Hỗ trợ ôn tập và giải đáp bài 7 trang 15 SGK Vật Lý 10 Dễ hiểu cho học sinh

Bài 7 trang 15 SGK Vật Lý 10 có cách giải như thế nào? Bạn muốn tìm hiểu những thông tin mới nhất hãy đọc ngay bài viết do Kiến Guru chia sẻ. Tin rằng với nội dung hữu ích sẽ giúp các em học tốt và tự tin hoàn thành nhiều bài tập tương tự.

I. Kiến thức trong giải bài 7 trang 15 SGK Vật Lý 10

Bài 7 trang 15 SGK Vật Lý 10 thuộc chương I – Động học chất điểm, bài 2 – Chuyển động thẳng đều. Trước khi đi vào giải chi tiết, chúng ta hãy ôn lại một số kiến thức lý thuyết quan trọng sau đây:

1. Độ dời

Độ dời sẽ không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động. Thay vào đó, chúng phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối. Ví dụ như vectơ AB có gốc tại điểm A hướng về điểm B, ta gọi là vectơ độ dời.

word image 30777 2

Hình vẽ

2. Độ dời và quãng đường đi

Quãng đường chính là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật. Khi chất điểm chuyển động thì quãng đường nó đi được có thể không trùng với độ dời của nó.

3. Vận tốc

Vận tốc được định nghĩa là một đại lượng véc tơ, đặc trưng cho chuyển động nhanh hay chậm của vật. Chúng được chia ra làm những trường hợp như sau:

  • Vận tốc tức thời tại một thời điểm t sẽ đặc trưng cho chiều cũng như độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó. Hay nói cách khác, vận tốc tức thời luôn bằng với tốc độ tức thời.
  • Vận tốc trung bình có phương và chiều trùng với phương, chiều của vectơ độ dời.

4. Chuyển động thẳng đều

Chuyển động thẳng đều được hiểu là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng. Hơn hết, tốc độ sẽ trung bình như nhau trên mọi quãng đường. Quãng đường đi được trong chuyển động thẳng đều sẽ tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

Phương trình của chuyển động thẳng đều là: x = x0 + v(t – t0)

Trong đó:

  • Toạ độ của vật tại thời điểm t được gọi là x.
  • Toạ độ của vật tại thời điểm ban đầu t0 là x0.
  • Vận tốc tức thời của vật gọi là v.
  • Gốc thời gian gọi là t0.

Các dạng đồ thị của chuyển động thẳng đều:

  • Đồ thị toạ độ theo thời gian x – t.
  • Đồ thị vận tốc theo thời gian v – t.

II. Áp dụng giải bài 7 trang 15 SGK Vật Lý 10

Bài 7 trang 15 SGK Vật Lý 10 yêu cầu chỉ ra câu sai, chuyển động thẳng đều có những đặc điểm như:

  1. Quỹ đạo của nó là một đường thẳng.
  2. Vật đi qua quãng đường bằng nhau trong khoảng thời gian bằng nhau bất kì.
  3. Tốc độ trung bình ở mỗi quãng đường sẽ như nhau.
  4. Tốc độ sẽ không đổi từ lúc xuất phát cho đến lúc dừng lại.

Lời giải:

Ta chọn D là đáp án đúng – Vì đây là nhận định sai, lúc xuất phát vận tốc tăng lên, khi dừng lại vận tốc sẽ giảm nên tốc độ phải thay đổi.

III. Gợi ý giải các bài tập trang 15 SGK Vật Lý 10

Như vậy, chúng ta đã giải xong bài 7 trang 15 SGK Vật Lý 10. Các em muốn củng cố thêm kiến thức về chuyển động thẳng đều hãy tiếp tục nghiên cứu nhiều bài tập tiếp theo. Tất cả đã được Kiến Guru tổng hợp và trình bày ngay sau đây.

1. Bài 1 trang 15 sách giáo khoa Vật Lý 10

Hãy cho biết chuyển động thẳng đều là gì?

Lời giải:

Chuyển động thẳng đều được hiểu là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng. Đồng thời, chuyển động thẳng đều có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

2. Bài 2 trang 15 sách giáo khoa Vật Lý 10

Hãy cho biết những đặc điểm của chuyển động thẳng đều?

Lời giải:

Chuyển động thẳng đều có những đặc điểm là:

  • Quỹ đạo chuyển động là một đường thẳng.
  • Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều không đổi trên mọi quãng đường,

3. Bài 3 trang 15 sách giáo khoa Vật Lý 10

Hãy cho biết tốc độ trung bình là gì?

Lời giải:

Tốc độ trung bình được hiểu là đại lượng đo bằng tỉ số giữa quãng đường vật đi được và thời gian chuyển động. Bên cạnh đó, nó cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Ta có công thức V = s/t và tốc độ trung bình luôn dương, không nhận giá trị âm.

4. Bài 4 trang 15 sách giáo khoa Vật Lý 10

Hãy viết công thức tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều?

Lời giải:

  • Công thức tính quãng đường đi được: S = Vtb.t = v.t.
  • Phương trình của chuyển động thẳng đều: x = x0 + s = x0 + vt.

5. Bài 5 trang 15 sách giáo khoa Vật Lý 10

Hãy nêu rõ cách vẽ đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.

Lời giải:

Phương trình chuyển động thẳng đều của một vật có dạng phương trình bậc nhất là y = ax + b. Vì thế, ta có thể vẽ đồ thị giống với hàm số y = ax + b với phần ẩn là t. Các bước được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Ta viết phương trình chuyển động của một vật: x = b + at.
  • Bước 2: Tiến hành lập bảng giá trị của x và t.

word image 30777 3

  • Bước 3: Vẽ đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.

6. Bài 6 trang 15 sách giáo khoa Vật Lý 10

Trong một chuyển động thẳng đều:

  1. Quãng đường khi đi được s sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ v.
  2. Toạ độ x sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ v.
  3. Toạ độ x sẽ tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
  4. Quãng đường đi được s sẽ tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

Lời giải:

Ta chọn D là đáp án đúng – Trong chuyển động thẳng đều quãng đường đi được sẽ tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

7. Bài 8 trang 15 sách giáo khoa Vật Lý 10

Cho đồ thị toạ độ – thời gian trong chuyển động thẳng của chiếc xe có dạng như ở hình 2.5. Hãy cho biết trong khoảng thời gian nào xe sẽ chuyển động thẳng đều?

  1. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.
  2. Trong khoảng thời gian từ điểm t1 đến t2.
  3. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
  4. Không lúc nào xe chuyển động thẳng đều.

word image 30777 4

Hình vẽ

Lời giải:

Ta chọn A là đáp án đúng.

Đồ thị toạ độ và thời gian của chuyển động thẳng đều là một đoạn thẳng. Vì thế, đoạn từ t1 cho đến t2 ta thấy toạ độ x không thay đổi chứng tỏ vật đang đứng lại. Bên cạnh đó, khoảng từ 0 đến t1 ta thấy quãng đường và thời gian tỉ lệ thuận với nhau nên trong thời gian này xe sẽ chuyển động thẳng đều.

8. Bài 9 trang 15 sách giáo khoa Vật Lý 10

Cho biết hai ô tô xuất phát cùng lúc từ điểm A và B cách nhau 10km trên một đường thẳng qua A và B, chuyển động cùng chiều từ A đến B, tốc độ di chuyển của ô tô xuất phát tại A là 60km/h, của ô tô xuất phát tại B là 40km/h.

  1. Ta lấy ở góc toạ độ A, gốc thời gian cũng là lúc xuất phát. Yêu cầu viết công thức để tính quãng đường đi được và phương trình chuyển động của xe.
  2. Hãy vẽ đồ thị toạ độ – thời gian của hai chiếc xe đó trên cùng một hệ trục toạ độ x, t.
  3. Căn cứ vào độ thị toạ độ – thời gian hãy xác định vị trí và thời điểm xe A có thể đuổi kịp xe B.

Lời giải:

word image 30777 5

 

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành tìm hiểu nội dung chi tiết về Chuyển động thẳng đều và hướng dẫn giải chi tiết bài 7 trang 15 SGK Vật Lý 10. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các em học sinh trong quá trình rèn luyện.

Các em còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp hãy kết nối tới Kiến Guru ngay hôm nay. Đội ngũ chuyên gia luôn sẵn sàng lắng nghe và mang đến lời đáp chính xác, dễ hiểu nhất.

Chúc các em luôn học tập thật tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ