Hỗ trợ giải bài tập vật lí 9 bài 31 – Hiện tượng cảm ứng điện từ

Điện từ trường là một dòng điện có tính cảm ứng thay vì cần chạy tua bin như dòng điện bạn đang sử dụng. Nội dung bài học vật lý 9 bài 31 sẽ tổng hợp lý thuyết cũng như hướng dẫn giải bài tập nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về định luật cùng cơ chế hoạt động của điện từ trường. Hãy cùng nhắc đến phần lý thuyết sau đó áp dụng giải bài 31 lý 9.

Hệ thống kiến thức môn vật lý 9 bài 31

Kiến thức của điện từ trường khá là phức tạp. Trong đó, chúng ta cần xây dựng được dòng điện mang tính cảm ứng. Bạn có thể thử với một chiếc nam châm để làm thí nghiệm này khi tìm hiểu. Sau đây là những kiến thức cần nắm để có thể làm bài tập vật lý 9 bài 31 đồng thời hỗ trợ bạn học tốt môn vật lý về sau.

Sự xuất hiện của điện từ trường khi làm đi-na-mô xe đạp

Các bạn hãy quan sát một chiếc xe đạp và đi-na-mô xe đạp chính là bộ phận được gắn trên vành xe. Đi-na-mô sẽ nối với bóng đèn nhỏ để chiếu sáng khi đi trời tối. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh thời điểm muốn chiếu sáng hoặc ngắt không cho đèn phát sáng nếu không cần hỗ trợ.

word image 29113 2

Cấu tạo đi na mô trên vành bánh xe trước của xe đạp

Phía trong đi na mô, ta thấy có một trục quay nối với núm xoay ở bên ngoài. Cuối trục quay là một chiếc nam châm. Một cuộn dây quấn quanh lõi sắt nối đến bóng đèn. Khi xe đạp di chuyển, núm sẽ quay liên tục khiến cho bóng đèn phát sáng. Vì thế, nam châm được cho rằng đã sinh ra dòng điện cảm ứng.

Cách sinh ra dòng điện khi chỉ có nam châm

Để tìm ra nguyên lý và dòng điện cảm ứng, ta cần áp dụng trên nam châm. Ta có thể sử dụng cả nam châm điện lẫn nam châm vĩnh cửu thực hiện thí nghiệm này.

2.1. Nam châm vĩnh cửu

Nam châm vĩnh cửu là dạng nam châm có 2 đầu được ký hiệu N và S trong đó S là viết tắt cho hướng nam còn N là hướng bắc. Sau đó, ta thí nghiệm với một lõi sắt, cuộn dây và bóng đèn led. Hãy cuốn cuộn dây quanh lõi sắt, tiếp theo, nối bóng đèn vào 2 đầu dây. Sau đó, tiến hành di chuyển nam châm ra xa lại gần cuộn dây.

word image 29113 3

Mô phỏng thí nghiệm dùng nam châm vĩnh cửu

2.2. Nam châm điện

Nam châm điện sẽ không còn là một cục nam châm nguyên khối như nam châm vĩnh cửu. Lúc này, ta sẽ vẫn dùng lõi sắt đã cuốn dây để làm thí nghiệm. Còn nam châm điện sẽ được làm từ cuộn dây quấn quanh trụ sắt và có cấp dòng điện đi qua. Sau đó, hãy tiến hành kiểm tra dòng điện như nam châm vĩnh cửu.

word image 29113 4

Mô phỏng thí nghiệm dùng nam châm điện

Cảm ứng từ xuất hiện có những đặc điểm ra sao

Dòng điện được sinh ra không có va chạm tiếp xúc hoàn toàn có thể gọi là dòng điện cảm ứng. Khi nam châm và sợi dây trong lõi sắt lại gần nhau sẽ sinh ra các đường sức từ. Chính nhờ đó, dòng điện xuất hiện và được đặt tên là hiện tượng cảm ứng điện từ.

word image 29113 5

Tóm tắt nội dung bài học

II. Gợi ý giải sgk bài 31 vật lý 9

Để hiểu hơn về dòng điện cảm ứng cũng như vật lý 9 bài 31, các bạn hãy thử giải một số câu hỏi trong sách giáo khoa.

1. Bài C1

Để bài cho ta 2 bóng đèn led được mắc song song nhưng lại ngược chiều. Sau đó, sử dụng thêm một cuộn dây dẫn và chiếc nam châm vĩnh cửu. Cuộn dây dẫn đảm bảo là kín và thực hiện từng thí nghiệm theo yêu cầu. Trước tiên, bạn cần mắc theo đúng sơ đồ.

word image 29113 6

Nếu ta đặt nam châm ở quá xa, cuộn dây sẽ không thể sinh ra dòng điện cảm ứng. Khi nam châm đặt nằm yên ở trước cuộn dây cũng không có hiện tượng gì. Tuy nhiên, nếu di chuyển lại gần hay ra xa cuộn dây, ta sẽ thấy bóng đèn phát sáng và ta có thể xác định đó là dòng điện cảm ứng.

2. Bài C2

Thay vì di chuyển nam châm, ta sẽ thử để nam châm nằm yên và di chuyển cuộn dây. Hãy sử dụng luôn những dụng cụ đã có ở bài C1. Sau đó, áp dụng thực hành để nhận xét những hiện tượng xảy ra.

Về mặt bản chất, ta thấy nếu nam châm đứng yên hay cuộn dây đứng yên mà vật còn lại di chuyển ra xa lại gần thì vẫn sinh ra dòng điện cảm ứng. Như vậy, bóng đèn khi thí nghiệm sáng tức là nhận xét này hợp lý. Bạn có thể thực hiện cùng giáo viên để được kiểm chứng điều này.

III. Lời giải chi tiết sbt vật lí 9 bài 31

Bên cạnh câu hỏi sách giáo khoa bạn có thể ôn luyện thêm khi làm bài tập trong sách bài tập. Hãy cùng thử một số bài trong sbt vật lý 9 bài 31.

Bài 31.1

Bạn cần xác định các nguyên nhân gây ra dòng điện theo phần lý thuyết đã được học. Sau đó, đánh giá phân tích các thông tin đề bài cung cấp. Hãy phân tích kỹ độ chính xác của từng mệnh đề được đưa ra rồi mới kết luận đâu là đáp án đúng nhất.

word image 29113 7

Các đáp án để chọn lựa trong sbt vật lý 9 bài 31

Đáp án A

Dòng điện sinh ra trong trường hợp này được đến từ cục pin. Các nguyên nhân sinh điện đến từ electron di chuyển bên trong. Nguồn năng lượng này được gọi là dòng điện chứ không phải dòng điện cảm ứng

Đáp án B

Về bản chất. nam châm không thể sinh ra dòng điện. Nếu nối dòng điện vào hai đầu nam châm sẽ không xuất hiện gì. Khi đó, bạn sẽ không phát hiện bất kì dòng điện nào được sinh ra ở trường hợp này.

Đáp án C

Ắc quy không phải là cục nam châm nên bạn không thể lẫn lộn. Cơ chế hoạt động của ắc quy khá giống với cục pin tiểu ta hay dùng cho đồ chơi. Dòng điện này do thủy phân ion hình thành không được coi là dòng điện cảm ứng.

Với 3 đáp án liên tiếp được bác bỏ bạn có thể loại trừ chọn ra phương án D. Thêm vào đó phương án D chính là kết luận ở phần nam châm khi làm thí nghiệm nên đây đúng là đáp án bạn cần phải tìm.

Ngoài ra, các bài tập khác còn lại cũng sẽ tương tự hỏi lại lý thuyết phần vật lý 9 bài 31 bạn đã học. Nên nhớ, những bài này sẽ cần bạn thành thạo lý thuyết. Bạn không thể bỏ qua việc học lý thuyết nếu muốn nắm vững kiến thức dòng điện cảm ứng. Hãy tham khảo cách học tại kienguru.vn để được hướng dẫn.

IV. Các nội dung lý thuyết liên quan khác (nếu có)

Khi một nhà khoa học phát hiện ra sự tồn tại của cảm ứng từ, chúng ta coi đó là một phát minh vĩ đại. Ở thế kỉ 19, những sự phát triển này khá bùng nổ và đó cũng là nên tảng lý giải vì sao sự phát triển của con người đi lên tầm cao mới. Nhờ phát minh này, nguồn điện đã đến gần hơn với đời sống sinh hoạt.

Trước kia, khi chiếc máy dệt bằng hơi nước đầu tiên phát minh. Con người đã thay thế được sức lao động thủ công. Năng suất lao động tăng dẫn đến sản phẩm dư thừa và phát triển. Đến khi dòng điện xuất hiện nhiều máy móc công nghệ từ đó ra đời giúp hoạt động sản xuất ngày càng phát triển mạnh hơn.

Kết luận

Vậy là bài viết đã hệ thống lý thuyết và gợi ý giải đáp các bài tập về chủ đề Hiện tượng cảm ứng điện từ. Vật lý 9 bài 31 là phần mở đầu cho dòng điện cảm ứng. Sau này, các bạn học sinh sẽ được học thêm nhiều kiến thức liên quan. Đồng thời hãy nhớ rằng kienguru.vn luôn đồng hành để hỗ trợ bạn vượt qua mọi khó khăn khi giải bài tập.

Chúc các bạn luôn học tập thật tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ