Nội dung môn Hoá 9 trang 43 là bài 13 Luyện tập chương 1 về Các loại hợp chất vô cơ. Đây là bài học tổng hợp kiến thức về các loại hợp chất vô cơ và mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ nhằm củng cố kiến thức thêm chắc chắn.
1. Lý thuyết áp dụng giải môn hóa 9 trang 43
Để thực hiện giải các bài tập trang 43 của hoá 9, chúng ta cùng ôn tập lần lượt về các hợp chất vô cơ và phân loại của chúng, xem có bao nhiêu loại hợp chất vô cơ, mối quan hệ giữa chúng là gì, dung dịch nào tác dụng với nhau sẽ tạo ra phản ứng,… Chúng ta cùng ôn tập và tìm hiểu để giải đáp các câu trên.
1.1. Các loại hợp chất vô cơ
Hợp chất vô cơ được chia thành 4 loại, gồm các dung dịch: oxit (AxOy), Axit (HaB), Bazo – M(OH)a, Muối (MxBy)
Trong các loại trên lại được phân theo nhiều nhánh khác nhau:
Dung dịch Oxit (AxOy) được chia thành 4 dạng, gồm:
- Oxit axit: CO2, SO2, SO3, NO2, N2O5, SiO2, P2O5
- Oxit Bazo: Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO
- Oxit trung tính: CO, NO,…
- Oxit lưỡng tính: ZnO, Al2O3, Cr2O3
Dung dịch Axit (HaB) được chia thành 2 dạng, gồm:
- Axit không có chưa oxi (Hidroxit): HCl, H2S, HF, HBr
- Axit có chứa oxi (Oxaxit): H2SO4, H3PO4, NHO3,…
Dung dịch Bazo – M(OH)a được chia thành 2 loại, gồm:
- Kiềm (Bazo tan): NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, KOH
- Bazo không tan: Mg(OH)2, Fe(OH)3, Cu(OH)2…
Dung dịch muối (MxBy) được chia thành 2 dạng muối, gồm:
- Muối axit: NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaHCO3,…
- Muối trung hoà: KNO3, CaCO3, NaCl,…
Bảng phân loại các hợp chất vô cơ
1.2. Tính chất hoá học các loại hợp chất vô cơ
Dung dịch oxit bazơ khi tác dụng với axit, oxit axit tạo ra dung dịch muối
Dung dịch oxit bazơ khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ
Dung dịch bazơ khi có nhiệt phân hủy sẽ tạo ra oxit bazơ
Dung dịch bazơ khi tác dụng với axit, oxit axit, dung dịch muối sẽ tạo ra dung dịch muối
Dung dịch muối tác dụng với bazơ sẽ tạo ra dung dịch bazơ mới
Dung dịch muối khi tác dụng với dung dịch axit sẽ tạo ra axit mới
Dung dịch axit khi tác dụng với kim loại, bazo, oxit bazo, muối sẽ tạo ra dung dịch muối.
Dung dịch oxit axit khi tác dụng với dung dịch bazơ, oxit bazơ sẽ tạo ra dung dịch muối
Oxit axit khi tác dụng với nước sẽ tạo ra dung dịch axit.
Bảng tuần hoàn mối quan hệ của các hợp chất hữu cơ
2. Hỗ trợ giải đáp bài tập hóa 9 trang 43 sgk
Chúng ta cùng vận dụng các kiến thức vừa được ôn tập lại ở trên để giải các bài tập hóa 9 trang 43 sau.
2.1. Bài 1 trang 43
Điền chất/ dung dịch vào chỗ chấm để tạo ra phản ứng đã cho
Lời giải chi tiết:
1, Phương trình phản ứng hoá học của oxit
a, CaO + H2O -> Ca(OH)2
b, MgO + 2Hcl -> MgCl2 + H2O
c, SO3 + H2O -> H2SO4
d, CO2 + 2NaOH -> Na2CO3 + H2O
e, CaO + CO2 -> CaCO3
2, Phương trình phản ứng hoá học của dung dịch bazơ
a, 2NaOH + H2SO4 -> Na2SO4 + 2H2O
b, Ca(OH)2 + CO2 -> CaCO3 + H2O
c, 2NaOH + CuCl2 -> Cu(Oh)2 kết tủa + 2NaCl
d, 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O
3, Phương trình phản ứng hoá học của dung dịch axit
a, 2HCl + Zn -> ZnCl2 + H2 bay hơi
b, H2SO4 + Ca(OH)2 -> CáO4 ít tan + 2H2O
c, 2HNO3 +CaO -> Ca(NO3)2 + H2O
d, H2SO4 + BaCl2 -> BáO4 kết tủa + 2HCl
4, Phương trình phản ứng hoá học của dung dịch muối
a, Ba(NO3)2 + H2SO4 -> BáO4 + 2HNO3
b, FeCl3 + 3NaOH -> Fe(OH)3 kết tủa + 3NaCl
c) AgNO3 + NaCl → AgCl kết tủa + NaNO3
d) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
e) 2KClO3 → 2KCl + 3O2 bay hơi.
2.2. Bài 2 trang 43
Chọn đáp án đúng và giải thích, viết phương trình phản ứng của chúng
Lời giải chi tiết:
Ta chọn đáp án e.
Phương trình phản ứng hoá học của nó là:
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 bay hơi + H2O
Giải thích: Dung dịch bazơ NaOH tác dụng với dung dịch axit HCl nhưng không giải phóng khí. Để cho khí bay hơi ra và làm đục nước vôi thì dung dịch bazơ NaOH phải tác dụng với khí CO2 trong không khí cho dung dịch Na2CO3. Nên khi cho chất này tác dụng với dung dịch axit HCl mới cho khí CO2 làm đục nước vôi trong.
2.3. Bài 3 trang 43
Thực hiện các yêu cầu trên của bài
Lời giải chi tiết:
Số mol của dung dịch bazơ NaOH là:
nNaOH = 20/ 40 = 0,5 mol
Câu a, Phương trình phản ứng hoá học của dung dịch bazơ đó là:
2NaOH + CuCl2 -> Cu(OH)2 kết tủa + 2NaCl (1)
Cu(OH)2 khi có nhiệt độ xúc tạo -> CuO + H2O (2)
Câu b, Khối lượng chất rắn có được sau khi nung là:
Theo phương trình phản ứng (1)
Số mol của dung dịch bazơ NaOH bằng 2 lần số mol của dung dịch CuCl2, ta có:
nNaOH = 2nCuCl2 = 0,4 mol
Số mol của dung dịch bazơ NaOH dư là:
n NaOH dư = o,5 – 0,4 = 0,1 mol
Khối lượng chất rắn CuO theo phương trình (1) và (2) là:
Số mol của CuO bằng số mol của dung dịch bazơ Cu(Oh)2 và dung dịch CuCl2, có:
nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol
khối lượng của chất rắn CuO là: mCuO = 0,2 * 80 = 16 g.
Câu c, Khối lượng của các chất có trong nước lọc là:
Khối lượng của dung dịch NaOH dư: mNaOH = 0,1 * 40 = 4 g
Số mol của NaCl có trong nước lọc là: n NaCl = n NaOH = 0,4 mol
Khối lượng của dung dịch NaCl là: 0,4 * 58,5 = 23,4 g.
Kết luận
Như vậy, chúng ta đã ôn tập lại các kiến thức về các hợp chất hữu cơ và mối quan hệ của các hợp chất hữu cơ, đồng thời đó là thực hiện giải các bài tập của hoá 9 trang 43. Các kiến thức ở trên được bám sát vào chương trình giảng dạy, mong rằng chúng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học môn hoá 9.
Các bạn hãy truy cập vào trang web của Kiến Guru để không bỏ lỡ bất kỳ kiến thức hay của các môn học nhé!
Chúc các bạn đạt nhiều điểm số cao!