Ở khổ thơ thứ 2 trong bài Đây thôn Vĩ Dạ tác giả Hàn Mặc Tử đã tài tình khắc họa nên bức tranh cảnh sắc sông nước nơi thôn Vĩ Dạ.
Bên cạnh đó là nỗi nhớ cùng với tâm trạng âu lo của tác giả. Mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây để có thể cùng nhau phân tích trọn vẹn khổ thơ này.
1. Hệ thống kiến thức hỗ trợ phân tích khổ 2 Đây thôn Vĩ Dạ
Dưới đây là phần kiến thức chung về tác giả tác phẩm của bài Đây thôn Vĩ Dạ.
1.1. Tác giả
Hàn Mặc Tử tên thân sinh là Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940). Nguyên quán ở Quảng Bình.
Cuộc đời của ông gặp nhiều sóng gió và trải qua nhiều bất hạnh: Cha mất sớm, bị căn bệnh phong quái ác dày vò đến cuối đời, tình yêu của ông thì gặp nhiều trắc trở, ông mất ở cái độ tuổi còn nhiều hoài bão, ước mơ năm 28 tuổi. Hàn Mặc Tử là một con người tài hoa nhưng bạc mệnh.
Thơ ông gắn bó với cuộc đời, con người bằng tình yêu tha thiết, nồng nàn nhưng đó là tình yêu nhuốm màu tuyệt vọng.
Diện mạo thơ đầy bí ẩn, phức tạp nhưng lại ẩn chứa trong đấy một tình yêu đến đớn đau về cuộc sống trần thế.
1.2. Tác phẩm
Tác phẩm được viết năm 1938, trong tập “Thơ điên”, thuộc phần “Hương thơm”.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn đơn côi của Hàn Mặc Tử trong mối tình đơn phương vô vọng. Đó còn là tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Tác phẩm là sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
==>> Xem thêm nội dung liên quan:
2. Hướng dẫn phân tích khổ 2 đây thôn vĩ dạ
Sau đây là dàn bài gợi ý cách phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ khổ 2.
2.1. Mở bài
Hàn Mặc Tử được biết đến là ngôi sao băng ngắn ngủi trong phong trào thơ mới. Thơ Hàn Mặc Tử là tiếng nói của một hồn thơ yêu cảnh vật, yêu cuộc sống, yêu con người tha thiết, nồng nàn. Tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ phản ánh lại tình yêu, khát khao cuộc sống của tâm hồn đó. Khổ thơ thứ 2 của bài thơ mang đến một hồi ức và tâm trạng âu lo của thi sĩ.
Hình ảnh trong khổ thơ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
2.2. Thân bài
2.2.a. Hai câu thơ đầu
Khổ hai: bầu trời, sông nước Vĩ Dạ thôn trong tâm trạng buồn bã, chia rời, tuyệt vọng và đau đáu một nỗi khát khao được trùng phùng của Hàn Mặc Tử.
Câu thơ đầu với cách ngắt nhịp 4/3 tạo nên 2 vế đối lập nhau.
Xuất hiện hai hình ảnh của thiên nhiên đó là gió và mây, theo một quy lực tự nhiên thì “Gió thổi mây bay” có nghĩa là gió và mây sẽ luôn luôn song hành, đi cùng với nhau. Thế nhưng trong câu thơ của Hàn Mạc Tử thì hình ảnh gió và mây dường như đối lập nhau. Sự đối lập trái ngược với quy luật của tự nhiên, của vũ trụ như ngầm dự báo về sự xa cách chia lìa sắp xảy ra. Thiên nhiên không hòa hợp vì chính con người cũng đang mang trong mình tâm trạng bất an, mặc cảm chia lìa cõi đời.
Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa gắn tâm trạng “buồn thiu” lên “dòng nước”. Dòng nước trở nên bất động, không muốn trôi chảy, mặc kệ sự đời như đang dần đánh mất sự sống. Hàn Mạc Tử mang trong mình nỗi buồn trĩu nặng.
Hình ảnh hoa bắp kết hợp với động từ chỉ trạng thái “lay”, một sự chuyển động rất nhẹ, gợi lên không gian vắng lặn với sự hiu hắt, thiếu vắng, u buồn, cô đơn.
Cảnh sắc được nội tâm hóa bộc lộ nỗi đau thân phận, sự chia lìa xa cách của nhân vật trữ tình.
Cảnh tuy đẹp nhưng lại đơn độc, rời rạc, hiu hắt mang trong mình tâm trạng cô đơn, u sầu của nhà thơ trước cuộc đời nghiệt ngã. Cảnh sắc sông Hương xứ Huế hiện lên thấm đẫm nỗi buồn, hoa bắp lay, gió mây đôi ngả hoang vắng rợn ngợp chứa đựng nỗi buồn của sự thê lương. Nỗi buồn nhà thơ hòa hợp với nhịp buồn xứ Huế cùng những khát khao khôn nguôi.
2.2.b. Hai câu thơ sau
Trong tâm trạng thê lương buồn thảm ấy, chợt hiện lên những ước ao hy vọng là có một điều gì đó có thể trở về với mình để bám víu, để níu giữ. Dường như ước mơ của nhà thơ Hàn Mạc Tử thường gắn với ánh trăng, với chiếc thuyền thể hiện khao khát tri âm, trùng phùng.
Ở hai câu thơ tiếp theo tác giả đã miêu tả cảnh đêm trăng của thiên nhiên, cảnh sông Hương xứ Huế, một trong những địa danh tiêu biểu khi nhắc đến Huế.
Hình ảnh thuyền chở trăng một hình ảnh vô cùng lãng mạn và đầy thi vị.
Sông trăng: là dòng sông lấp lánh soi bóng ánh trăng vàng, chất chứa trong mình linh hồn của cảnh sắc thiên nhiên.
Đại từ phiếm chỉ “ai” đặc tả cảm giác mơ hồ, xa lạ, đầy mơ ảo, không biết rằng đó là chiếc thuyền của ai của người dân xứ Huế hay của Hoàng Cúc. Hay chỉ đơn giản là nhà thơ nói một cách bâng quơ như thế. Chính sự bâng quơ ấy lại gợi lên được tâm trạng của nhà thơ mơ hồ, khó tả.
Thông qua vẻ đẹp huyền ảo của sông trăng, ánh trăng tác giả đã gợi tả lên được vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế, êm đềm và thơ mộng.
Câu hỏi tu từ “kịp tối nay?” thể hiện sự thảng thốt, băn khoăn mang trong mình cái vẻ khắc khoải, khẩn thiết.
Chữ “kịp” làm cho thời gian như bị rút ngắn lại, trở nên ngắn ngủi.
Xuất hiện hàng loạt câu hỏi ẩn chứa sự day dứt, đợi chờ và lo lắng trong tâm hồn của nhà thơ.
Hình ảnh “Thuyền chở trăng”, “bến sông trăng” là hình ảnh trôi giữa hư vô và thực tại, nổi niềm mong ước được hội ngộ giao duyên.
Những ước muốn tưởng chừng đơn giản ấy của Hàn Mặc Tử lại gắn liền với những đau thương và dự cảm tan vỡ. Cảnh vẫn đẹp nhưng lại thấm đượm vẻ hiu hắt, buồn bã, lạnh lẽo. Tác giả đã cảm nhận được nỗi buồn của một con người phải xa cách với cuộc đời ở tuổi 28 chỉ vì căn bệnh phong quái ác.
3. Kết bài
Nếu khổ thơ thứ nhất cảnh sắc mà tác giả đưa đến cho người đọc là thiên nhiên tươi sáng, tràn đầy sức sống thì sang đến khổ thơ thứ hai cảnh vật đột ngột nhuốm màu sắc u buồn, trầm mặt. Trong nỗi buồn tha diết ấy thì tác giả như muốn nương tựa vào cái đẹp của tình người tình đời nhưng càng trông ngóng thì vẫn không tránh khỏi những tuyệt vọng để rồi nhà thơ chìm sâu vào mộng cảnh. Khổ thơ thứ hai này góp phần tạo sự gắn kết và giá trị sâu sắc cho cả bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ một lần nữa giúp khẳng định tài năng cũng như thể hiện những cảm xúc chân thật nhất của Hàn Mặc Tử- nhà thơ “điên”.
Kết Luận
Trên đây là tất cả về bài Phân tích khổ 2 đây thôn Vĩ Dạ qua bài này ta có thể thấy được một nỗi buồn đơn độc và niềm khao khát được trở về với thiên nhiên nơi thôn Vĩ. Bài này sẽ giúp các bạn hiểu được bút pháp tài tình trong việc dùng cảnh tả tình của Hàn Mặc Tử.
Chúc các bạn nắm vững được dụng ý của khổ thơ thứ 2 này và hoàn thành tốt các bài kiểm tra của phần này. Hãy truy cập vào kienguru.vn để được cung cấp các kiến thức quan trọng.
Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.