Máy phát điện xoay chiều là một trong những kiến thức quan trọng trong chương trình vật lý cuối cấp. Lý thuyết và bài tập ứng dụng liên quan cũng đã được đề cập đầy đủ tại vật lý 9 bài 34.
Các em hãy cùng các chuyên gia ôn tập lại về máy phát điện xoay chiều chính xác, chi tiết nhất trong bài viết ngay sau đây.
1. Tổng hợp lý thuyết bài 34 lý 9
Vật lý 9 bài 34 sẽ giúp các em học sinh củng cố lại lý thuyết, bài tập về máy phát điện xoay chiều. Không chỉ vậy, các em sẽ hiểu được làm sao để ứng dụng của thiết bị trong đời sống an toàn, hiệu quả. Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều nhé.
1.1. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều
Máy phát điện xoay chiều thường được cấu tạo từ hai bộ phận chính đó là cuộn dây dẫn cùng với nam châm. Bộ phận đứng yên được gọi là Stato, còn bộ phận hoạt động có tên là Roto.
Hiện nay trên thị trường, máy phát điện xoay chiều sẽ được chia thành hai loại:
a. Máy phát điện xoay chiều loại 1
Cấu tạo của khung dây quay (hay còn được gọi là Roto) sẽ có thêm bộ góp. Bộ phận này được cấu tạo bởi hai vành khuyên nối trực tiếp với hai đầu dây, tì lên hai thanh quét. Khi máy hoạt động, khung dây cùng với vành khuyên sẽ quay, còn đối với thanh quét sẽ đứng yên.
Điểm khác biệt giữa máy phát điện loại 1 và động cơ điện chính là thiết bị được cấu tạo thêm bộ góp, còn động cơ điện chỉ gồm hai bán khuyên cùng hai thanh quét.
Lý thuyết quan trọng được đề cập trong bài vật lý 9 bài 34
b. Máy phát điện xoay chiều loại 2
Nam châm được tích hợp trong máy phát điện xoay chiều loại 2 chính là nam châm điện (hay còn được gọi là Roto). Khi hoạt động, nam châm điện quay được số lượng một vòng thì máy phát điện xoay chiều sẽ phát ra dòng điện đổi chiều hai lần. Trong quá trình đổi chiều quay, dòng điện sẽ không bị thay đổi.
Bên cạnh đó, tốc độ quay của máy phát điện xoay chiều càng nhanh, HĐT tại 2 đầu của cuộn dây sẽ càng lớn. Tại nước ta, tần số quay của thiết bị được quy định là 50 Hz.
1.2. Máy phát điện xoay chiều ứng dụng trong kỹ thuật
Trong công nghiệp, dòng điện được tạo ra từ máy phát điện được quy định có cường độ là 10kA, hiệu điện thế xoay chiều ở mức 10,5 kV. Tại Việt Nam, tần số của các máy cung cấp điện là 50Hz áp dụng cho điện lưới quốc gia.
Về cấu tạo của máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật, bộ phận cuộn dây được gọi là Stato. Còn nam châm điện mạnh sẽ được gọi với cái tên Roto. Đặc điểm cấu tạo này giúp chúng ta dễ dàng phân biệt giữa hai loại máy phát điện xoay chiều hiện nay.
1.3. Phương pháp làm quay máy phát điện
Vật lý 9 bài 34 đã nêu những cách làm quay máy phát điện đầy đủ tới các em học sinh. Chúng ta có thể kể đến như dùng động cơ làm nổ, hay dùng tuabin nước, dùng cánh quạt gió… Trong thực tiễn, con người đã áp dụng những cách làm trên để tạo sức quay cho máy phát điện xoay chiều.
2. Hướng dẫn giải môn vật lý 9 bài 34 sgk
Như vậy, các chuyên gia đã tóm tắt lại những kiến thức vật lý 9 bài 34 về máy phát điện xoay chiều cho các em học sinh. Bên cạnh những lý thuyết vật lý quan trọng, chúng ta hãy điểm qua những bài tập cùng các câu hỏi ứng dụng có trong bài 34 vật lý 9 nhé.
2.1. Bài C1 trang 93 vật lý 9 bài 34
Đề bài
Hãy nêu tên các bộ phận chính của mỗi loại máy phát điện được minh họa bởi hình 34.1, 34.2 và chỉ ra những chỗ giống nhau, khác nhau của từng loại.
Hướng dẫn giải
Điểm giống nhau của máy phát điện hình 34.1 và 34.2:
- Trong cấu tạo của cả hai loại máy phát điện đều có bộ phận cuộn dây và bộ phận nam châm.
- Bộ phận quay đều được gọi là Roto, bộ phận đứng được gọi là Stato.
Điểm khác nhau máy phát điện hình 34.1 và 34.2:
- Hình minh họa 34.1 vật lý 9 bài 34: Roto chính là cuộn dây còn Stato là nam châm. Bên cạnh đó, máy phát điện xoay chiều còn được cấu tạo bởi vành khuyên và thanh quét. Chức năng của chúng là lấy điện ra ngoài.
- Hình minh họa 34.2 vật lý 9 bài 34: Roto chính là nam châm còn Stato lại là cuộn dây. Đối với loại máy phát điện này sẽ không có bộ phận thanh quét và vành khuyên.
2.2. Bài C2 trang 93 vật lý 9 bài 34
Đề bài
Hãy giải thích hiện tượng khi cho nam châm hay cuộn dây quay chúng ta sẽ thu được dòng điện xoay chiều xuất hiện trong các máy trong trường hợp nối hai cực của máy với những thiết bị tiêu thụ điện năng.
Lời giải chi tiết
Bởi vì điều kiện cần có để xuất hiện trường hợp dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đó xảy ra biến thiên. Tức là số đường sức từ có đặc điểm xuyên qua tiết diện S của cuộn dây sẽ luân phiên tăng hoặc giảm khi cuộn dây hoặc nam châm quay.
2.3. Bài C3 trang 93 vật lý 9 bài 34
Đề bài
Hãy nêu những điểm giống và khác nhau về cấu tạo và hoạt động của Dinamô có trong xe đạp và máy phát điện xoay chiều được sử dụng trong công nghiệp.
Lời giải chi tiết
Điểm giống nhau giữa Dinamô có trong xe đạp và máy phát điện xoay chiều được sử dụng trong công nghiệp:
- Cấu tạo: Các thiết bị đều được cấu tạo từ cuộn dây dẫn và nam châm. Phần đứng yên (hay Stato) chính là cuộn dây, có chức năng tạo ra dòng điện. Phần quay ( hay Rôto) là nam châm, có chức năng tạo ra từ trường.
- Hoạt động: Các thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Điểm khác nhau giữa Dinamô có trong xe đạp và máy phát điện xoay chiều được sử dụng trong công nghiệp:
- Cấu tạo của Dinamo xe đạp: Cấu tạo bởi nam châm vĩnh cửu, có chức năng tạo ra dòng điện với công suất nhỏ. Cuộn dây là phần ứng duy nhất của thiết bị với số lượng là một cuộn.
- Cấu tạo của máy phát điện công nghiệp: Cấu tạo bởi nam châm, có chức năng tạo dòng điện có công suất lớn. Phần ứng gồm nhiều cuộn dây hợp thành. Bên cạnh đó, một số máy phát điện còn được tích hợp bộ góp điện với chức năng lấy điện ra ngoài.
3. Cụ thể lời giải môn vật lý 9 bài 34 sbt
Bên cạnh đó, sách bài tập vật lý 9 bài 34 cũng có rất nhiều câu hỏi ứng dụng hay dành cho các em học sinh về máy phát điện xoay chiều. Hãy cùng chuyên gia khám phá ngay nhé.
3.1. Bài 34.1 trang 75 vật lý 9 sbt
Đề bài
Lời giải
3.2. Bài 34.2 trang 75 vật lý 9 sbt
Lời giải
3.3. Bài 34.3 trang 75 vật lý 9 sbt
Đề bài
Lời giải
3.4. Bài 34.4 trang 75 vật lý 9 sbt
Đề bài
Lời giải
3.5. Bài 34.5 trang 75 vật lý 9 sbt
Đề bài
Lời giải
3.6. Bài 34.6 trang 75 vật lý 9 sbt
Đề bài
Lời giải
3.7. Bài 34.7 trang 75 vật lý 9 sbt
Đề bài
Lời giải
3.8. Bài 34.8 trang 75 vật lý 9 sbt
Đề bài
Lời giải
Kết luận
Các chuyên gia đã cùng đồng hành với các em học sinh trong quá trình ôn tập và củng cố lại những kiến thức quan trọng về môn vật lý 9 bài 34. Hy vọng rằng các em đã nắm được lý thuyết quan trọng, và bài tập vận dụng về máy phát điện xoay chiều.
Đừng quên ghé thăm trang web mỗi ngày để nắm vững những kiến thức liên quan cũng như học hỏi thêm những bài toán hay khác để luôn vui học toán mỗi ngày nhé!
Chúc các em học tốt môn vật lý chương trình cuối cấp.