Trong bài viết hôm nay, giáo viên Kiến Guru sẽ tổng hợp kiến thức về Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu và giúp các em giải bài 8 trang 12 SGK toán 7 tập 2. Các em nhớ lưu ý theo dõi vì Kiến Guru còn hướng dẫn giải các bài khác để củng cố kiến thức toán lớp 7. Qua đây, hy vọng rằng các em sẽ học và làm bài tốt để đạt điểm số cao hơn.
I. Tổng hợp kiến thức giải bài 8 trang 12 sgk toán 7 tập 2
Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu là kiến thức khá là phức tạp. Các em học sinh phải chú ý nghe giảng và ghi nhớ lý thuyết thì mới có thể xác định đúng. Trong phần này, Kiến Guru sẽ tổng hợp kiến thức và giải bài 8 trang 12 SGK toán 7 tập 2 giúp các em học tốt hơn.
1. Kiến thức về bảng tần số các dấu hiệu
Bảng tần số có công dụng gì?
Bảng tần số sẽ giúp các nhà điều tra dễ đưa ra các nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu. Từ đó, họ dễ dàng tính toán hoặc xác định xu hướng của sự vật, sự việc.
Lý thuyết bảng tần số các giá trị của dấu hiệu
2. Cách lập bảng tần số các dấu hiệu
Bước 1: Thu thập số liệu ban đầu
Bước 2: Lập bảng tần số (bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu). Bảng “tần số” được lập như sau:
- Vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng hoặc hai cột.
- Một dòng hoặc cột ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần.
- Dòng hoặc cột còn lại ghi các tần số tương ứng của mỗi giá trị đó.
3. Mẫu bảng tần số các dấu hiệu
Chúng ta có hai cách lập bảng, đó là dọc hoặc ngang. Cụ thể như sau:
Giá trị x | x1 | … | xn | |
---|---|---|---|---|
Tần số n | n1 | …. | nn | N = |
Giá trị (x) | Tần số (n) |
---|---|
x1 | n1 |
x2 | n2 |
…. | … |
xn | nn |
N = |
II. Áp dụng giải bài 8 trang 12 SGK toán 7 tập 2
Giáo viên Kiến Guru sẽ hướng dẫn các em giải bài 8 trang 12 SGK toán 7 tập 2. Trong đó, chúng tôi sẽ nên rõ kiến thức áp dụng để các em dễ hiểu bài hơn.
Đề bài
Một xạ thủ thi bắn súng. Số điểm đạt được trong mỗi lần bắn được ghi lại tại bảng 13
a) Ở đây dấu hiệu là gì? Xạ thủ đã thực hiện bao nhiêu phát bắn?
b) Lập bảng “tần số” và đưa ra một vài nhận xét
Lời giải
a) Dấu hiệu ở đây là số điểm đạt được của xạ thủ trong mỗi lần bắn. Xạ thủ đã thực hiện tổng cộng 30 phát.
b) Bảng “tần số”:
Nhận xét:
- Xạ thủ thực hiện tổng cộng 30 phát bắn ra
- Mỗi lần bắn có điểm số từ 7 đến 10 điểm.
- Số lần bắn từ 8 đến 10 điểm là nhiều hơn cả.
- Xạ thủ có 10 lần bắn được 9 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất 30%
- Xạ thủ bắn 8 lần được 10 điểm chiếm tỷ lệ là 26,7%.
III. Gợi ý giải các bài tập khác trang 12 sgk toán 7 tập 2
Giáo viên Kiến Guru vừa hướng dẫn các em giải xong bài 8 trang 12 SGK toán 7 tập 2. Giờ đây, chúng ta cùng bắt tay vào làm tiếp các bài tập còn lại của phần này nhé.
Bài 5 trang 11 SGK Toán 7 tập 2
Em hãy thống kê ngày, tháng, năm, sinh của các bạn trong lớp. Sau đó, em hãy xếp những bạn có cùng tháng sinh vào một nhóm. Điền kết quả thu được theo mẫu ở bảng 10:
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tần số (n) | N = |
Lời giải
Giả sử các em thống kê ngày, tháng, năm sinh của các bạn trong lớp như sau:
STT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | STT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh |
---|---|---|---|---|---|
1 | Trần Anh | 15 – 01 – 2010 | 16 | Trần Quân | 11 – 02 – 2010 |
2 | Nguyễn Bình | 02 – 11 – 2010 | 17 | Bùi Quý | 13 – 03 – 2010 |
3 | Phạm Cường | 05 – 02 – 2010 | 18 | Phạm Thành | 02 – 09 – 2010 |
4 | Trần Đức | 25 – 01 – 2010 | 19 | Lê Tùng | 19 – 05 – 2010 |
5 | Nguyễn Đạt | 27 – 11 – 2010 | 20 | Bùi Trâm | 10 – 03 – 2010 |
6 | Lê Đình | 14 – 03 – 2010 | 21 | Tô Trang | 11 – 04 – 2010 |
7 | Hà Hương | 06 – 10 – 2010 | 22 | Hoàng Trang | 16 – 10 – 2010 |
8 | Phạm Linh | 08 – 12 – 2010 | 23 | Bùi Trang | 26 – 10 – 2010 |
9 | Trần Mai | 11 – 03 – 2010 | 24 | Hà Thảo | 28 – 04 – 2010 |
10 | Vũ Ngọc | 16 – 11 – 2010 | 25 | Vũ Thảo | 05 – 09 – 2010 |
11 | Phạm Như | 30 – 04 – 2010 | 26 | Mai Yến | 01 – 08 – 2010 |
12 | Trần Phương | 01 – 06 – 2010 | 27 | Phạm Xoan | 02 – 07 – 2010 |
13 | Nguyễn Phượng | 27 – 07 – 2010 | 28 | Nguyễn Xinh | 15 – 06 – 2010 |
14 | Vũ Quỳnh | 30 – 08 – 2010 | 29 | Trần Vũ | 18 – 10 – 2010 |
15 | Lê Quang | 15 – 12 – 2010 | 30 | Tô Vân | 22 – 05 – 2010 |
Nếu xếp các bạn có cùng tháng sinh vào một nhóm, chúng ta có được bảng sau:
Tháng | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tần số (n) | 2 | 2 | 4 | 3 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 4 | 3 | 2 | N=30 |
Bài 6 trang 12 SGK Toán 7 tập 2
Sau đây là kết quả điều tra số con của 30 hộ gia đình trong một thôn được cho trong bảng 11:
a) Ở đây, dấu hiệu tìm thấy là gì? Từ đó lập bảng “tần số”.
b) Nêu lên một số nhận xét từ bảng trên về số con của 30 gia đình trong thôn (số con của các gia đình trong thôn chủ yếu rơi vào khoảng nào? Số gia đình đông con, tức có 3 con trở lên chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?).
Lời giải:
a) Dấu hiệu trong bài này là số con của mỗi gia đình trong 30 gia đình thuộc một thôn. Bảng “tần số” về số con:
b) Nhận xét:
Số con của mỗi gia đình đa phần rơi vào khoảng từ 0 đến 4 người con.
Số gia đình đông con (từ 3 con trở lên) là 7 chiếm tỉ lệ: 7/30 = 23,3%.
Bài 7 trang 12 SGK Toán 7 tập 2
Tuổi nghề (tính theo năm) của một vài công nhân trong một công xưởng được ghi lại ở bảng 12:
a) Ở đây dấu hiệu là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?
b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét (số các giá trị của dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất, các giá trị thuộc vào khoảng nào chủ yếu).
Lời giải:
a) Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân trong một phân xưởng.
Số các giá trị: 25.
b) Bảng “tần số” về tuổi nghề:
Nhận xét:
- Tổng số các giá trị của dấu hiệu là 25.
- Số các giá trị khác nhau: 10, trong đó lớn nhất là 10 và giá trị nhỏ nhất là 1.
- Tuổi nghề 4 năm có giá trị lớn nhất chiếm đến 6 lần.
- Tuổi nghề của công nhân tập trung chủ yếu là 4 hoặc 7 năm.
- Giá trị có tần số lớn nhất là 4 (tần số của giá trị 4 là 6).
Bài 9 trang 12 SGK Toán 7 tập 2
Thống kê thời gian là một bài toán (tính theo phút) của 35 học sinh được ghi trong bảng 14:
a) Ở đây dấu hiệu là gì? Số các giá trị là bao nhiêu?
b) Lập bảng “tần số” và rút ra một số nhận xét.
Lời giải:
a) Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán của mỗi học sinh.
Số các giá trị của dấu hiệu: 35.
b) Bảng “tần số”:
Nhận xét:
- Thời gian giải một bài toán của mỗi học sinh trong 35 học sinh có đến 8 giá trị khác nhau.
- Chỉ có 1 học sinh giải bài nhanh nhất hết 3 phút.
- Có đến 5 học sinh giải bài chậm nhất mất 10 phút.
- Có 11 học sinh giải một bài toán mất hết 8 phút
- Số bạn học sinh giải toán trong trong vòng 4 phút, 5 phút, 9 phút là bằng nhau: 3 học sinh.
- Thời gian giải một bài toán của học sinh từ 3 đến 10 phút, thời gian giải xong chủ yếu từ 6 đến 8 phút.
IV. Kết luận
Trên đây là tổng hợp lý thuyết và cách làm bài 8 trang 12 SGK toán 7 tập 2 cùng một số bài khác. Các em nên tập làm nhiều lần mà không nhìn đáp án để thuộc lòng kiến thức và nắm vững cách giải. Quý phụ huynh đừng quên đăng ký nhận tài liệu và học thử miễn phí tại Kiến Guru.
Bên cạnh đó, các em hãy theo dõi những bài viết khác của Kiến Guru để bổ sung thêm nhiều kiến thức lý thú từ những môn học khác nhé!
Chúc các em học tập tốt!