác phẩm của Kim Lân. Trước hết, các bạn nên đọc qua tác phẩm để nắm được những nội dung chính mà tác giả muốn truyền đạt, sau đó, dựa trên sự hiểu biết có thể tóm tắt tác phẩm giúp cô đọng lại những nội dung cốt lõi nhất cần ghi nhớ khi học bài.

I. Tìm hiểu chung hỗ trợ tóm tắt bài Làng văn 9

Trước khi tóm tắt làng cần phải tìm hiểu những thông tin chung khái quát nhất của tác phẩm hoàng lê nhất thống chí như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bố cục tác phẩm….

1. Tác giả

Kim Lân là người sáng tác ra tác phẩm Làng. Ông sinh năm 1920 và mất vào năm 2007. Tên khai sinh của nhà văn là Nguyễn Văn Tài. Kim Lân là người sinh ra trong một gia đình ở làng quê. Gia đình ông có nên văn hóa đặc sắc ở khu vực Từ Sơn- Bắc Ninh.

word image 31739 2

Tác giả Kim Lân

Trong mọi hoạt động đặc biệt là công việc, Kim Lâm vô cùng nghiêm túc và nghiêm khắc với bản thân. Lần đầu tiên Kim Lân cầm bút lên sáng tác là vào năm 1941. Ông có sở trường sáng tác truyện ngắn. Sau khi bắt đầu theo đuổi ông đã nhanh chóng được công nhận trong số những cây bút hiện đại lúc đó.

Tuy là một nhà văn nhưng Kim Lân vẫn hiểu biết và nắm rõ cuộc sống con trâu cùng cái cày. Chính vì thế chủ đề ông sáng tác luôn hướng đến người nông dân. Trước khi diễn ra cách mạng tháng 8, Kim Lân chủ yếu đưa ra những hình ảnh cuộc sống làng quê và sự yên bình hàng ngày.

Sau khi xảy ra cách mạng, Kim lân đã bắt đầu khai thác sâu hơn nội tâm của người nông dân. Ông đi đến những mảnh đời nghèo khó nhưng không ngừng chăm chỉ cố gắng vượt qua mọi khó khăn. Đặc biệt là họ đã đặt trọn niềm tin cho một tương lai tươi sáng hơn.

Lối hành văn của Kim Lân khá tự nhiên không có gò bó. Ông rất nhẹ nhàng từ từ đưa vào câu chuyện. Một cách viết chuyện hài hước nhưng lại dạt dào cảm xúc là nét riêng của Kim Lân. Những hình ảnh qua cây bút ông chân thực sống động đến nhân vật cũng rất được ông tả thực và có chiều sâu tâm lý.

2. Tác phẩm

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

Tác phẩm làng được Kim Lân sáng tác sau 7 năm bắt đầu cầm bút. Năm đó cuộc kháng chiến chống pháp bắt đồ nổ ra. Lần đầu tiên sau khi in ấn xuất bản, Làng đã được đăng lên tại tạp chí cùng năm 1948.

2.2. Ý nghĩa của tên tác phẩm làng

Trong suốt câu chuyện nhà văn kể, ông luôn nhắc đến chợ dầu nhưng chưa từng nhắc đến tên phố chợ dầu. Ban đầu các nhà phê bình cũng xem xét vì sao Kim Lân lại chọn tên Làng thay vì Thị trấn chợ dầu. Nếu chọn thị trấn chợ dầu câu chuyện nhà văn kể sẽ chân thực và dễ làm người đọc tin là truyện có thật hơn.

Đặc biệt, người nông dân tên Hai trong truyện cũng sẽ được tưởng tượng hình dung là người đang sống ở khu chợ dầu. Tuy nhiên sau khi xem xét khó cũng thấy nếu đặt tên vậy quy mô đã vô tình bị thu hẹp lại. Những điều Kim Lân muốn gửi gắm lại chỉ là cho người dân ở khu chợ dầu không phải nông dân.

word image 31739 3

Làng là tác phẩm tiêu biểu của Kim Lân

Danh từ chung Làng được Kim Lân chọn đặt tên cho tác phẩm cũng có ý muốn chỉ cái điểm chung nhất đặc sắc nhất. Nông dân người nghèo tầng lớp lao động thì họ sẽ thường sống ở những làng quê. Cái tên đó thực sự khái quát được khá nhiều nội hàm trong lòng tác giả khi truyền đến người đọc.

Câu chuyện làng hướng đến toàn thể nhân dân là nông dân trên lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến đẩy lùi thực dân Pháp xâm lược. Lúc đó, nhân vật ông Hai không chỉ là bình thường mà là đại diện cho toàn bộ nông dân yêu nước. Có thể nói cái tên tác phẩm đã thể hiện tinh thần lòng yêu nước nồng nàn.

2.3 Giá trị nghệ thuật của tác phẩm làng

Tác phẩm làng được viết lên ở ngôi kể thứ 3. Ngôi kể này là ngôi kể hết khách quan không phải từ một phía. Lựa chọn ngôi số 3 tác giả có dụng ý muốn tăng thêm tính chân thật cho tác phẩm. Ngoài ra, khi người đọc cảm thụ, họ sẽ cảm giác được sống trực tiếp chứng kiến những cảnh năm đó.

II. Hỗ trợ soạn văn 9 Làng – tóm tắt

Người nông dân tên là Hai sống tại làng tên chợ dầu. Ông Hai rất yêu mến làng chợ dầu của ông. Ông luôn coi làng ông đang sống là máu là thịt. Mỗi khi có ai nhắc đến ông Hai sẽ tự hào mà khoe cho họ và kể về những nét đẹp của làng. Đặc biệt là tinh thần kiên cường trong giai đoạn kháng chiến của làng.

Khi ủy ban kháng chiến thực thi lệnh di tản, ông Hai rời xa làng cùng gia đình cùng nỗi nhớ thương không nỡ đi. Mỗi ngày ông Hai luôn quan tâm đến làng chợ dầu thông qua tin tức báo về. Một ngày có tin làng chợ dầu theo giặc không còn tinh thần như trước ông Hai đau lòng buồn rầu và cảm thấy xấu hổ.

Mỗi khi nghĩ đến chuyện làng theo giặc ông Hai xấu khổ không dám gặp ai. Trong những ngày đó, ông Hai chỉ biết kiếm thằng Út trò chuyện để vơi nỗi buồn. Khi đã lấy lại tinh thần, ông Hai gạt bỏ những nỗi buồn trong lòng quyết giữ lòng yêu nước ủng hộ cách mạng. Làng theo giặc thì phải thù.

Sau một thời gian tin tức cải chính được lan rộng làng chợ Dầu vẫn luôn giữ ý chí chống giặc. Lúc này, ông Hai hết sức vui mừng. Ông Hai lại cười nói như trước rồi càng thêm tự hào hơn. Đỉnh điểm khi nghe tin nhà ông Hai bị giặc đốt ông Hai càng thêm tin tưởng rằng làng không theo giặc.

Tình yêu nước của ông Hai hòa lẫn vào tình yêu ngôi làng ông lớn lên và sinh ra. Tuy nhiên, ông luôn đặt yêu nước lên hàng đầu sau đó mới đến yêu làng. Hình ảnh ông Hai chính là tiêu biểu cho lòng kiên trung của người nông dân Việt Nam chống Pháp cứu nước bảo vệ bờ cõi của tổ tiên.

IV. Các nội dung lý thuyết liên quan khác (nếu có)

Ngoài ra, bạn cũng có thể nắm thêm nội dung chính để tóm tắt làng thông qua trả lời câu hỏi trong sgk ngữ văn 9 tập 1. Hãy thử tham khảo một số câu hỏi mà sách đưa ra để kiểm tra xem học sinh có thực sự hiểu nội dung và tóm tắt làng đúng nội dung không.

word image 31739 4

Đọc hiểu tóm tắt làng

1. Câu 1:

Tình huống đặc sắc của truyện ngắn Làng chính là thời điểm ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Đây là tình huống giúp ông Hai có thể bày tỏ lòng yêu nước ở chiều sâu và thể hiện được tính cách chân chất những biến đổi nội tâm nhân vật từ hiểu nhầm đến khi tất cả được hóa giải.

Tình huống đặc sắc này là một nút thắt có điểm nhấn gây ấn tượng khi đọc tác phẩm. Tình huống khiến người đọc bị cuốn hút. Đồng thời những hình ảnh tả thực nội tâm ông Hai càng khiến cho lòng yêu nước tinh thần yêu làng và hướng về tổ quốc của người nông dân lớn thế nào.

2. Câu 4:

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Kim Lân hết sức chân thực và sâu sắc. Người đọc có thể hình dung một các sinh động hình ảnh nhân vật. Những ngôn ngữ dùng cho nhân vật trong truyện là khẩu ngữ có sự tự nhiên và gắn bó với cuộc sống dân dã.

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn phân tích và tóm tắt làng của tác giả Kim Lan. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ thực sự có ích trong quá trình học môn văn của các bạn học sinh.

Các bạn hãy luôn theo dõi kienguru.vn để được mở rộng chân trời tri thức.

Chúc các bạn đạt nhiều thành tích cao trong học tập!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ