Hóa 9 trang 51 – Tổng hợp kiến thức và gợi ý lời giải bài tập

Môn hóa 9 trang 51 sẽ giải đáp những thắc mắc của các bạn về kim loại để sử dụng một cách chính xác, lâu bị han gỉ, hỏng hóc. Kim loại có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta nhưng không phải ai cũng thật sự hiểu rõ tính chất hoá học của các kim loại ta hay bắt gặp trong cuộc sống là gì.

Bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về kim loại nhé!

1. Lý thuyết hỗ trợ giải môn hóa 9 trang 51

Các lý thuyết quan trọng trong bài hóa 9 trang 51 sẽ được hệ thống cụ thể dưới đây.

1.1. Kim loại sẽ tác dụng với phi kim

a. Tác dụng với O2

Ta có phương trình phản ứng hoá học các kim loại tác dụng với O2 trong điều kiện có sự xúc tác của nhiệt độ là:

word image 36899 1

Nhận xét: Hầu hết tất cả các kim loại, trừ Ag, Au, Pt ra thì các kim loại khác khi phản ứng với O2 ở điều kiện nhiệt độ bình thường hoặc ở trong nhiệt độ cao sẽ tạo thành Oxit.

 

b. Kim loại tác dụng với phi kim khác

Tác dụng với Clo và tạo thành muối Clorua (kim loại có hoá trị cao nhất)

Phương trình phản ứng hoá học của kim loại với Clo dưới sự xúc tác của nhiệt độ là:

word image 36899 2

Nếu sắt dư thì ta có:

word image 36899 3

Tác dụng với lưu huỳnh khi đun nóng sẽ tạo ra muối sunfua (trừ kim loại Hg sẽ xảy ra ở nhiệt độ bình thường không cần đun nóng).

Ta có phương trình phản ứng kim loại tác dụng với lưu huỳnh có sự xúc tác của nhiệt độ là:

word image 36899 4

Nhận xét: Trong phản ứng trên, ta dùng lưu huỳnh để thu hồi thuỷ ngân khi ống nhiệt kế bị vỡ/ hỏng.

 

1.2. Kim loại sẽ tác dụng với dung dịch axit

Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và H2SO4 loãng (Trừ Cu, Ag, Au, Pt)

Ta có phương trình phản ứng hoá học:

Fe + HCl -> FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 loãng -> ZnSO4 + H2

Kim loại tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc nóng và HNO3 đặc nóng với sự xúc tác của nhiệt độ cao là:

word image 36899 5

Nhận xét: Các kim loại Al, Fe, Cr không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc nguội.

 

1.3. Kim loại sẽ tác dụng với dung dịch muối

Ta có phương trình phản ứng: Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag

Nhận xét: Kim loại đồng Cu hoạt động hoá học mạnh hơn kim loại Ag.

Ta có phương trình phản ứng: Fe + CúO4 -> FeSO4 + Cu

Nhận xét: Kim loại sắt Fe hoạt động hoá học mạnh hơn kim loại đồng Cu.

Như vậy ta kết luận hoạt động hoá học của các kim loại: Fe > Cu > Ag.

Nhận xét: Ngoài kim loại Na, K, Ca, Ba,.. các kim loại khác hoạt động hoá học mạnh hơn và có thể đẩy kim loại hoạt động yếu hơn ra khỏi liên kết dung dịch muối để tạo thành một muối mới và một kim loại mới.

2. Hướng dẫn giải đáp bài tập hóa 9 trang 51 sgk

Sau khi đã ôn tập kĩ về mặt lý thuyết, hãy tham khảo những hướng dẫn của Kiến Guru dưới đây để giải đáp được các bài tập hóa 9 trang 51 trong sách giáo khoa tốt nhất.

2.1. Bài 1 sách giáo khoa trang 51 hóa 9

Kim loại sẽ có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ cụ thể và viết các phương trình hóa học minh họa cùng với kim loại magie.

Hướng dẫn giải:

Kim loại có các tính chất hoá học chung như:

  • Phản ứng với phi kim

Phương trình phản ứng: 2Mg + O2 -> 2MgO

Mg + Cl2 -> MgCl2

  • Phản ứng với dung dịch axit

Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2 bay hơi

Mg + H2SO4 loãng -> MgSO4 + H2 bay hơi

  • Phản ứng với dung dịch muối

Mg + CuSO4 -> MgSO4 + Cu

2.2. Bài 2 sách giáo khoa trang 51 hóa 9:

Hãy hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây:

a) … + HCl -⇒ MgCl2 + H2

b) … + AgNO3 ⇒ Cu(NO3)2 + Ag

c) … + … ⇒ ZnO

d) … + Cl2 ⇒ HgCl2

e) … + S ⇒ K2S.

Hướng dẫn giải:

Câu a, Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2 bay hơi

Câu b, Cu + 2AgNO3 -> Cu(NO3)2 + 2Ag kết tủa

Câu c, 2Zn + O2 -> 2ZnO

Câu d, Hg + Cl2 -> HgCl2

Câu e, 2K + S -> K2S

2.3. Bài 3 sách giáo khoa trang 51 hóa 9

Viết các phương trình hóa học xảy ra ở giữa các cặp chất dưới đây:

a) giữa kẽm + axit sunfuric loãng.

b) giữa kẽm + dung dịch bạc nitrat.

c) giữa natri + lưu huỳnh.

d) giữa canxi + clo.

Hướng dẫn giải:

Phương trình phản ứng hoá học:

Câu a, Zn + H2SO4 loãng -> ZnSO4 + H2 bay hơi

Câu b, Zn + 2AgNO3 -> Zn(NO3)2 + 2Ag

Câu c, 2Na + S -> Na2S

Câu d, Ca + Cl2 -> CaCl2

2.4. Bài 4 sách giáo khoa trang 51 hóa 9

Dựa vào các tính chất hóa học của kim loại, hãy viết được các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển hóa ở sau đây:

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

Hướng dẫn giải:

PT 1: Mg + Cl2 -> MgCl2

PT 2: 2Mg + O2 -> 2MgO

PT 3: Mg + H2SO4 loãng -> MgSO4 + H2 bay hơi

PT 4: Mg + 2AgNO3 -> Mg(NO3)2 + 2Ag kết tủa

PT 5: Mg + S -> MgS

2.5. Bài 5 sách giáo khoa trang 51 hóa 9

Dự đoán được hiện tượng và viết phương trình hóa học sẽ xảy ra, khi:

a) Khi đốt dây sắt trong khí clo.

b) Cho một đinh sắt vào ở trong ống nghiệm có đựng dung dịch CuCl2.

c) Cho một viên kẽm vào trong dung dịch CuSO4.

Hướng dẫn giải:

Câu a, Đốt dây sắt trong khí Clo có khối màu nâu tạo thành:

Phương trình phản ứng: 2Fe + 3Cl2 -> 2FeCl3

Câu b, Dung dịch CuCl2 có màu xanh, kim loại có màu đỏ bám vào đinh sắt.

Phương trình phản ứng: Fe + CuCl2 -> FeCl2 + Cu kết tủa

Câu c, Kim loại Zn tan dần vào dung dịch CuSO4 và có màu xanh nhạt, kim loại màu đỏ sẽ bám vào viên kẽm

Phương trình phản ứng: Zn + CuSO4 -> ZnSO4 + Cu kết tủa.

2.6. Bài 6 sách giáo khoa trang 51 hóa 9

Ngâm một lá kẽm ở trong 20g dung dịch muối đồng sunfat 10% cho đến khi mà phản ứng kết thúc. Tính được khối lượng kẽm đã phản ứng với dung dịch ở trên và nồng độ phần trăm của dung dịch ở sau phản ứng.

Hướng dẫn giải:

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

Theo như pt: nZn = nCuSO4 = 0,0125 mol

Suy ra mZn = 0,0125. 65 = 0,8125 (g)

nZnSO4 = 0,0125 mol

Suy ra mZnSO4 = 0,0125. 161 = 2,0125 (g)

Theo như pt nCu = nCuSO4 = 0,0125 mol

Suy ra mCu= 64. 0,0125 = 0,8g

mdd sau phản ứng = mZn + mCuSO4 – mCu

= 0,8125 + 20 – 0,8 = 20,0125g

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

2.7. Bài 7 sách giáo khoa trang 51 hóa 9

Ngâm một lá đồng ở trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi mà đồng không thể tan thêm được nữa. Ta lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì sẽ thấy khối lượng của lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định được nồng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết như toàn bộ lượng bạc giải phóng sẽ bám hết vào lá đồng).

Hướng dẫn giải:

PTHH là: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

Gọi x chính là số mol Cu phản ứng

Theo như phương trình ta sẽ có: nAg sinh ra = 2nCu pư = 2x mol

Khối lượng của lá đồng tăng thêm 1,52g

Suy ra mAg sinh ra – mCu pư = 1,52

⇒ 108. 2x – 64x = 1,52

⇒ x = 0,01 (mol)

Theo như pt nAgNO3 = 2.nCu = 2. 0,01 = 0,02 mol

Nồng độ của dung dịch AgNO3:

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

 

Vậy là chúng ta đã cùng nhau ôn tập lại kiến thức có trong bài hóa 9 trang 51 cùng với đó là thực hiện giải các bài tập cụ thể. Đây là một bài giảng quan trọng nên để nắm vững được các kiến thức, các bạn học sinh cần học kỹ lý thuyết, thực hành luyện cân bằng phương trình hoá học nhiều dạng khác nhau để có thể thành thạo.

Trong quá trình học còn gặp nhiều khó khăn và cần được hỗ trợ thì các bạn hãy truy cập vào kienguru.vn.

Chúc các bạn luôn học tập thật tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ