Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân đã cho người đọc thấy được hình ảnh con sông với 2 tính cách khác nhau. Không chỉ hiện lên là vẻ đẹp trữ tình mà dòng sông Đà con hiện lên với sự hung bạo nơi thiên nhiên Tây Bắc. Hôm nay, các bạn hãy cùng với Kienguru cảm nhận sông Đà hung bạo để hiểu rõ hơn bài học cũng như đi vào phân tích.
Kiến thức chung cho cảm nhận con sông đà hung bạo
Trước khi đi vào cảm nhận con sông đà hung bạo, trước hết chúng ta hãy cùng đi qua về phần tác giả, tác phẩm để nắm chắc bài học hơn và dễ dàng phân tích.
1 – Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910-1987) sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình nhà nho. Và ngay từ nhỏ ông đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cha mình
- Phong cách nghệ thuật của ông nằm gọn trong 3 từ : Ngông, tài hoa và uyên bác
- Ông sở trường với thể loại tùy bút và kí. Những tác phẩm nổi tiếng : Vang bóng một thời, Một chuyến đi
- Năm 1996, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
2 – Tác phẩm
- Người lái đò sông Đà in trong tập Sông Đà (1960), là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân
- Hoàn cảnh sáng tác : Là thành quả thu hoạch được sau chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây bắc rộng lớn, xa xôi của tác giả
- Tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, với nội dung ngợi ca vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Tây Bắc.
Gợi ý cảm nhận con sông Đà hung bạo
Dưới ngòi bút tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên không chỉ là con sông vô tri vô giác mà còn thể hiện sự hung bạo của mình qua từng chi tiết được miêu tả trong tác phẩm
1 – Hướng chảy
Mở đầu cho tác phẩm, Nguyễn Tuân có câu : “Chúng thủy giai đông tẩu-Đà giang độc bắc lưu” : Hướng chảy của sông Đà khác biệt hoàn toàn với mọi con sông. Trong khi mọi sông chảy về hướng đông thi riêng sông Đà lại chảy theo hướng Bắc
=> Qua lời văn đã cho ta thấy được, Nguyễn Tuân là một nhà văn có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân, về bản ngã, về cá tính riêng trong sáng tạo nghệ thuật, phong cách độc đáo trong văn chương của ông
2 – Vách đá
– Vách đá được tác giả miêu tả : “đá bờ sông dựng vách thành” và những bức thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp. Cái hẹp của lòng sông được miêu tả :
- “Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời”
- “Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách”
- “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”
-> So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng. Cảm giác như Nguyễn Tuân luôn lục lọi đến tận kiệt cùng cái kho ấn tượng ăm ắp này để tìm cho được một cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người.
– Ở mặt ghềnh Hát Loóng: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt” những người lái đò.
– Ở Tà Mường Vát: “có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông”, chúng “thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, thuyền qua đoạn hút nước “y như ô tô …mượn cạp ngoài bờ vực”,
=> Vách đá hiện lên với như một con quái vật hung hãn, đầy nguy hiểm. Chúng ta cũng thấy được cái “ngông” của Nguyễn Tuân như làm hiện rõ hình ảnh hung tợn đó của vách đá như trước mắt người đọc
3 – Âm thanh thác nước
– Âm thanh thác nước sông Đà:
- Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá.
- Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc như đang “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “giọng gằn mà chế nhạo”. Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”, “rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”
=> Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh, liên tưởng và cách sử dụng động từ mạnh độc đáo. Con sông càng hiện rõ lên trước mắt người đọc với những âm thanh điên cuồng, sức mạnh hoang dại đến khủng khiếp, càng làm nổi bật lên chân dung quái dị hung hãn và đáng sợ của con sông
4 – Trận địa thác đá
Trận địa thác đá được miêu tả từ xa đến gần:
- Xa: âm thanh thác đá “con xa lắm” mà đã nghe tiếng thác “réo gần mãi lại, réo to mãi lên”, âm thanh ấy hiện lên với nhiều trạng thái khi “oán trách”, lúc “van xin”, khi “khiêu khích”, “chế nhạo”; cách so sánh độc đáo: “rống lên như một ngàn con trâu … cháy bùng bùng” (lấy lửa tả nước).
- Gần: Đá cũng đầy mưu mẹo: “nhăn nhúm”, “méo mó”, “”hất hàm”, “oai phong”, “bệ vệ”, có những hành động như “mai phục”, “chặn ngang”, “canh”, “đánh tan”, “tiêu diệt”, sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa”
- Sự biến hóa linh hoạt của trùng vi thạch trận: có 3 vòng, vòng 1 có 5 cửa sinh, một cửa tử (tả ngạn), vòng 2 có nhiều cửa tử, 1 cửa sinh (hữu ngạn), vòng 3 có ít cửa và 1 cửa sinh (giữa), gợi hình ảnh con sông Đà có tâm địa nham hiểm, mẹo lược, biến hóa khôn lường.
=> Với việc miêu tả trận địa thác đá nhiều hiểm trở và khó khăn, Nguyễn Tuân càng làm tô bật lên vẻ hung bạo của con sông Đà.Sông Đà như mang diện mạo và tâm địa của một con thủy quái, kẻ thù số một của con người
Kết luận
Qua ngòi bút tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện nguyên hình là con quái vật khổng lồ nham hiểm, xảo quyệt, đủ mưu ma, chước quỷ, đầy dã tâm thâm độc.. Cứ thế, sự dữ dằn, hung bạo, hiểm ác của sông Đà – kẻ thù số một của con người Tây Bắc cứ nhân lên trùng trùng trong liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Từ hướng chảy, vách đá đến âm thanh và trận địa trên con sông Đà mà tác giả khắc họa càng giúp chúng ta hình dung rõ hơn sự hung tợn đó. Ngoài ra, ông còn bộc lộ khát vọng lớn của mình – khát vọng của một công dân đầy tâm huyết với công cuộc xây dựng cuộc sống mới chứ không chỉ cho người đọc thấy sự hung hãn của con sông.
Như vậy, chúng ta vừa đi cảm nhận sông đà hung bạo để thấy được sự độc đáo, tài tình của ngòi bút Nguyễn Tuân. Hy vọng rằng phần gợi ý trên có thể giúp bạn đi vào phân tích và nắm chắc hơn phần nội dung và nhan đề.
Các bạn hãy tham khảo thêm nhiều bài học hay và chi tiết trên Kienguru Live nhé!.