Hỗ trợ đọc hiểu và soạn bài hạnh phúc của một tang gia – Cụ thể và ngắn gọn

Soạn bài hạnh phúc của một tang gia để hiểu rõ được nội dung, ý nghĩa nhan đề, hoàn cảnh,… Tác phẩm này hứa hẹn mang lại nhiều điều thú vị cùng bút pháp nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Vì thế, các em nên dành thời gian đọc ngay bài viết do Kiến Guru cung cấp sau đây.

1. Tìm hiểu chung hỗ trợ soạn Hạnh phúc của một tang gia

Soạn bài hạnh phúc của một tang gia ta cần nêu rõ được hai phần chính là tác giả và tác phẩm. Trong mỗi phần sẽ chia ra nhiều ý nhỏ, các em hãy triển khai bám sát theo nội dung dưới đây:

1.1. Tác giả

Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình nghèo. Quê ông ở làng Hảo, tỉnh Hưng Yên, cuộc sống khó khăn khiến ông phải lao động ngay sau khi tốt nghiệp tiểu học. Tuy nhiên, chẳng bao lâu ông cũng bị mất việc và ông sống chật vật bằng nghề viết báo, viết văn chuyên nghiệp.

word image 35809 1

Tác giả Vũ Trọng Phụng

Trong giai đoạn từ năm 1937 đến năm 1938, ông bị mắc bệnh lao nhưng không có điều kiện để chữa chạy. Đến năm 1939, tình trạng bệnh ngày càng nặng nề và ông qua đời tại Hà Nội.

Nhắc đến Vũ Trọng Phụng cũng là lúc ta gọi tên “ông vua phóng sự đất Bắc”. Ông đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm nổi tiếng như:

  • Tiểu thuyết: Giông tố, số đỏ, vỡ đê, trúng số độc đắc,…
  • Phóng sự: Cạm bẫy người, kỹ nghệ lấy tây, cơm thầy cơm cô,…

Mỗi tác phẩm đều mang trong mình cốt truyện riêng nhưng tựu chung lại đều thể hiện niềm căm phẫn về xã hội đen tối. Đồng thời, ông cũng phê phán cái xã hội thối nát đương thời.

1.2. Tác phẩm

Soạn hạnh phúc của một tang gia ta cần nêu được hoàn cảnh sáng tác, bố cục. Nội dung cụ thể như sau:

1.2.a. Hoàn cảnh sáng tác

Hạnh phúc của một tang gia được trích trong tiểu thuyết Số đỏ, chương XV. Tiểu thuyết này được đăng ở “Hà Nội báo” từ số 40 ngày 7/10/1969 và in thành sách lần đầu vào năm 1938.

word image 35809 2

Hạnh phúc của một tang gia được trích trong tiểu thuyết Số đỏ

1.2.b. Bố cục

Soạn bài hạnh phúc của một tang gia ta có thể chia tác phẩm ra làm 3 phần. Cụ thể như sau:

  • Phần thứ nhất: Từ đầu cho đến “chia buồn tấp nập” – Tác giả nói về niềm hạnh phúc của những thành viên trong một gia đình có người chết.
  • Phần thứ hai: Tiếp đến “nhất tất cả” – Khung cảnh đám tang đầy lố bịch, không có tình người.
  • Phần thứ ba: Còn lại – Cảnh đoàn người lúc đưa tang và hạ huyệt.

2. Hỗ trợ soạn bài Hạnh phúc của một tang gia

Soạn văn hạnh phúc của một tang gia học sinh cần phải xem xét kỹ từng vấn đề. Muốn hiểu rõ tác phẩm các em nên nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau đây:

2.1. Câu 1 sách giáo khoa trang 120, ngữ văn 11

Hạnh phúc của một tang gia được tác giả Vũ Trọng Phụng đặt tiêu đề cho chương XV tiểu thuyết số đỏ. Em hãy cho biết suy nghĩ của mình về nhan đề này và tình huống trào phúng của đoạn trích.

Trả lời:

  • Hạnh phúc được hiểu là trạng thái tinh thần, niềm vui sướng của con người khi đạt được mong muốn, mục tiêu trong cuộc sống.
  • Tang gia chỉ một gia đình có người mất thường gắn bó với niềm đau thương, tiếc xót.

Hạnh phúc của một tang gia đã cho ta thấy được sự mâu thuẫn. Tại sao trong một gia đình có người lìa đời lại khiến cho tất cả mọi người cảm thấy vui vẻ? Chính mâu thuẫn này đã nhanh chóng tạo nên tình huống trào phúng cho cả đoạn trích.

Hơn thế nữa, ta thấy được tiếng cười bi hài, phê phán một gia đình trong truyện. Đồng thời, tác giả cũng muốn vạch trần cả xã hội lố lăng, kệch cỡm ở thời điểm đó.

2.2. Câu 2 sách giáo khoa trang 120, ngữ văn 11

Vì sao cụ tổ chết đi lại trở thành niềm hạnh phúc của các thành viên trong gia đình? Em hãy phân tích những niềm hạnh phúc khác nhau của từng thành viên trong gia đình đó và những người đến đưa đám ma?

Trả lời:

Cụ cố Hồng chết đi tưởng chừng là một niềm đau xót cho cả gia đình. Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với điều đó là sự vui mừng, hạnh phúc của từng cá nhân như:

  • Cụ Hồng: Tưởng tượng đến lúc mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho vừa khóc mếu. Điều này sẽ khiến cho thiên hạ phải trầm trồ rằng “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa” => Vui sướng khi được diễn trò già yếu trước mặt mọi người và chứng tỏ gia đình này có phúc.
  • Văn Minh: Vui mừng vì di chúc sẽ được thực hành và không còn là lý thuyết viển vông nữa.
  • Bà Văn Minh: Mừng rỡ khi có dịp lăng xê mốt trang phục mới của cửa hiệu.
  • Ông Phán: Hạnh phúc khi được chia thêm vài nghìn đồng.
  • Cô Tuyết: Có cơ hội diện lên mình bộ trang phục ngây thơ để khoe mẽ với thiên hạ rằng bản thân vẫn còn trong trắng.
  • Cậu Tú Tân: Vui sướng vì có dịp dùng đến cái máy ảnh.

Không chỉ người nhà vui sướng khi cụ cố Hồng ra đi, những người ngoài cũng không giấu nỗi niềm hân hoan này:

  • Cảnh sát Min Đơ và Min Toa: Sung sướng cực điểm.
  • Bạn bè cụ cố Hồng: Đến dự đám tang nhưng mục đích để khoe những danh hiệu là chính.
  • Người dân trong phố: Khi đám ma đi đến đâu đều trở nên huyên náo đến đấy. Cả khu phố nhốn nháo khoe đám ma to, chú ý vào những kiểu quần áo tang.

2.3. Câu 3 sách giáo khoa trang 120, ngữ văn 11

Anh chị hãy phân tích chi tiết cảnh đám ma gương mẫu.

Trả lời:

Soạn bài hạnh phúc của một tang gia ta sẽ biết được cảnh một đám ma gương mẫu là như thế nào. Đầu tiên, lúc đưa tang:

  • Có sự kết hợp giữa cả ba lối là Ta, Tàu, Tây với kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, bú dích, vòng hoa, ba trăm câu đối.
  • Số lượng người đưa tang lên đến vài trăm.
  • Cậu Tú Tân đứng ra chỉ huy những nhà tài tử thi nhau chụp ảnh, nhốn nháp

Những hình ảnh này gợi lên một đám ma to tát khiến cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng. Nếu không, cụ cố Hồng sẽ gật gù cái đầu vì ưng ý.

Đám ma không chỉ dừng lại ở đó, tác giả còn miêu tả điệu làm ra vẻ nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, họ đang thì thầm với nhau về chuyện vợ con, nhà cửa, tủ mới sắm, áo mới may,… Đặc biệt, họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm, ghen tuông, hẹn hò bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.

Khung cảnh hạ huyệt còn hiện lên với nhiều đặc điểm “buồn cười”:

  • Cậu Tú Tân liên tục bắt bẻ từng người một, lúc thì chống gậy, hoặc gục đầu, còng lưng, cách lau nước mắt,… Mục đích của việc làm này chính là chụp ảnh làm kỉ niệm.
  • Ông Phán mọc sưng khóc rất to nhưng thực chất là dúi vào tay nó một giấy bạc năm đồng gấp tư.

Từ những điều trên ta thấy một màn hài kịch lô lăng. Đồng thời, tác giả cũng phê phán lũ con cháu bất hiếu, vô cảm. Bởi khi cụ cố Hồng chết đi không có ai thực sự thương xót, đau khổ, buồn bã. Thay vào đó, họ trở nên vui sướng vô cùng để được khoe mẽ, thể hiện lòng tham của cải hoặc thói mèo mả gà đồng của mình.

Kết Luận

Soạn bài hạnh phúc của một tang gia sẽ giúp em bật lên tiếng cười chua chát. Tác phẩm đã mô tả chân thực xã hội thối nát, con người biến chất lúc bấy giờ. Các em muốn cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp, sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ