Gợi ý làm báo cáo thực hành vật lý 10 trang 49

Viết báo cáo trong các giờ thực hành thí nghiệm các môn tự nhiên nói chung và môn vật lý nói riêng luôn làm các bạn cảm thấy bối rối. Trong bài viết ngày hôm nay, Kiến Guru sẽ cùng bạn đọc hoàn thành báo cáo thực hành vật lý 10 trang 49.

Mời các bạn cùng theo dõi!

 

1. Chuẩn bị môn Vật lý 10 bài 8 báo cáo thực hành

Để thí nghiệm vật lý diễn ra thành công nhất cũng như dễ dàng trong quá trình lập báo cáo thực hành vật lý 10 trang 49, mời bạn đọc cùng tham khảo những điều quan trọng cần chuẩn bị trước cho bài thực hành sắp tới:

BÁO CÁO THỰC HÀNH:

Khảo sát chuyển động rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do

1.1. Mục đích

  • Cụ thể yêu cầu của đề bài đưa ra như sau:

Đo được thời gian rơi t của một vật trên những quãng đường đi được s khác nhau, vẽ và khảo sát đồ thị s ~ t2 để rút ra kết luận về tính chất của chuyển động rơi tự do và xác định được gia tốc rơi tự do.

  • Từ đó, ta nhận thấy mục tiêu của bài thực hành này là thực hiện nhiều các phép đo lường, tính toán về quãng đường và đưa ra kết luận về giá trị cũng như các tính chất đặc trưng của chuyển động rơi tự do.

1.2. Dụng cụ thí nghiệm

Dựa vào mục đích, yêu cầu mà đề bài trên đặt ra, bạn đọc cần có sự chuẩn bị trước các dụng cụ đo lường để phục vụ cho khảo sát, cụ thể như sau:

  • Giá đỡ thẳng đứng có dây dọi và ba chân có vít điều chỉnh
  • Trụ bằng sắt bằng làm vật rơi tự do
  • Nam châm điện N có công tắc đóng nắp điện để giữ và thả rơi vật
  • Cổng quang điện E
  • Đồng hồ đo thời gian hiện số với độ chia nhỏ nhất là 0,001s.
  • Thước thẳng 800mm gắn chặt vào giá đỡ
  • Một chiếc ke vuông 3 chiều để xác định vị trí đầu của vật rơi
  • Hộp đựng cát khô được phủ 1 tấm vải trên bề mặt để đỡ vật rơi.

Những dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm này thường sẽ do giáo viên phụ trách chuẩn bị, hoặc các bạn cũng có thể tìm và mua ở các trung tâm cung cấp thiết bị trường học để làm thí nghiệm tại nhà.

1.3. Cơ sở lý thuyết

Khi thực hiện thả rơi một vật từ độ cao s trên mặt đất, vật sẽ rơi rất nhanh theo phương thẳng đứng (phương rơi của vật trùng với phương của dây dọi). Đối với cách làm này, ta dễ dàng chứng minh được tác động của không khí lên vật này là rất nhỏ so với trọng lực, nên có thể kết luận rằng trong trường hợp này, vật được thả rơi tự do.

Với vật có vận tốc tại thời điểm thả rơi ban đầu là 0 và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc là ∝ không đổi thì quãng đường đi được s vào thời gian t (xét từ lúc vật bắt đầu chuyển động) và được cho bởi công thức:

word image 36146 2

Mối quan hệ giữa quãng đường s đi được và đại lượng t2 được thể hiện dưới dạng một đường thẳng đi qua gốc tọa độ và có hệ số góc k là:

word image 36146 3

Như vậy, Kiến Guru đã hướng dẫn bạn đọc những điều cần lưu ý trước khi tiến hành thí nghiệm vật lý Bài 8: Khảo sát chuyển động rơi tự do – Xác định gia tốc rơi tự do. Hy vọng các bạn sẽ có sự chuẩn bị chỉn chu nhất cho tiết thực hành này để từ đó hoàn thành được bài tập vật lý 10 bài 8 báo cáo thực hành.

2. Hướng dẫn báo cáo thực hành vật lý 10 trang 49

Sau khi chuẩn bị dụng cụ, kiến thức và kỹ năng cho phần thí nghiệm mà đề bài đưa ra vừa rồi, mời bạn đọc cùng Kiến Guru khám phá nội dung cần hoàn thiện trong sách giáo khoa vật lý 10 bài 8 báo cáo thực hành nhé!

2.1. Trả lời câu hỏi

Đề bài:

Sự rơi tự do là gì? Nêu đặc điểm và viết công thức của sự rơi tự do.

Gợi ý trả lời câu hỏi phần báo cáo thực hành vật lý 10 trang 49:

  • Khái niệm sự rơi tự do là gì: Nếu sự rơi của 1 vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì được gọi là sự rơi tự do.
  • Các đặc điểm điển hình cần nắm của sự rơi tự do:
  • Phương và chiều của sự rơi tự do: Sự rơi tự do có phương thẳng đứng và chiều từ trên xuống.
  • Đây là chuyển động nhanh dần đều.
  • Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.
  • Gia tốc của sự rơi tự do thường được tính toán dưới công thức:

word image 36146 4

Với s là quãng đường đi được của vật rơi tự do (đo bằng đơn vị mét); t là thời gian mà vật đó rơi tự do (thời gian rơi được tính bằng đơn vị đo là giây)

2.2. Kết quả

Bảng 8.1 Khảo sát chuyển động rơi tự do: Đo thời gian rơi ứng với các khoảng cách s khác nhau.

Vị trí đầu của vật rơi: s0 = 0 (mm).

Vẽ đồ thị: Dựa vào kết quả trong Bảng 8.1, chọn tỉ lệ thích hợp trên các trục tung và trục hoành để vẽ đồ thị s = s(t2).

a. Ta có: s = (gt2)/2 = s(t). Như vậy quãng đường s phụ thuộc vào thời gian là hàm bậc 2 ẩn t, do vậy nếu vẽ đồ thị biểu diễn s đi qua t thì nó có dạng một đường cong Parabol.

Từ s = (gt2)/2 → s = (g.X)/2 với X = t2, ở đây t là biến nên X cũng là biến.

Ta nhận thấy sự phụ thuộc của s theo ẩn X là một hàm số bậc nhất:

Y = A.X + B (với A = g/2, B = 0) nên đồ thị s = s(t2) = s(X) có dạng là một đường thẳng.

Kết luận: Như vậy ta có thể kết luận dễ dàng rằng: chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

 

b. Khi đã xác định được chuyển động rơi tự do là một chuyển động nhanh dần đều, ta có thể xác định các giá trị của g theo công thức g = 2S/t2 và vận tốc rơi tại cổng E theo công thức: v = 2S/t ứng với mỗi lần đo. Hãy tính các giá trị trên và ghi vào bảng 8.1.

c. Vẽ đồ thị v = v(t) dựa trên số liệu của bảng 8.1, để một lần nữa khẳng định lại tính chất của chuyển động rơi tự do.

word image 36146 5

Nhận xét: Quan sát hình vẽ, ta nhận thấy: Đồ thị v = v(t) có dạng một đường thẳng, tức là vận tốc rơi tự do tăng dần theo thời gian. Vậy chuyển động của vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

 

d. Ta có:

word image 36146 6

word image 36146 7

 

e. Từ đó, có thể xác định và kết luận kết quả của phép đo gia tốc rơi tự do là:

word image 36146 8

Kết luận

Kiến thức được kiểm chứng thông qua các thí nghiệm vật lý, bài thực hành sẽ giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu hơn nội dung lý thuyết có sự tương quan với sự rơi tự do và gia tốc. Hy vọng phần hướng dẫn viết báo cáo thực hành vật lý 10 trang 49 sẽ hỗ trợ các bạn không còn bối rối, lúng túng nữa.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo những bài viết trong loạt chủ đề bổ trợ học tốt môn hóa học các khối lớp tại đây để đón nhận thêm nhiều tri thức, tài liệu hay ho nhé.

Kiến Guru chúc các bạn chinh phục được những điểm số tuyệt đối trong môn học này!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ