Phần ôn tập cuối năm là cô đọng hàm súc nhất những kiến thức bạn học trong suốt năm học đó, đặc biệt là với chương trình lớp 9 – lớp học chuyển giao giữa hệ THCS và THPT.
Mời các bạn cùng Kiến Guru khám phá Hóa 9 Bài 56: Ôn tập cuối năm trong bài viết ngày hôm nay để biết mình cần lưu ý những gì nhé!
1. Hệ thống kiến thức hóa 9 ôn tập cuối năm
Với nội dung hóa 9 ôn tập cuối năm, bạn đọc sẽ được tổng hợp 2 nội dung kiến thức lớn trong chương trình hóa học 9 – Phần vô cơ và hóa hữu cơ. Vì vậy, để tránh bỡ ngỡ và hỗ trợ bạn đọc tự học và giải được bài tập vận dụng dễ dàng hơn, mời các bạn cùng điểm lại những gì cốt lõi nhất của phần hóa học hữu cơ và hóa vô cơ nhé!
1.1. Hóa vô cơ
Trong phần này, bạn đọc có thể hình dung được mối liên hệ giữa các hợp chất vô cơ qua sơ đồ sau:
Tổng hợp và ôn tập hóa 9 bài 56 đầy đủ, chi tiết nhất
Quan sát sơ đồ trên, ta có thể dễ dàng chứng minh được:
- Oxit bazơ có thể tạo thành bazơ và muối. Đồng thời, chính bazơ không tan có khả năng nhiệt phân và tạo ra chất sản phẩm là oxit bazơ.
- Oxit axit có thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, đồng thời cũng có khả năng phản ứng với oxit bazơ hoặc bazơ để tạo thành muối.
- Axit (hoặc bazơ) có thể tác dụng với kim loại, bazơ (hoặc axit), oxit bazơ (oxit axit) và muối.
1.2. Hóa hữu cơ
Ta có bảng hệ thống, nhận biết một số hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon điển hình để thuận lợi khi tra cứu, giải bài tập phần này như sau:
Bảng tổng hợp 4 hidrocacbon đầy đủ, chi tiết nhất:
- Phân biệt 2 dẫn xuất của hidrocacbon: rượu etylic và axit axetic:
2. Hỗ trợ giải bài tập môn hóa 9 bài 56 sgk
Như vậy, hy vọng thông qua phần tổng hợp lý thuyết hóa 9 bài 56 vừa rồi, bạn đọc đã nắm được những kiến thức cơ bản nhất trong phần hóa học hữu cơ và hóa học vô cơ. Sau đây, các bạn hãy vận dụng vào giải bài tập trong sách giáo khoa hóa 9 cùng chúng mình nhé!
2.1. Phần 1: Hóa học vô cơ
2.1.1. Bài 1 trang 167
Hãy nhận biết từng cặp chất sau đây bằng phương pháp hóa học.
- Dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4.
- Dung dịch HCl và dung dịch FeCl2.
- Bột đá vôi CaCO3 và Na2CO3.
Viết các phương trình phản ứng hóa học (nếu có).
Hướng dẫn giải chi tiết bài 1 trang 167 sgk hóa 9 bài 56:
Bài tập này giúp bạn đọc ôn tập được những tính chất đặc biệt của hợp chất vô cơ. Bạn đọc cần nắm được những điểm khác nhau của các loại axit và muối này để lựa chọn phương pháp nhận biết phù hợp.
Tham khảo một số cách sau để nhận biết các chất:
- Dùng quỳ tím, hoặc kim loại Fe
- Dùng quỳ tím, kim loại Zn, Fe… hoặc dd NaOH
- Lấy cùng khối lượng 2 chất cho vào dd H2SO4 loãng dư.
Từ đó, ta có gợi ý giải chi tiết của bài tập này như sau:
Nhận biết dung dịch H2SO4 và dung dịch CuSO4
Để nhận biết axit sunfuric H2SO4 và dung dịch muối đồng (II) sunfat, ta sử dụng quỳ tím. Nếu mẫu thử chứa dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ thì mẫu thử đó chứa dung dịch axit sunfuric, còn mẫu thử còn lại là dung dịch muối đồng (II) sunfat.
Nhận biết dung dịch HCl và dung dịch FeCl2:
Tương tự, ta cũng có thể sử dụng quỳ tím để nhận biết 2 hợp chất vô cơ này. Tuy nhiên, các bạn cũng hoàn toàn có thể vận dụng phương pháp sau đây để giải bài tập:
- Bước 1: Trích mẫu thử và đánh số thứ tự.
- Bước 2: Chọn thuốc thử là dung dịch natri hydroxit (NaOH)
- Bước 3: Lần lượt cho thuốc thử là dung dịch NaOH vào hai ống nghiệm chứa hai chất trên, nếu mẫu thử trong ống nghiệm nào có kết tủa màu trắng xanh là FeCl2; mẫu thử còn lại là HCl. Phương trình hóa học của phản ứng nhận biết hai dung dịch này là:
NaOH + HCl → NaCl + H2O
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
- Nhận biết bột đá vôi CaCO3:
- Bước 1: Trích mẫu thử và đánh số thứ tự.
- Bước 2: Chọn thuốc thử là dung dịch axit sunfuric H2SO4
- Bước 3: Với 2 hai ống nghiệm chứa mẫu thử, ta cho chúng vào ống nghiệm khác có đựng dung dịch H2SO4 loãng dư. Ống nghiệm nào có khí bay ra, tan hết thì ống nghiệm đó chứa Na2CO3. Ống nghiệm nào có khí bay ra, không tan hết thì ống nghiệm đó chứa CaCO3, vì CaSO4 (ít tan) sinh ra phủ lên CaCO3 làm cho CaCO3 không tan hết. Phương trình hóa học của thí nghiệm này diễn ra như sau:
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2 + H2O
2.1.2. Bài 2 trang 167
Có các chất sau: FeCl3, Fe2O3, Fe, Fe(OH)3, FeCl2. Hãy lập thành một dãy chuyển hóa và viết các phương trình hóa học. Ghi rõ điều kiện phản ứng.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 trang 167 sgk hóa 9 bài 56:
Bài tập này đòi hỏi bạn đọc phải có sự linh hoạt trong quá trình hình thành chuỗi chuyển hóa của kim loại sắt theo thứ tự:
muối sắt (III) clorua → sắt (III) hidroxit → sắt (III) oxit → kim loại sắt → muối của sắt (II).
Từ đó, ta có lời giải chi tiết của bài tập này như sau:
Dãy phương trình hóa học tương ứng:
FeCl3 (1)→ Fe(OH)3 (2)→ Fe2O3 (3)→ Fe (4)→FeCl2.
Các phương trình hóa học trong chuỗi phản ứng này bao gồm:
2.2. Phần 2: Hóa học hữu cơ
2.2.1. Bài 1 trang 168
Những chất sau đây có điểm gì chung (thành phần, cấu tạo, tính chất)?
- Metan, etilen, axetilen, benzen.
- Rượu etylic, axit axetic, glucozơ, protein.
- Protein, tinh bột, xenlulozơ, polietilen.
- Etyl axetat, chất béo.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 1 trang 168 sgk hóa 9 bài 56:
Bài tập này được xây dựng với mục đích giúp bạn đọc nhận biết những điểm chung của các hợp chất hữu cơ, để làm được điều này. Trước hết, các bạn cần nắm thật chắc kiến thức cơ bản của từng hợp chất. Cụ thể lời giải như sau:
Những chất có điểm chung sau:
- Đều là Hidrocacbon.
- Đều là dẫn xuất của Hidrocacbon.
- Đều là hợp chất cao phân tử.
- Đều là este.
2.2.2. Bài 2 trang 168
Dựa trên đặc điểm nào, người ta xếp các chất sau vào cùng một nhóm:
- Dầu mỏ, khí tự nhiên, than đá, gỗ.
- Glucozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 2 trang 168 sgk hóa 9 bài 56:
Người ta sắp xếp các chất vào cùng một nhóm vì:
- Chúng đều là nhiên liệu.
- Đều là gluxit.
Kết luận
Hy vọng với phần ôn tập và tổng hợp kiến thức hóa 9 bài 56 vừa rồi, bạn đọc đã nắm được những nội dung cô đọng nhất trong phần hóa học vô cơ và hóa học hữu cơ.
Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo các video hướng dẫn ôn tập của chúng mình qua nền tảng Kiến Guru hoặc tham khảo các tài liệu bổ trợ tại đây nhé.