Hôm nay, Kiến guru sẽ cung cấp cho bạn một số các điểm lý thuyết đáng chú ý về Từ trường của ống dây và hướng dẫn chi tiết bài giải vật lý 9 bài 24. Kienguru hy vọng bài viết dưới đây sẽ hữu ích cho việc ôn tập môn vật lý lớp 9 của các bạn học sinh trung học phổ thông.
Kiến thức cần nhớ môn vật lý 9 bài 24
Lý thuyết được đề cập đến trong môn vật lý 9 bài 24 là các lý thuyết về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. Dưới đây là một số điểm quan trọng của lý thuyết này.
Từ phổ là gì? Đường sức từ của ống dây có dòng điện đi qua
Từ phổ ở bên ngoài của ống dây có dòng điện chạy qua và từ phổ ở bên ngoài thanh nam châm là giống nhau.
Giống với thanh nam châm, ở trong lòng ống dây cũng có các đường mạt sắt được sắp xếp gần như là song song với nhau.
Tại hai đầu ống dây, các đường sức từ đều có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra ở đầu kia sẽ giống như thanh nam châm.
Hai đầu của ống dây đó có dòng điện chạy qua cũng được coi là hai từ cực. Cực Bắc chính là đầu có các đường sức từ đi ra, cực Nam chính là đầu có các đường sức từ đi vào.
Quy tắc nắm tay phải
Ta nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái sẽ choãi ra chỉ chiều của đường sức từ ở trong lòng ống dây.
II. Hướng dẫn giải sgk bài 24 lý 9
Sau đây, Kiến Guru sẽ hướng dẫn các bạn vận dụng những kiến thức trên để giải bài tập vật lý 9 bài 24 nhé!
Bài C1 – SGK Vật Lý 9 bài 24
Hãy so sánh với từ phổ của thanh nam châm, và xác định điểm giống nhau, khác nhau.
Hướng dẫn giải:
Điểm giống nhau: Từ phổ ở bên ngoài ống dây sẽ có từ phổ giống với từ phổ của thanh nam châm.
Điểm khác nhau: có các đường mạt sắt sẽ được sắp xếp gần như là song song với nhau trong lòng ống dây
Bài C2 – SGK Vật Lý 9 bài 24
Nhận xét được về hình dạng của các đường sức từ.
Hướng dẫn giải:
Chính là những đường cong khép kín.
- Là các đường thẳng song song sẽ cách đều nhau dọc theo trục của ống dây bên ở trong ống dây.
- Là các đường cong đi từ đầu này đến đầu kia của hai ống dây sẽ ở bên ngoài ống dây
Bài C3 – SGK Vật Lý 9 bài 24
Đưa ra được nhận xét về chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây và ở hai cực của thanh nam châm.
Hướng dẫn giải:
Các đường sức từ tại hai đầu của ống dây và các đường sức từ của ống dây sẽ cùng giống nhau là đi ra ở một đầu và đi vào ở một đầu kia. Đường sức của ống dây sẽ đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam.
- Đầu của ống dây mà khi ta nhìn thẳng ở đầu đó nhìn vào tiết diện thẳng của nó thì ta sẽ thấy dòng điện chạy ngược theo chiều kim đồng hồ là cực Bắc
- Đầu của ống dây mà khi ta nhìn thẳng ở đầu đó nhìn vào tiết diện thẳng của nó thì ta sẽ thấy dòng điện chạy cùng chiều kim đồng hồ là cực Nam
Bài C4 – SGK Vật Lý 9 bài 24
Cho ống dây là AB như hình dưới đây sẽ có dòng điện chạy qua. Thử đặt một nam châm ở đầu B của ống dây, khi đứng yên sẽ có hướng nằm như. Xác định các từ cực của ống dây chính là cực gì.
Hướng dẫn giải:
Cực Bắc chính là đầu B, cực Nam sẽ là đầu A.
Bài C5 – SGK Vật Lý 9 bài 24
Hình dưới đây sẽ có một kim nam châm bị vẽ sai chiều. Hãy tìm ra được kim nam châm nào bị vẽ sai và vẽ lại cho đúng. Hãy xác định chiều dòng điện chạy qua các vòng dây bằng cách là dùng quy tắc nắm tay phải.
Hướng dẫn giải:
Cực Bắc là đầu B, cực Nam là đầu A..
Kim bị vẽ sai chiều chính là số 5.
Vẽ lại:
Áp dụng được quy tắc nắm tay phải: ta sẽ xác định được dòng điện trong ống dây có chiều đi ra ở đầu dây B.
Bài C6 – SGK Vật Lý 9 bài 24
Cho hình ở dưới đây, biết chiều dòng điện sẽ chạy qua các vòng dây. Hãy xác định được tên các từ cực của ống dây bằng cách dùng quy tắc nắm tay phải.
Hướng dẫn giải:
Ta áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải, đầu B của cuộn dây chính là cực Nam, đầu A sẽ là cực Bắc.
III. Hỗ trợ giải môn vật lý 9 bài 24 sbt.
Dưới đây chính là một số các bài tập vật lý lớp 9 bài 24 để các bạn học sinh thuận tiện ôn tập.
Bài 24.1 – SBT Vật Lý 9 – Bài 24
Một cuộn dây đã được đặt với thanh nam châm như hình dưới đây. Thoạt tiên khi ta đóng công tắc K, ta sẽ thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa.
a) Đầu B của thanh nam châm chính là cực gì ?
b) Hiện tượng gì sẽ xảy ra đối với thanh nam châm?
c) Thanh nam châm sẽ xảy ra hiện tượng gì nếu như ngắt công tắc K,? Giải thích?
Hướng dẫn giải:
a) Đầu B của thanh nam châm chính là cực Nam.
Theo như hình vẽ, dòng điện sẽ có chiều đi từ cực dương sang cực âm, từ P sang Q. Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta sẽ xác định được đầu Q của cuộn dây chính là cực Bắc. Mà ban đầu khi ta đóng khóa K thì thanh nam châm sẽ bị đẩy, chứng tỏ đầu A của thanh nam châm chính là cực Bắc và đầu B của thanh nam châm sẽ là cực Nam.
b) Thanh nam châm bị đẩy ra và sẽ xoay. Khi đó đầu B của nó sẽ bị hút về phía đầu Q của cuộn dây.
c) Khi ngắt công tắc K: dòng điện sẽ không đi qua ống dây và nó không còn là một nam châm nữa. Thanh nam châm khi đó sẽ được xoay trở lại và nằm dọc theo như hướng Nam – Bắc như khi chưa có dòng điện đi qua.
Bài 24.2 – SBT Vật Lý 9 – Bài 24
Hai cuộn dây sẽ có dòng điện được treo đồng trục và gần nhau như hình ở dưới đây.
a) Hai cuộn dây sẽ hút nhau hay đẩy nhau nếu như dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như trên hình vẽ?
b) Tác dụng của chúng sẽ có gì thay đổi nếu như đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn thì?
Hướng dẫn giải:
a) Hai dòng điện cùng chiều nhau nếu như dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như ở trên hình vẽ. Theo như quy tắc nắm bàn tay phải, hai mặt đối diện của chúng sẽ có hai từ cực khác tên nhau. Vì vậy hai cuộn dây sẽ hút nhau.
b) Hai dòng điện sẽ ngược chiều nhau nếu như đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn dây. Theo như quy tắc nắm bàn tay phải, hai mặt đối diện của chúng sẽ có hai từ cực cùng tên nhau. Vì vậy hai cuộn dây sẽ đẩy nhau.
Bài 24.3 – SBT Vật Lý 9 – Bài 24
Hình dưới đây sẽ mô tả cấu tạo của một dụng cụ để phát hiện dòng điện. Dụng cụ sẽ bao gồm một ống dây B có một thanh nam châm là A nằm thăng bằng trong lòng ống dây, vuông góc với trục ống dây và có thể sẽ quay quanh một trục đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng của trang giấy.
a) Kim chỉ thị sẽ quay sang bên phải hay bên trái nếu như dòng điện chạy qua cuộn dây B có chiều được đánh dấu như ở hình vẽ?
b) Việc đánh dấu dương, âm có thực sự cần thiết với hai chốt của điện kế này không ?
Hướng dẫn giải:
a) Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta sẽ được chiều của đường sức từ ở trong ống dây là hướng thẳng đứng lên trên. Trong khi đó, cực Bắc của nam châm sẽ luôn quay theo chiều đường sức của từ trường ở bên ngoài nên bị đẩy lên. Vì vậy, kim chỉ thị sẽ quay sang bên phải.
b) Không cần đánh dấu âm và dương với hai chốt của điện kế này.
Bài 24.4 – SBT Vật Lý 9 – Bài 24
Cho hình ở dưới đây:
a) Cực nào của kim nam châm sẽ hướng vào đầu B của cuộn dây điện?
b) Chiều của dòng điện sẽ chạy trong cuộn dây là chiều nào ?
Hướng dẫn giải:
a) Cực Bắc của kim nam châm chính là cực hướng vào đầu B.
Vì dòng điện có chiều từ A sang B ở trong trường hợp a. Dựa vào quy tắc nắm bàn tay phải ta sẽ xác định được chiều đường sức từ chính là chiều từ B sang A. Vì vậy, kim nam châm chỉ về phía đầu B sẽ có hướng bắc.
b) Dòng điện đi vào ở đầu dây sẽ có chiều từ C.
Vì ta sẽ xác định được hướng của đường sức từ chính là hướng từ C sang D. Áp dụng quy tắc bàn tay phải ta sẽ xác định được chiều dòng điện đi vào và đi ra là từ C đến D.
Trên đây là các ví dụ lý thuyết về Từ trường của ống dây và bài tập áp dụng cho môn vật lý 9 bài 24. Hiểu được các bạn học sinh luôn gặp khó khăn trong môn Vật Lý, Kiến Guru đã cung cấp đầy đủ các kiến thức quan trọng và các dạng bài tập đi kèm lời giải để các bạn cùng ôn tập.
Để biết thêm chi tiết, các bạn hãy truy cập kienguru.vn để không bỏ lỡ những kiến thức bổ ích nhé!
Chúc các bạn luôn học tập thật tốt!