Gợi ý tìm hiểu và soạn bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Cũng giống như tiếng Anh hay bất kỳ các ngôn ngữ khác cùng tồn tại trên thế giới, Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp và có rất nhiều kiểu câu, lối nói khác nhau. Kiến Guru hôm nay sẽ hỗ trợ tìm hiểu và soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản đầy đủ và chi tiết nhất, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

 

1. Kiến thức cần nhớ Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Trước khi đi vào phần soạn bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản chi tiết, cụ thể, mời các bạn cùng Kiến Guru ôn luyện một số loại câu phổ biến nhé!

word image 36462 2

Caption: Hệ thống kiến thức soạn bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

1.1. Câu bị động

  • Khái niệm câu bị động là gì? Đây là kiểu câu có chủ ngữ chỉ người hoặc vật được các hoạt động của đối tượng khác hướng đến. Hay nói cách khác, trong câu bị động thường xảy ra hiện tượng chủ ngữ ám chỉ đến đối tượng của hoạt động. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) trong đoạn văn nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn xuyên suốt, thống nhất.
  • Gợi ý cách chuyển đổi từ câu chủ động thành câu bị động: Ta thường áp dụng 2 mẹo sau nếu gặp được yêu cầu này của đề bài:
  • Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm từ bị và được vào sau từ (cụm từ) ấy.
  • Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ, biến từ chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận bắt buộc trong câu.

1.2. Câu có khởi ngữ

  • Khái niệm khởi ngữ: Thành phần của câu đứng trước chủ ngữ để thông báo, nêu lên đề tài được nói đến trong câu thì được gọi là khởi ngữ. Phía trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ với, đối với,…
  • Vai trò: Câu có khởi ngữ sẽ liên kết chặt chẽ với câu trước, nhấn mạnh nội dung được nhắc đến ở khởi ngữ. Trong một số trường hợp khác, câu có khởi ngữ là điểm nhấn giúp người nói thể hiện chủ đề, sự vật, sự việc với người nghe.

1.3. Câu có sự tham gia của các trạng ngữ chỉ tình huống

  • Định nghĩa trạng từ chỉ tình huống: là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa tình huống cho câu, thường được cấu tạo bằng một cụm động từ và thường đứng đầu câu.
  • Vai trò: Câu có thành phần là các trạng ngữ chỉ tình huống sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ được ngữ cảnh của đâu đó, bên cạnh đó còn là phần liên kết câu với chủ đề xuyên suốt đoạn văn bản.

1.4. Tổng kết về sử dụng kết hợp, riêng lẻ 3 kiểu câu này trong văn bản

Từ khái niệm và những vai trò của nội dung này, ta rút ra được kết luận như sau:

  • Các thành phần chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống thường là vị trí đầu trong câu.
  • Các thành phần chủ ngữ trong câu bị động, khởi ngữ và trạng ngữ chỉ tình huống này thường thể hiện nội dung đã biết từ những câu đi trước trong văn bản hoặc dễ dàng liên tưởng từ những điều đã biết ở những câu trước đó.
  • Sử dụng kiểu câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống có tác dụng liên kết ý, tạo mạch lạc trong toàn bộ văn bản.

2. Hướng dẫn soạn bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Mời bạn đọc cùng tham khảo phần gợi ý trả lời câu hỏi sách giáo khoa – soạn bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản đầy đủ, chi tiết nhất để làm quen với cách dùng chúng trong ngữ cảnh khác nhau nhé!

word image 36462 3

Caption: Gợi ý soạn chi tiết bài Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

2.1. Phần 1: Câu bị động

2.1.1. Câu 1 sgk Ngữ văn 11 tập 1

Cho đoạn trích:

Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?

(Nam Cao – Chí Phèo)

Gợi ý giải chi tiết câu 1 sgk Ngữ văn 11 tập 1:

  • Câu bị động trong đoạn văn trên là câu: Hắn chưa được một người đàn bà nào yêu cả.
  • Mô hình chung của kiểu câu bị động: Đối tượng của hành động – động từ bị động (bị, được) – chủ thể hành động – hành động.
  • Thực hiện chuyển câu bị động trên sang câu chủ động: Chưa một người đàn bà nào yêu hắn cả.
  • Cấu tạo, mô hình chung của câu chủ động là: Chủ thể hành động – hành động – đối tượng của hành động.
  • Nhận xét khi trong đoạn văn câu bị động được thay thế bằng câu chủ động: Khi viết câu chủ động vào vị trí đó thì không tiếp tục đề tài về “hắn” được mà đột ngột chuyển sang nói về chủ thể khác – “một người đàn bà nào”. Như thế mạch logic của các câu sẽ bị phá vỡ. Câu không sai nhưng không nối tiếp ý và hướng triển khai ý của câu trước đó. Câu đầu của đoạn đang nói về “hắn”, chọn “hắn” làm đề tài và vẫn hàm ý bỏ ngỏ thông tin. Vì thế mà, câu tiếp theo nên tiếp tục chọn “hắn” làm đề tài.

2.1.2. Câu 2 sgk Ngữ văn 11 tập 1

Cho đoạn trích sau:

Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời: có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay “đàn bà”.

(Nam Cao – Chí Phèo)

Xác định câu bị động trong đoạn trích ở trên và phân tích tác dụng của kiểu câu bị động về mặt liên kết ý trong văn bản.

 

Gợi ý giải chi tiết câu 2 sgk Ngữ văn 11 tập 1:

Xác định câu bị động trong đoạn văn bản này là: “ Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay đàn bà”.

Phân tích: Khi sử dụng câu bị động trong đoạn văn bản này, mạch logic được nối tiếp, đối tượng hắn – nhân vật Chí Phèo tiếp tục được đề cập.

2.1.3. Câu 3 sgk Ngữ văn 11 tập 1

Viết một đoạn văn về Nam Cao trong đó có sử dụng câu bị động. Giải thích tác dụng của câu bị động đó.

 

Gợi ý giải chi tiết câu 3 sgk Ngữ văn 11 tập 1:

Nam Cao là một nhà văn lớn trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông sinh năm 1917, mất năm 1951, với tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân trú tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Con người Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, sâu sắc. Trước Cách mạng, ngòi bút của ông chủ yếu hướng đến đối tượng là những người nông dân và người trí thức, tiêu biểu như tác phẩm “ Chí Phèo”, “ Lão Hạc”. Sau Cách mạng, Nam Cao chủ yếu sáng tác phục vụ cho kháng chiến, cho cách mạng. Năm 1996, ông được Nhà nước ta tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

  • Câu bị động được sử dụng trong đoạn văn bản: Năm 1996, Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  • Tác dụng: Tạo sự liên kết ý với các câu văn trước đó, tiếp tục nói đến đối tượng được nhắc đến, đề cập nhiều trong đoạn văn là nhà văn Nam Cao.

2.2. Phần 2: Câu có khởi ngữ

2.2.1. Câu 1 sgk Ngữ văn 11 tập 1

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:

Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành, ra được mồ hôi thì là nhẹ nhõm người ngay đó mà… Thế là vừa sáng, thị đã chạy đi tìm gạo. Hành thì nhà thị may lại còn. Thị nấu bỏ vào cái rổ mang ra cho Chí Phèo.

(Nam Cao – Chí Phèo)

  1. Xác định khởi ngữ và những câu có khởi ngữ.
  2. So sánh tác dụng của câu có khởi ngữ và câu không có khởi ngữ.

Gợi ý giải chi tiết câu 1 sgk Ngữ văn 11 tập 1:

  1. Câu văn có chứa khởi ngữ trong đoạn văn bản trên là: “ Hành thì nhà thị may lại còn”. Trong đó, khởi ngữ trong câu là từ “ hành”.
  2. Câu văn có ý nghĩa tương đương nhưng không chứa khởi ngữ: “ Nhà thị may lại còn hành”.

So sánh: Câu có khởi ngữ sẽ tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn so với câu trước, nhấn mạnh nội dung được nhắc đến ở khởi ngữ và làm mạch văn cũng như lối diễn đạt được trôi chảy hơn.

2.2.2. Câu 2 sgk Ngữ văn 11 tập 1

Lựa chọn câu văn thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn:

Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. […]

(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)

A. Các anh lái xe nhận xét về mắt tôi: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”

B. Mắt tôi được các anh lái xe bảo là: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

C. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”

D. Mắt tôi theo lời các anh lái xe là có cái nhìn xa xăm.

 

Gợi ý giải chi tiết câu 2 sgk Ngữ văn 11 tập 1:

Trong các phương án trên, về mặt ngữ nghĩa đều tương đương với nhau. Tuy nhiên, ta ưu tiên sử dụng đáp án C bởi nó có thành phần khởi ngữ “ còn mắt tôi ” ở đầu câu. Chính nó sẽ tiếp tục đề tài đang được nhắc đến ở phần trên, tạo ra sự logic, mạch lạc cho đoạn văn bản.

2.3. Phần 3: Câu có sự tham gia của trạng ngữ chỉ tình huống

2.3.1. Câu 1 sgk Ngữ văn 11 tập 1

Cho đoạn văn:

Thị nghĩ bụng: hãy dừng yêu để hỏi cô thị đã.

Thấy thị hỏi, bà già kia bật cười. Bà tưởng cháu bà nói đùa.

(Nam Cao – Chí Phèo)

a. Phần in đậm nằm ở vị trí nào của câu.

b. Nó có cấu tạo như thế nào?

c. Chuyển phần in đậm về vị trí sau chủ ngữ và nhận xét sự giống và khác nhau về cấu tạo, về nội dung của các câu trước khi chuyển.

 

Gợi ý giải chi tiết câu 1 sgk Ngữ văn 11 tập 1:

  1. Phần in đậm nằm ở vị trí đầu câu.
  2. Cấu tạo của phần được in đậm vốn là một cụm động từ
  3. Có thể chuyển phần in đậm như sau: Bà già kia thấy thị hỏi, bật cười.

Nhận xét: Câu văn được thành lập sau khi chuyển tồn tại 2 vị ngữ và đều cùng có cấu tạo là các cụm động từ, cùng biểu hiện hoạt động của một chủ thể là bà già kia. Nhưng so với câu mẫu trong đề bài, câu mới được giả lập này chưa sáng nghĩa và mạch lạc.

2.3.2. Câu 2 sgk Ngữ văn 11 tập 1

Chọn câu để điền vào vị trí để trống trong đoạn văn:

– Em thắp đèn lên chị Liên nhé?

[…]

– Hẵng thong thả một lát nữa cũng được. Em ra ngồi đây với chị kẻo ở trong ấy muỗi.

(Thạch Lam – Hai đứa trẻ)

A. Khi nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

B. Liên nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

C. Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:

D. Liên nghe tiếng An, đứng dậy trả lời:

 

Gợi ý giải chi tiết câu 2 sgk Ngữ văn 11 tập 1:

Ở vị trí để trống trong đoạn văn trên, Thạch Lam đã sử dụng câu: Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời (Phương án C). Đây là một câu có trạng ngữ chỉ tình huống. Sở dĩ tác giả không chọn các kiểu câu khác là vì:

  • Đối với phương án A (Khi nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời) có trạng ngữ chỉ thời gian: “ Khi”. Nếu viết theo cách này thì sự việc ở câu này và câu trước đó như được ngắt quãng, cách xa một khoảng thời gian và không có sự liền mạch
  • Trong phương án B (Liên nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:) đây là kiểu câu có hai vế, đều có chủ ngữ và vị ngữ. Kiểu câu này lặp lại chủ ngữ (Liên) không cần thiết, gây cho câu ấn tượng nặng nề.
  • Ở phương án D (Liên nghe tiếng An, đứng dậy trả lời:) đây là kiểu câu có 1 chủ ngữ và 2 vị ngữ. Kiểu câu này cũng không tạo được mạch liên kết ý chặt chẽ với câu trước đó, vì thế không thể sử dụng được trong trường hợp này.
  • Như vậy: Chỉ có kiểu câu C (Nghe tiếng An, Liên đứng dậy trả lời:) là phù hợp. Câu này vừa đúng về ý, vừa liên kết ý chặt chẽ lại mềm mại và uyển chuyển.

Kết luận

Vừa rồi, Kiến Guru đã chia sẻ tất tần tật gợi ý trả lời câu hỏi soạn bài thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản ngắn gọn nhất. Hy vọng chủ đề này đã trang bị cho bạn đọc những kiến thức để chọn và sử dụng câu từ sao cho phù hợp, mạch lạc và logic.

Các bạn đừng quên tham khảo những bài viết thú vị khác của chúng mình nhé.

Chúc bạn học tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ