Hóa 9 trang 69 – Hướng dẫn hệ thống lý thuyết và giải bài tập cụ thể

Trong bài Hóa 9 trang 69, chúng ta sẽ luyện tập chương 2 – Kim loại. Để giải được các dạng bài tập khác liên quan, chúng ta cần ôn lại một số kiến thức cần nhớ về kim loại. Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để có được tài liệu tham khảo tốt nhất.

1. Kiến thức hỗ trợ giải môn hóa 9 trang 69

1.1. Các tính chất hóa học phổ biến của kim loại

Kim loại được sắp xếp theo một dãy hoạt động hóa học được sắp xếp giảm dần từ K xuống Au.

Trong đó:

  • Mức độ hoạt động của các kim loại ở trên sẽ giảm dần từ trái sang phải.
  • Những kim loại mạnh như: K, Na và Mg sẽ phản ứng được với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng khí hidro.
  • Ngoài ra, những kim loại đứng trước Hidro (trừ K và Na) sẽ xảy ra hiện tượng giải phóng khí khi phản ứng với một số dung dịch axit như: HCl, loãng. word image 36994 1 word image 36994 2

Dưới đây là các phương trình phản ứng xảy ra của kim loại khi tác dụng với phi kim, nước, dung dịch axit và muối.

  • Tác dụng với phi kim: thường tác dụng ở nhiệt độ cao, sản phẩm sẽ tạo thành muối. word image 36994 3 word image 36994 4
  • Tác dụng với nước: một số kim loại mạnh như K, Na, Ba, Ca, Li khi tác dụng với nước sẽ tạo ra dung dịch bazơ và giải phóng khí hidro. word image 36994 5 word image 36994 6
  • Tác dụng với dung dịch axit: một số kim loại khi tác dụng với dung dịch axit sẽ có sản phẩm tạo thành là muối và giải phóng khí hidro. word image 36994 7 word image 36994 8
  • Tác dụng với dung dịch muối: tạo thành muối mới và kim loại mới.

word image 36994 9 word image 36994 10

1.2. So sánh sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của kim loại nhôm và sắt

Giống nhau:

  • Nhôm (Al) và sắt (Fe) đều có cùng những tính chất hóa học của một kim loại thường có như tác dụng với phi kim, dung dịch bazơ, dung dịch axit và dung dịch muối.
  • Al và Fe đều không thể có tác dụng phản ứng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội mà chỉ phản ứng ở trạng thái đặc nóng.

Khác nhau:

Nhôm (Al) Sắt (Fe)
Tính chất vật lý
  • Kim loại màu trắng bạc, có ánh kim và nhẹ, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
  • Kim loại có màu xám, có ánh kim, cũng dẫn điện và nhiệt tốt nhưng lại kém hơn nhôm một chút do có mức độ hoạt động hóa học yếu hơn nhôm.
  • Được ứng dụng phổ biến trong đời sống do có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi
  • Được ứng dụng nhiều trong cuộc sống do cũng có tính dẻo nên thường dùng để rèn dao, cuốc…
  • Nhiệt độ nóng chảy: 660 độ C
  • Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhôm: 1539 độ C và có tính nhiễm từ
Tác dụng với phi kim: tạo thành oxit hoặc muối: word image 36994 11 Tác dụng với phi kim: tạo thành muối hoặc oxit: word image 36994 12
Tác dụng với dung dịch axit loãng: tạo thành muối và giải phóng khí hidro: Tác dụng với dung dịch axit loãng như nhôm tạo thành muối sắt (II) và giải phóng khí hidro:
word image 36994 13 word image 36994 14
Tác dụng với dung dịch muối: thường phản ứng với dung dịch muối của những kim loại yếu hơn. Do đó, đẩy kim loại yếu tạo thành muối mới và kim loại mới. Tác dụng với dung dịch muối: tạo thành muối sắt có hóa trị II và kim loại mới.
word image 36994 15 word image 36994 16 word image 36994 17
Ngoài ra, tác dụng với dung dịch kiềm như NaOH, KOH… tạo thành muối và giải phóng khí hidro. Sắt thường không xảy ra phản ứng với dung dịch kiềm.
word image 36994 18
Bên cạnh đó, trong các phản ứng hóa học thì nhôm luôn có hóa trị III. Ngoài ra, trong các phản ứng hóa học thường sắt sẽ có hóa trị II và III tùy trường hợp cũng như chất tác dụng.

1.3. Thành phần cấu tạo, tính chất và cách sản xuất hợp kim của sắt: gang và thép

Gang Thép
Cấu tạo Được cấu tạo từ sắt (Fe), cacbon (C), hàm lượng khoảng 2 đến 5% và thêm một số kim loại khác: Si, Mn, S… Được hình thành từ sắt và cacbon, hàm lượng khoảng dưới 2%, một số kim loại khác: Si, Mn, S…
Tính chất Rất giòn, không thể dát mỏng cũng như rèn được. Rất dẻo, có tính đàn hồi nên có thể dùng để rèn, dát mỏng, kéo sợi…
Được luyện trong lò cao.

Hình 3.1 word image 36994 19

Được luyện trong lò luyện thép.

Hình 3.2

  • Nguyên liệu chủ yếu là quặng sắt.
  • Nguyên liệu bao gồm: gang và khí oxi.
  • Nguyên tắc: CO sẽ khử các oxit sắt ở nhiệt độ cao.
  • Nguyên tắc: xảy ra phản ứng oxi hóa các nguyên tố có trong thành phần của gang: C, Si, S, Mn… word image 36994 20
Cách sản xuất Xảy ra 2 phản ứng cùng lúc: Xảy ra 1 phản ứng:
Phản ứng tạo thành khí CO: word image 36994 21

CO sau khi được tạo thành tiếp tục khử oxit sắt có trong quặng sắt: word image 36994 22

Cuối cùng, sắt bị hòa tan một lượng nhỏ do bị nóng chảy.

Khi thổi 1 luồng khí oxi vào lò đang có gang nóng chảy ở nhiệt độ cao thì các nguyên tố kim loại lần lượt bị oxi hóa tách dần khỏi gang. word image 36994 23 word image 36994 24

Cuối cùng, ta sẽ thu được thép.

1.4. Sự ăn mòn kim loại diễn ra như thế nào

Được hiểu đơn giản là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường thì được gọi là ăn mòn kim loại.

2. Áp dụng giải đáp bài tập hóa 9 trang 69 sgk

Chúng ta hãy cùng những lý thuyết được tổng hợp ở phần trên sẽ giúp ích như thế nào trong giải các bài tập hóa 9 trang 69 sgk nhé!

2.1. Bài 1 trang 69

Hãy viết hai phương trình hóa học ở trong mỗi trường hợp sau đây :

  • Kim loại khi tác dụng với oxi tạo thành oxit bazơ.
  • Kim loại khi tác dụng với phi kim tạo thành muối.
  • Kim loại khi tác dụng với dung dịch axit sẽ tạo thành muối và giải phóng khí hiđro.
  • Kim loại khi tác dụng với dung dịch muối sẽ tạo thành muối mới và kim loại mới.

Hướng dẫn giải:

a) Kim loại khi tác dụng với oxi sẽ tạo thành oxit bazơ :

3Fe + 2O2 → Fe3O4( ở nhiệt độ cao)

2Mg + O2 → 2MgO( ở nhiệt độ cao)

b) Kim loại khi tác dụng với phi kim sẽ tạo thành muối:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(ở nhiệt độ cao)

2Al + 3S → Al2S3(ở nhiệt độ cao)

c) Kim loại khi tác dụng với dung dịch axit sẽ tạo thành muối và giải phóng khí hiđro:

2Al + 3H2SO4 loãng → Al2(SO4)3 + 3H2 ↑

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

d) Kim loại khi tác dụng với dung dịch muối sẽ tạo thành muối mới và kim loại mới:

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu ↓

Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag ↓ .

2.2. Bài 2 trang 69

Trong các cặp chất dưới đây, hãy tìm xem cặp chất nào sẽ xảy ra phản ứng và ngược lại cặp chất nào không xảy ra phản ứng.

word image 36994 25

Hướng dẫn giải:

Ta thấy Al và Fe đều có tính chất hóa học của một kim loại nhưng nhôm và sắt lại bị thụ động khi phản ứng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội mà chỉ tác dụng phản ứng ở điều kiện đặc nóng nên hai cặp chất ở câu b và c sẽ không xảy ra phản ứng gì. Al khi tác dụng với khí Cl sẽ tạo ra muối nhôm clorua.

Phương trình: word image 36994 26

Sắt (Fe) tác dụng với dung dịch đồng (II) nitrat sẽ tạo ra muối sắt (II) nitrat và kim loại đồng. Do Fe có mức độ hoạt động hóa học cao hơn Cu nên đẩy đồng ra khỏi dung dịch.

Phương trình: word image 36994 27

Do đó 2 cặp chất trong câu a và d có xảy ra phản ứng hóa học.

2.3. Bài 3 trang 69

Cho 4 loại kim loại chưa biết tên trong 4 lọ lần lượt là: A, B, C, D.

  • Lần lượt cho A và B tác dụng với dung dịch HCl sẽ có hiện tượng giải phóng khí hidro, lọ C và D thì không có phản ứng gì.
  • Tiếp tục cho lọ B tác dụng với dung dịch muối của A thì thấy tạo muối mới và kim loại A được giải phóng.
  • Còn lại, cho lọ D tác dụng với dung dịch muối của C thì kim loại C cũng được giải phóng và tạo muối mới.

Hãy sắp xếp thứ tự đúng của 4 lọ theo chiều dãy hoạt động hóa học giảm dần? Biết rằng, kim loại ở 4 lọ đều đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học.

Hướng dẫn giải:

Khí cho các kim loại ở 4 lọ A, B, C, D lần lượt tác dụng với dung dịch HCl loãng thì chỉ có kim loại ở lọ A và B xảy ra phản ứng, còn C và D thì không. Do đó, ta khẳng định được rằng kim loại ở lọ A và B có mức độ hoạt động hóa học mạnh hơn C và D nên sẽ đứng trước.

Cho kim loại ở lọ B tác dụng với dung dịch muối A vừa được tạo thành ở trên thì thấy kim loại ở lọ A được giải phóng. Vậy kim loại ở lọ B có dãy hoạt động hóa học cao hơn loại ở loại A nên mới đẩy được A ra khỏi muối và tạo thành muối mới. Do đó, B sẽ đứng trước A.

Cho kim loại lọ D phản ứng với dung dịch muối của C thì thấy muối mới được tạo thành và kim loại ở lọ C được giải phóng. Qua đó, ta khẳng định C có mức hoạt động hóa học thấy hơn D nên C sẽ đứng sau D. Vậy thứ tự đúng sẽ là B, A, D, C.

Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi về tổng hợp kiến thức cũng như giải chi tiết bài tập hóa 9 trang 69. Bài viết sẽ giúp các bạn ôn tập các nội dung trong chương 2 một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các bạn học sinh hãy truy cập vào kienguru.vn nếu còn vấn đề gì thắc mắc để được giải đáp cụ thể.

Chúc các bạn đạt nhiều điểm số cao trong học tập!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ