Hỗ trợ ôn kiến thức và giải bài tập hóa 9 bài 32: Luyện tập chương 3: Phi kim

Hóa 9 bài 32 chứa đựng nhiều kiến thức quan trọng, nội dung bài tập đa dạng. Các em muốn nắm bắt thông tin chi tiết đừng bỏ qua những tổng hợp chi tiết ngay sau đây. Tin rằng với nội dung do Kiến Guru cung cấp sẽ giúp học sinh tiện tra cứu, tham khảo và học tốt hơn mỗi ngày.

1. Tóm tắt lý thuyết hóa 9 bài 32

Hóa 9 bài 32 thuộc chương III – Phi kim, sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Trước khi đi giải chi tiết bài tập các em nên nắm vững kiến thức lý thuyết sau đây:

1.1. Tính chất hoá học của phi kim

word image 35695 1

1.2. Tính chất hoá học của clo

word image 35695 2

1.3. Tính chất hoá học các hợp chất của cacbon

word image 35695 3

2. Gợi ý giải hóa 9 bài 32 SGK

Bài 32 hóa 9 với phần kiến thức lý thuyết đã được trình bày trên đây. Các em muốn củng cố nội dung quan trọng và vận dụng tốt nhất hãy nghiên cứu các bài tập sau đây:

2.1. Bài 1 sách giáo khoa trang 103 Hoá 9

Hãy viết phương trình hoá học với lưu huỳnh dựa vào sơ đồ sau đây:

word image 35695 4

Lời giải:

(1) S + H2 → H2S

(2) S + Fe → FeS (Điều kiện để phản ứng xảy ra là nhiệt độ)

(3) S + O2 → SO2 (Điều kiện để phản ứng xảy ra là nhiệt độ)

2.2. Bài 2 sách giáo khoa trang 103 Hoá 9

Hãy viết phương trình hoá học theo sơ đồ dưới đây:

word image 35695 5

Lời giải:

(1) H2 + Cl\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  2HCl

(2) 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

(3) Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

(4) Cl2 (k) + H2O (l) → HCl (dd) + HClO (dd)

2.3. Bài 3 sách giáo khoa trang 103 Hoá 9

Yêu cầu viết phương trònh hoá học biểu diễn chính xác tính chất hoá học của cabon và một số hợp chất theo sơ đồ dưới đây. Hãy cho biết vai trò của từng phản ứng đó:

word image 35695 7

Lời giải:

(1) C + O→ CO↑ (Điều kiện để xảy ra phản ứng cần có nhiệt độ). Cacbon trong phản ứng có vai trò là chất khử, chiếm oxi.

(2) C + O→ CO2↑ (Điều kiện để xảy ra phản ứng cần có nhiệt độ). Cacbon trong phản ứng có vai trò là chất khử, chiếm oxi.

(3) 2CO + O→ 2CO2↑ (Điều kiện để xảy ra phản ứng cần có nhiệt độ).

(4) CO2 + C → 2CO2↑ (Điều kiện để xảy ra phản ứng cần có nhiệt độ). Cacbon trong phản ứng có vai trò là chất khử, chiếm oxi.

(5) CO2 + CaO → CaCO3.

(6) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O.

(7) CaCO3 → CaO + CO2↑ (Điều kiện để xảy ra phản ứng cần có nhiệt độ).

(8) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O.

2.4. Bài 4 sách giáo khoa trang 103 Hoá 9

Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm 1 trong bảng tuần hoàn. Yêu cầu:

  • Cho biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A.
  • Tính chất hoá học đăng trưng của nguyên tố A.
  • So sánh tính chất hoá học của nguyên tố A với các nguyên tố lân cận.

Lời giải:

Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11, chu kỳ 3, nhóm 1 trong bảng tuần hoàn. Như vậy, ta có thể nhận định được những điều sau:

  • Natri có vị trí ở ô số 11.
  • Điện tích hạt nhân nguyên tử là 11+ có 11 electron trong nguyên tử natri.
  • Chu kỳ số 3 nhóm 1.

Tính chất hoá học đặc trưng của nguyên tử natri. Đây là nguyên tố natri ở đầu chu kỳ là hai kim loại mạnh. Trong phản ứng hoá học, natri chính là chất khử mạnh.

  • Natri tác dụng với phi kim: 4Na + O2 → 2Na2O hoặc 2Na + Cl2 → 2NaCl.
  • Natri tác dụng với dung dịch axit: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2 ↑.
  • Natri tác dụng với nước ở nhiệt độ thường: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑.
  • Natri tác dụng với dung dịch muối:

2Na + 2H2O → 2NaOH +H2 ↑

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ +Na2SO4

Ta so sánh tính chất hoá học của nguyên tố Natri với các nguyên tố lân cận:

  • Natri có tính chất hoá học mạnh hơn Mg (nguyên số đứng sau natri).
  • Natri có tính chất hoá học mạnh hơn Li (nguyên số đứng trên natri).
  • Natri có tính chất hoá học yếu hơn K (nguyên số đứng dưới natri).

2.5. Bài 5 sách giáo khoa trang 103 Hoá 9

  1. Yêu cầu xác định công thức của một loại oxit sắt. Biết rằng, khi ta cho 32g oxit sắt này tác dụng với khí cacbon oxit sẽ thu được chất rắn có khối lượng là 22,4g và khối lượng mol của oxit sắt là 160gam.
  2. Bên cạnh đó, chất khí khi sinh ra được hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch nước vôi trong dư. Hãy tính khối lượng kết tủa có thể thu được.

Lời giải:

  1. Ta gọi công thức hoá học của oxit sắt chính là: FexOy. Từ đó ta có phương trình hoá học cụ thể như sau: FexOy + yCO → xFe + yCO2

Ta có số mol của sắt là: nFe = 22,4/56 = 0,4mol.

Theo phương trình hoá học ta có:

Số mol FexOy chính là 0,4/x

Từ đó suy ra được: (56x + 16y).(0,4/x) = 32

=> x : y = 2 : 3

Căn cứ vào khối lượng mol của oxit sắt là 160g nên ta suy ra công thức phân tử của oxit sắt là Fe2O3.

  1. Ta có phương trình hoá học như sau:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O.

Số mol CO2 = (0,4 x 3)/2 = 0,6mol.

Từ đó ta suy ra được số mol CaCO3 là: 0,6mol.

Như vậy, khối lượng của CaCO3 là: mCaCO3 = 0,6 x 100 = 60gam.

2.6. Bài 6 sách giáo khoa trang 103 Hoá 9

Cho 69,6g Mangan đioxit tác dụng với dung dịch axit clohidric đặc dư thu được một khí gọi là X. Ta dẫn khí X đó vào 500ml dung dịch Natri hidroxit 4M thu được dung dịch gọi là A. Yêu cầu tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Biết rằng, thể tích dung dịch sau phản ứng sẽ thay đổi không đáng kể

Lời giải:

word image 35695 8

3. Câu hỏi trắc nghiệm

Những bài tập hoá 9 bài 32 trong sách giáo khoa đã được trình bày chi tiết. Các em muốn tìm hiểu thêm câu hỏi trắc nghiệm cùng đáp án đúng đừng bỏ qua phần tiếp theo của bài viết:

3.1. Câu 1

Hãy cho biết, muốn chuyển 11g Fe thành FeCl3 thì thể tích khí Clo ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng là bao nhiêu?

  1. 6, 72 lít.
  2. 3,36 lít.
  3. 4,48 lít.
  4. 2,24 lít.

Lời giải:

Ta chọn A là đáp án đúng.

3.2. Câu 2

Cho 10,8g kim loại có tên là M với hoá trị III tác dụng cùng với khí clo dư. Theo đó, ta thu được 53,4 game muối. Yêu cầu xác định kim loại M là gì?

  1. Fe.
  2. Cr.
  3. Al.
  4. Mg.

Lời giải:

Ta chọn C là đáp án đúng.

3.3. Câu 3

Biết rằng X là một nguyên tố phi kim có hoá trị là III trong hợp chất với hidro. Đồng thời,t hành phần phần trăm của hidro trong hợp chất là 17,65%, Vậy, X là nguyên tố nào sau đây?

  1. C.
  2. N.
  3. S.
  4. P.

Lời giải:

Ta chọn B là đáp án đúng.

3.4. Câu 4

Cho một hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Tiến hành hoà tan hết m gam X vào dung dịch HCl ta thu được 11,20 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Mặt khác, để tác dụng vừa hết m gam hỗn hợp X ta cần 12,23 lít khí clo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy cho biết khối lượng của Fe trong hỗn hợp đó là:

  1. 2,8 gam.
  2. 5,6 gam.
  3. 8,4 gam.
  4. 11.2 gam.

Lời giải:

Ta chọn B là đáp án đúng.

3.5. Câu 5

Ta dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp các chất Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn ta có thể thu được chất rắn là:

A. Al2O3, MgO, Cu, Fe.

B. Al, Fe, Cu, Mg.

C. Al2O3, Cu, Mg, Fe.

D. Al2O3, Cu, Fe2O3, MgO.

Lời giải:

Ta chọn A là đáp án đúng.

Kết Luận

Như vậy, các em đã đi tìm hiểu chi tiết về kiến thức lý thuyết và bài tập của hoá 9 bài 32. Tin rằng, với thông tin hữu ích sẽ giúp mỗi cá nhân học tốt hơn mỗi ngày.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp, sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ