Hoá 9 bài 26: Clo – Tổng hợp kiến thức và gợi ý lời giải bài tập cụ thể

Clo thường tồn tại ở dạng chất khí có tham gia phản ứng hóa học tương tự như một nguyên tố hóa học thông thường trong nhóm phi kim. Trong hóa 9 bài 26 bạn sẽ được tìm hiểu kỹ về nguyên tố này. Hãy cùng hệ thống lý thuyết về phân tử và nguyên tử clo và giải bài tập tại trang 81 sgk hóa 9.

1. Lý thuyết hoá 9 bài 26

Mỗi hợp chất phần tử hay nguyên tử đều tồn tại những tính chất hóa lý khác nhau. Chúng có đặc điểm riêng biệt để nhận dạng và ứng dụng trong đời sống thường ngày. Hãy cùng tìm hiểu về những lý thuyết cơ bản nhất đặc trưng cho Clo trong hóa 9 bài 26.

1.1. Tính chất vật lý

Clo tồn tại ở thể khí nên chúng ta sẽ gọi là phân tử thay vì nguyên tố như định danh cho kim loại. khi quan sát khi clo bạn sẽ thấy chúng có màu vàng hơi nhạt và mùi hắc khá khó ngửi. Đó là nguyên nhân các loại nước có chứa clo thường rất khó ngửi và khiến mũi cảm giác vô cùng khó chịu.

Về khối lượng ta nhận thấy một phân tử Clo có khối lượng là 70g/ mol. So sánh với 1 mol không khí thấy rằng phân tử này có trọng lượng lớn hơn không khí. Khi tiến hành dẫn khí clo vào nước và tiến hành viết phương trình ta thu được khả năng của khí clo có thể hòa tan khi dẫn vào nước.

Tại điều khi nhiệt độ là 20 độ C, bạn có thể thực hiện và đo sự hòa tan. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng cứ 1 lượng nước sẽ cần 2,5 lượng clo tương ứng theo đơn vị thể tích để phản ứng hòa tan diễn ra hoàn toàn. Tuy nhiên khí clo khá độc nên cần chú ý nếu làm thí nghiệm tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

1.2. Tính chất hóa học

Clo được coi là phi kim do đó khi đánh giá phản ứng hóa học ta sẽ nhận xét về những tích chất của một phi kim. Bạn có thể dựa theo những tính chất hóa học của phi kim và tính chất vật lý của clo để đưa ra tính chất hóa học đặc trưng cho phân tử này.

1.2.a. Phản ứng của clo với kim loại

Khi cho clo tác dụng với kim loại ta cần có thêm điều kiện nhiệt độ. Vì thế nên chọn các thanh kim loại đã được hơ qua lửa để thực hiện sẽ dễ hoàn thành phản ứng hơn. Bạn có thể thử nghiệm phản ứng với kim loại bằng sắt hoặc đồng theo mô hình thí nghiệm :

word image 35697 1

Thí nghiệm clo phản ứng với kim loại trong hóa 9 bài 26

3Cl2 + 2Fe →t0 2 FeCl3

Cl2 + Cu →t0 CuCl2

Phản ứng hóa học sau khi xảy ra đã sinh ra một loại tinh thể rắn. Chúng có thể có màu sắc theo sự kết hợp tinh thể. Tuy nhiên có thể nhận xét rằng khi cho khí clo phản ứng với một kim loại và có điều kiện xúc tác là nhiệt độ ta sẽ thu được muối của clo.

1.2.b. Phản ứng của clo với hidro

Khi cho clo tác dụng với hidro ta cần có thêm điều kiện nhiệt độ. Vì thế nên cần tạo điều kiện để gia tăng nhiệt độ khi thực hiện phản ứng cho khí clo và khí hidro. Bạn có thể thử nghiệm phản ứng với hidro thông qua việc dẫn một khí vào bình kín chứa khí còn lại.

Cl2 + H2 → 2 HCl

Sản phẩm tạo thành có khả năng hòa tan trong nước khá mạnh. Khi kiểm tra dung dịch thành phẩm ta đánh giá rằng đó là một dung dịch axit. Tên hóa học của sản phẩm đó chính là hidro clorua. Tuy khả năng hoạt động của Cl2 mạnh nhưng lại không thể phản ứng với O2.

1.2.c. Phản ứng của clo với nước

Trong tính chất vật lý, khí Cl2 tan trong nước khá tốt chính vì thế để chứng minh tính chất hóa học này bạn có thể xây dựng mô hình thí nghiệm. Sau đó ta sử dụng giấy chỉ thị để kiểm tra. Vì clo là phi kim nên ta sẽ chọn quỳ tím để thực hiện thí nghiệm này.

word image 35697 2

Thí nghiệm hòa tan Cl2 vào nước

Ban đầu clo có màu vàng nhạt nên dung dịch cũng có màu vàng và mùi hương hắc như đặc trưng vật lý đã nhắc đến. Sau một thời gian ta nhận thất giấy quỳ tím dần chuyển sang màu đỏ sau đó thì mất màu. Đây chính là phản ứng đảo chiều của hóa học

Cl2 + H2O ← → HCl + HClO

Dung dịch nước clo là hỗn hợp các hợp chất Cl2, HCl, HClO khi quan sát sẽ có màu vàng lục và khí mùi hắc. Ban đầu chính HCl làm cho quỳ tím chuyển sang đỏ. Sau đó chúng tách ra nên mất màu. Dung dịch HClO có oxi hóa mạnh nên đã khiến phản ứng mất màu xảy ra.

1.2.d. Phản ứng của clo với NaOH

Để thực hiện thí nghiệm cho khí clo với dung dịch NaOH ta sẽ dẫn khí vào dung dịch sau đó dùng giấy quỳ tím để kiểm tra sự thay đổi giống như thực hiện ở thí nghiệm hòa tan khí clo vào trong nước. Dung dịch không có màu tuy nhiên màu của quỳ tím lại mất đi.

Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Dung dịch sau khi phản ứng có chứa 2 muối không có màu. Hai muối này trong thực tế ta thường gọi là nước gia ven. nước gia ven có khả năng tẩy mùi sử dụng trong làm xà phòng bột giặt. Khả năng oxi hóa của nước gia ven khá giống với HClO và NaClO.

1.3. Ứng dụng của Clo

Clo có ứng dụng rộng rãi cả đời sống lẫn hoạt động công nghiệp thường ngày. Tùy theo những tính chất khác nhau chúng sẽ được dùng trong ứng dụng tương tự. Những ứng dụng phổ biến bạn có thể gặp:;

  • Khử khuẩn cho nước sinh hoạt trước khi sử dụng
  • Tẩy trắng quần áo
  • Điều chế nước gia vem
  • Sản xuất nhựa PVC , chất dẻo, cao su …

1.4. Điều chế khí clo

Phương pháp điều chế clo được phân loại thành điều chế trong phòng thí nghiệm và điều chế ở trong công nghiệm. Quy mô mục đích khác nhau nên bạn có thể tham khảo mô hình và phương trình để hiểu rõ sự phản ứng xảy ra như thế nào.

word image 35697 3

Điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm

4 HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2 H2O

word image 35697 4

Điều chế khí Cl2 trong công nghiệp

2 NaCl + 2 H2O → Cl2 + H2 + 2 NaOH

2. Gợi ý lời giải bài tập hoá 9 clo

2.1. Bài 1 trang 81 SGK Hóa 9

Khi cho khí clo vào nước hiện tượng xảy ra là cả tính chất vật lý và tính chất hóa học. Tính chất vật lý cho thấy rằng khí clo có khả năng hòa tan trong nước. Về hóa học, khi phản ứng xảy ra có thể sinh ra HCl và HClO.

Cl2 + H2O ← → HCl + HClO

2.2. Bài 2 trang 81 SGK Hóa 9

  • Phản ứng của clo với kim loại

3Cl2 + 2Fe →t0 2 FeCl3

Cl2 + Cu →t0 CuCl2

Phản ứng hóa học sau khi xảy ra đã sinh ra một loại tinh thể rắn. Chúng có thể có màu sắc theo sự kết hợp tinh thể. Tuy nhiên có thể nhận xét rằng khi cho khí clo phản ứng với một kim loại và có điều kiện xúc tác là nhiệt độ ta sẽ thu được muối của clo.

  • Phản ứng của clo với hidro

Cl2 + H2 → 2 HCl

Sản phẩm tạo thành có khả năng hòa tan trong nước khá mạnh. Khi kiểm tra dung dịch thành phẩm ta đánh giá rằng đó là một dung dịch axit. Tên hóa học của sản phẩm đó chính là hidro clorua. Tuy khả năng hoạt động của Cl2 mạnh nhưng lại không thể phản ứng với O2.

  • Phản ứng của clo với nước

Cl2 + H2O ← → HCl + HClO

Dung dịch nước clo là hỗn hợp các hợp chất Cl2, HCl, HClO khi quan sát sẽ có màu vàng lục và khí mùi hắc. Ban đầu chính HCl làm cho quỳ tím chuyển sang đỏ. Sau đó chúng tách ra nên mất màu. Dung dịch HClO có oxi hóa mạnh nên đã khiến phản ứng mất màu xảy ra.

  • Phản ứng của clo với NaOH

Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Dung dịch sau khi phản ứng có chứa 2 muối không có màu. Hai muối này trong thực tế ta thường gọi là nước gia ven. nước gia ven có khả năng tẩy mùi sử dụng trong làm xà phòng bột giặt. Khả năng oxi hóa của nước gia ven khá giống với HClO và NaClO.

Kết luận

Sau khi học hóa 9 bài 26 bạn có thể giải thêm bài tập nâng cao để hiểu và nhớ nhanh hơn các tính chất đặc trưng. Hãy cùng kienguru.vn học để nâng cao thêm hiểu biết về hóa 9 clo và các tính chất của clo.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp, sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ