Hỗ trợ đọc hiểu và soạn lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga Dễ hiểu cho học sinh

Truyện Lục Vân Tiên là một trong những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Đình Chiểu – hồn thơ truyền bá những tư tưởng đạo đức tốt đẹp trong cuộc sống. Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đầy đủ, chi tiết nhất sẽ giúp các bạn khám phá được những thông điệp ý nghĩa đằng sau hành động anh hùng cứu mỹ nhân của Lục Vân Tiên nhé!

Tổng hợp kiến thức chung Ngữ văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Đoạn trích trong tác phẩm Văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga thể hiện mong muốn được hành đạo cứu người và tôn vinh những phẩm chất đạo đức cao quý, tốt đẹp. Và trước khi đi vào phân tích sâu hơn về tác phẩm, mời bạn đọc cùng chúng mình tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm này nhé!

Tác giả:

word image 34751 2

Caption: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – Soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

  1. Cuộc đời:
  • Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), tên gọi khác: Đồ Chiểu; tự là Mạch Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai.
  • Xuất thân trong gia đình nhà Nho. Sinh thành ở quê mẹ: Gia Định (TP. Hồ Chí Minh bây giờ).
  • Thi đỗ tú tài vào năm 21 tuổi. Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp tại quê cha, trên đường về quê chịu tang mẹ thì không may bị mù (1849). Sau đó, Nguyễn Đình Chiểu lui về ở ẩn và vừa dạy học, vừa bốc thuốc chữa bệnh cho người dân.
  • Khi thực dân Pháp xâm lấn Nam Kỳ, ông là một trong những người tích cực tham gia, sát cánh với kháng chiến và nhân dân.
  1. Sự nghiệp sáng tác văn chương:
  • Vị trí: Là một nhà thơ lớn của dân tộc
  • Phong cách: Đậm sắc thái Nam Bộ với lối ngôn ngữ mộc mạc, bình dị như lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ hằng ngày. Các tác phẩm của ông thấm nhuần tư tưởng đạo đức, nhân nghĩa dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng những thế lực bạo tàn, cứu nhân độ thế.
  • Các giai đoạn sáng tác: Bao gồm 2 giai đoạn chính tương ứng với 2 thời kỳ trong chiều dài lịch sử, trước và sau khi bị thực dân Pháp xâm lược. Trong đó:
  • Trước khi bị Pháp xâm lược: Truyền tải những tư tưởng, đạo lý sống tốt đẹp của con người: tiêu biểu là “ Truyện Lục Vân Tiên” và “ Dương Từ – Hà Mậu”.
  • Sau khi bị Pháp xâm lược: Thơ ca phục vụ kháng chiến chống Pháp (“ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “ Văn tế Trương Định”,…) với quan điểm sáng tác là “ Dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu”.

2. Tác phẩm

word image 34751 3

Caption: Đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”

2.1 Hoàn cảnh sáng tác

Truyện Lục Vân Tiên là một truyện thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu, được sáng tác khoảng đầu những năm 50 của thế kỷ 19 (Giai đoạn đầu trong sự nghiệp sáng tác của ông) với 2082 câu thơ lục bát.

2.2 Bố cục:

Để thuận lợi trong quá trình phân tích, ta có thể chia thành 2 phần như sau:

  • Phần 1 (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.
  • Phần 2 (Phần còn lại): Cuộc đối thoại, trò chuyện giữa 2 người.

2.3 Khái quát giá trị nội dung, chủ đề của đoạn trích

Đoạn trích “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của truyện, khắc họa thành công những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật trung tâm: Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa và Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình.

2.4 Nhận xét về giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ lục bát đậm đà màu sắc dân tộc.
  • Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị mang đậm màu sắc của lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ.
  • Nghệ thuật kể chuyện gần gũi, mộc mạc.

II. Hướng dẫn soạn văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Sau khi đã có những tiếp cận đầu tiên về tác giả, tác phẩm cũng như hiểu được về hoàn cảnh ra đời. Sau đây, Kiến Guru sẽ cùng bạn đọc hướng dẫn soạn đầy đủ, chi tiết nhất Ngữ văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. Mời các bạn cùng theo dõi và nắm được cốt truyện!

Câu 1 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong “ Truyện Lục Vân Tiên”? Đối với loại văn chương tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?

III. Gợi ý trả lời câu 1 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1:

  • “ Truyện Lục Vân Tiên ” đã sử dụng thành công kiểu kết cấu truyền thống, ước lệ theo motip của các tác phẩm văn học dân gian khác: Các sự việc được xảy ra theo trình tự thời gian: Nhân vật với phẩm chất tốt đẹp thường sẽ thường gặp nhiều gian truân, thử thách (bị kẻ xấu hãm hại, lừa lọc) nhưng họ vẫn được sự phù trợ, cứu giúp cuối cùng đều có thể thoát nạn được đền trả xứng đáng, kẻ xấu phải bị trừng trị.
  • Lối kết cấu này trong các tác phẩm văn học dân gian, truyện cổ tích nói chung và trong “ Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu nói riêng một mặt phản ánh, tố cáo hiện thực xã hội bất công, nhiều trắc trở đồng thời bày tỏ ước mơ, khát vọng ngàn đời của nhân dân ta về luật nhân – quả, rằng chính nghĩa đến sau cùng cũng sẽ chiến thắng gian tà.

Câu 2 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Đọc đoạn trích em cảm nhận Lục Vân Tiên là con người thế nào? Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga?

Gợi ý trả lời câu 2 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1:

Phẩm chất Lục Vân Tiên:

  • Lục Vân Tiên thuộc mẫu người lý tưởng mang những nét đẹp, phẩm chất của 1 anh hùng: dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn và vì nghĩa quên thân (khi thấy người gặp nạn nên cứu giúp, một mình đánh cướp).
  • Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí: cứu người không hy vọng họ sẽ trả ơn (từ chối nhận lạy tạ ơn và lời mời về thăm nhà của Kiều Nguyệt Nga). Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (“Khoan khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai”) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quý của chàng. Dường như đối với Lục Vân Tiên, giúp đỡ cứu người gặp nạn là bổn phận, lẽ tự nhiên. Chính cách cư xử và lối suy nghĩ ấy của chàng khiến ta dễ dàng nhận ra bản chất của một người anh hùng, bậc chính nhân quân tử đang lấp lánh đằng sau vẻ khiêm nhường ấy.

Câu 3 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng?

Gợi ý trả lời câu 3 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1:

Phân tích những nét đẹp tâm hồn của Kiều Nguyệt Nga:

  • Nàng là một cô gái khuê các, thùy mị nết na, có học thức: cách xưng hô của nàng rất khiêm nhường: “quân tử” “tiện thiếp”.
  • Sống mực thước khuôn phép: “ làm con đâu dám cãi cha”, “ Chút tôi liễu yếu đào tơ, Giữa đường gặp phải bụi dơ đã phần”
  • Coi trọng ơn nghĩa, cư xử có trước có sau: Cảm tạ, biết ân tình của Lục Vân Tiên với mình và muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng có thể: “ Gẫm câu báo đức thù công – Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”, và áy náy vì đền đáp đến mấy cũng là chưa đủ. Chính vì vậy, nàng đã nguyện gắn bó suốt đời mình với chàng trai hiệp nghĩa Lục Vân Tiên.

→ Kiều Nguyệt Nga hiện lên là một nhân vật có lòng tự tôn và đức hạnh. Nhân vật trong đoạn truyện được miêu tả thông qua hành động, cử chỉ, lời nói. Họ được tác giả đặt trong những tình huống ràng buộc về các mối quan hệ xã hội và từ đó tự bộc lộ tính cách và chiếm lĩnh tình cảm yêu hay ghét của người đọc, người nghe.

Câu 4 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân Tiên gần với loại truyện nào đã học?

Gợi ý trả lời câu 4 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1:

Các nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ.

  • Truyện Lục Vân Tiên gần nhất với truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích, truyện thơ Nôm bình dân…), kể theo trình tự thời gian:
  • Tính cách nhất quán giữa các nhân vật từ đầu đến cuối truyện.
  • Truyện được xây dựng theo motip ở hiền gặp lành, nhân vật sẽ gặp phải nhiều trở ngại sau đó “ tai qua nạn khỏi” và nhận được hạnh phúc.
  • Thể hiện khao khát về công bằng, chân lý: cái thiện sẽ thắng cái ác, chính nghĩa sẽ chiến thắng gian tà.

Câu 5 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?

Gợi ý trả lời câu 5 trang 115 sgk Ngữ văn 9 tập 1:

  • Ngôn ngữ trong tác phẩm được tác giả sử dụng: chân thực, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày, mang đậm màu sắc Nam Bộ.
  • Bên cạnh đó, Nguyễn Đình Chiểu sử dụng hệ thống từ ngữ ngắn gọn, súc tích, sinh động và được sắp xếp thành thể lục bát dễ nhớ, dễ hiểu.

III. Luyện tập

Như vậy, Kiến Guru vừa gợi ý trả lời các câu hỏi soạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, hy vọng có thể giúp bạn đọc rút ngắn thời gian làm bài và hiểu rõ hơn về tác phẩm. Sau đây, mời các bạn cùng tham khảo phần luyện tập cho tác phẩm này nhé!

Bài tập trang 116 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Sắc thái riêng từng lời thoại của mỗi nhân vật trong đoạn trích :

Vân Tiên: mạnh mẽ, dứt khoát, hùng hồn, hào hùng (với Phong Lai), nhẹ nhàng với Nguyệt Nga.

Phong Lai: hung dữ, ngạo mạn, dữ tợn, gian ác và vô học.

Nguyệt Nga: dịu dàng khuê các, đoan trang.

IV. Kết luận

Hy vọng thông qua phần hướng dẫn soạn bài văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, bạn đọc có thể cảm nhận được sự tài ba, dũng cảm của anh hùng Lục Vân Tiên và nét hiền hậu, nết na của nhân vật Kiều Nguyệt Nga. Thông qua cốt truyện trong tác phẩm này, Nguyễn Đình Chiểu muốn thể hiện ước mơ, khát khao được sống tốt đẹp, giúp đỡ người trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo một số bài văn phân tích tác phẩm này tại đây. Kiến Guru chúc các bạn học tốt!

 

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ