Kỹ năng sống cho bé là một phần nên được chú trọng đặc biệt ở lứa tuổi mầm non. Sự quan tâm đến từ gia đình và người thân sẽ hỗ trợ dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Khi hình thành được kỹ năng bé sẽ tự tin và thuận lợi hơn khi trưởng thành. Hãy cùng tìm hiểu 12 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi.
Những lý do nên dạy kỹ năng sống cho bé
Kỹ năng sống là một thuật ngữ chỉ khả năng phản ứng với sự vật, sự việc và hiện tượng. Không chỉ trẻ nhỏ cần được dạy mà người lớn cũng luôn học hỏi trau dồi.
1 – Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng là một khả năng kỹ thuật. Khi ghép lại lại với từ sống nhằm mục đích chỉ khả năng ứng phó linh hoạt khi gặp bất kỳ vấn đề nào đó trong cuộc sống. Kỹ năng sống cho bé mầm non sẽ giúp trẻ vượt qua những cơ khủng hoảng đầu đời. Khi mà những khó khăn từ việc đi học mẫu giáo bắt đầu khiến trẻ lo sợ.
Điều đáng lưu ý hơn là kỹ năng sống không hoàn toàn được sinh ra do bộ mã gen. Sau khi trẻ được sinh ra nhờ sự giáo dục tốt vẫn có thể được huấn luyện và dần hình thành kỹ năng sống phục vụ cho những hoạt động phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
2 – Tại sao nên dạy kỹ năng sống cho bé
Việc dạy kỹ năng sống cho bé dường như trở nên vô cùng quan trọng và các bậc phụ huynh cùng nhà trường luôn định hướng từ đầu. Hệ thống giáo dục luôn đưa ra những phương pháp cũng như tình huống dễ gặp để cho trẻ trải nghiệm và rút ra bài học cho con đường phát triển kéo dài.
Dạy kỹ năng sống cho bé không chỉ là một môn học thông thường. Bé sẽ được định hướng và rèn luyện cách đi qua khó khăn thử thách. Nếu so sánh giữa trẻ có kỹ năng và trẻ không có thì cũng có thể nhìn ra điều khác biệt. Kỹ năng sống sẽ hạn chế tối đa tâm lý tiêu cực giúp trẻ luôn tự tin và xử lý mọi việc dù khó.
Những kỹ năng sống cho mầm non cần thiết
Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là bước đệm để phát triển ở giai đoạn đầu tiền tiểu học.
Thói quen nghiên cứu đọc sách mỗi ngày
Sách được coi là nguồn gốc của tri thức. Đọc sách không đơn giản là đọc một tác phẩm. Người đọc sách có thể giữ tâm thái điềm đạm, tâm hồn luôn học hỏi. Ngoài ra trẻ khi đọc sách sẽ mở mang trí tuệ và tăng khả năng tập trung ghi nhớ hơn.
Rèn thói quen đọc sách từ khi ở lứa tuổi mầm non có ý nghĩa quan trọng. Khả năng tự học tự nghiên cứu của trẻ sẽ được hình thành sớm hơn. Đồng thời những quyển sách tốt được trẻ tiếp cận sớm sẽ là một tấm gương phản chiếu để trẻ biết nhận định đúng sai trong các hành động.
Kỹ năng giao tiếp kết nối cùng các bạn
Làm việc nhóm có vẻ chưa được phát triển dù là người lớn. Chính vì khi là trẻ mầm non bạn không được dạy cho kỹ năng này. Vì vậy đừng bỏ qua mà hãy dạy con cách làm việc nhóm cùng các bạn. Khi đó kỹ năng cho trẻ mầm non sẽ được khởi động. Các bé hình thành sự liên kết trong giao tiếp.
Định hướng trẻ luôn giúp đỡ và có lòng yêu thương đồng bào
Kỹ năng sống cho bé đôi khi chỉ đơn giản là giúp đỡ bố mẹ và yêu thương tôn trọng mọi người. Đây có thể là một kỹ năng được quan tâm nhiều nhưng khá khó rèn luyện. Trẻ cần được sống ở môi trường lành mạnh nơi có những thứ tình cảm thiêng liêng. Từ đó sau này nhân cách đạo đức trẻ sẽ tốt hơn.
Dạy cho trẻ cách chăm sóc bản thân khi không có ai giúp
Sống tự lập lo cho bản thân là điều mà các nước tiên tiến luôn chú trọng. Việc rèn kỹ năng sống cho bé ở tuổi mầm non có thể được coi là sớm. Tuy nhiên đó là lứa tuổi dễ uốn dễ nắn. Nếu trẻ tự lập sẽ tránh được những ỷ lại và vấp ngã đau sau này.
Dạy trẻ nói lời cảm ơn và xin lỗi khi cần thiết
Trẻ mầm non thường bộc lộ qua hành vi cảm xúc. Việc dạy trẻ nói ra lời sẽ giúp trẻ giải tỏa và dễ gần gũi hơn với mọi người. Khi ai đó nhận được lời cảm ơn hay xin lỗi từ trẻ họ sẽ đánh giá khác về sự giáo dục và tính cách của đứa trẻ. Con bạn có thể tránh khỏi những lối nghĩ phiến diện.
Dạy trẻ có tình yêu với thiên nhiên
Thiên nhiên bao gồm thực vật và động vật. Trẻ nhỏ thường thích tìm tòi nghịch ngợm phá phách. Tuy nhiên cần dạy chúng biết thiên nhiên là nơi ta sống. Nếu không có thiên nhiên con người sẽ không thể tồn tại. Để bảo vệ thiên nhiên trẻ nên tiết kiệm nguồn tài nguyên và yêu thương động vật.
Định hướng tư duy giữ tập trung và luôn tự chủ mọi việc
Trẻ nhỏ đặc biệt dưới 5 tuổi chưa đi học chính khóa nên dễ mải chơi sao nhãng. Kỹ năng tập trung cho trẻ vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và trí tuệ sau này. Hãy giúp trẻ tập trung làm từ những việc đơn giản nhất. Sau đó là cho trẻ tập giải câu đố từ dễ lên khó để nâng cao trí tuệ.
Giúp trẻ bộc lộ ra sự tò mò muốn tìm hiểu
Có một số trẻ ngại hoặc không dám thể hiện sự tò mò ra ngoài. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến tư duy tìm kiếm. Những câu hỏi vì sao nên được khuyến khích nhiều hơn.
Dạy cho trẻ cách hòa nhập vào cộng đồng
Môi trường giao tiếp là nơi giúp trẻ phát triển khá nhanh. Những thông tin truyền đạt sẽ giúp trẻ nhận được những điều trẻ đang cần. Chính vì thế phụ huynh giáo viên của trẻ mầm non cần chú ý lắng nghe và hồi đáp lại khi trẻ tìm đến.
Hướng dẫn trẻ kết nối với thế giới và tương tác lại
Không nên dạy kỹ năng sống cho bé một cách dập khuôn máy móc. Bạn hãy để trẻ được chạm được tìm kiếm. Khi trẻ có những sự phân biệt và ghi nhớ trẻ sẽ hành động theo những gì được học. Từ đó sự tương tác qua lại sẽ làm trẻ có thêm kỹ năng sống tốt.
Định hướng trẻ phát triển tư duy phản biện
Tư duy phản biện là kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi. Ở độ tuổi này trẻ có kỹ năng phản biện sẽ nhanh chóng tiếp nhận nhiều thông tin hơn. Đó là cách một đứa trẻ nhanh chóng hiểu bài và áp dụng những gì đã học vào thực tế.
Phát triển tư duy phản biện
Giúp trẻ có niềm tin và dám đương đầu khi có thách thức
Thử thách luôn còn tồn tại ở xung quanh chúng ta. Trẻ cần được dạy rằng cuộc sống luôn khó khăn. Điều tốt nhất bạn cần định hướng cho con nhỏ chính đương đầu và chấp nhận khó khăn chứ không phải lẩn tránh chạy trốn nó.
Dạy cho trẻ cách đưa ra định hướng của bản thân
Kỹ năng sống định hướng bản thân sẽ giúp trẻ xác định mục tiêu phấn đấu. Điều này thường được làm bởi cha mẹ nhiều hơn. Tuy nhiên hãy dựa vào năng lực của con thay vì áp đặt để trẻ phát triển tốt nhất.
Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi trở lên
Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5 tuổi trở lên cần có sự kiên trì và nhẫn nại. Độ tuổi này trẻ khá nổi loạn và khó khăn cho mọi phụ huynh. Để có thể dạy trẻ người lớn cần làm gương. Sau đó là luôn giữ được tinh thần bình tĩnh không cáu gắt trước mọi hành động gây ức chế của trẻ.
Kết luận
Rèn luyện kỹ năng sống cho bé càng sớm sẽ càng có lợi. Thông thường khi trẻ lên 3 kỹ năng cơ bản sẽ được hình thành. Lúc này mọi thứ trống rỗng nếu trẻ được định hướng thì sẽ có thể đạt được những kỹ năng sống kể trên.