Các bài thực hành trong chương trình vật lý yêu cầu các bạn học sinh phải nắm vững được các kiến thức liên quan đến bài thực hành đo thấu kính hội tụ. Vậy nên dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn giải mẫu báo cáo vật lý 9 bài 46.
Hy vọng với những gợi ý của chúng tôi sẽ giúp quá trình học của các bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Chúc các bạn học sinh sẽ đạt được điểm số cao trong kết quả học tập.
1. Kiến thức cần nhớ môn vật lý 9 bài 46
Để có thể thực hành tốt bài học, các bạn học sinh cần ghi nhớ các kiến thức liên quan đến bài thấu kính hội tụ. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại cho các bạn toàn bộ lý thuyết cần ghi nhớ.
1.1. Tia sáng đi qua thấu kính
– Tia sáng đi tới thấu kính sẽ gọi là tia tới
– Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính sẽ gọi là tia ló
1.2. Về hình dạng của thấu kính hội tụ
Thấu kính hội tụ sẽ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu là trong suốt (thường sẽ là thủy tinh hoặc nhựa)
– Kí hiệu ở trong hình vẽ:
– Một chùm tia tới mà song song với trục chính của thấu kính hội tụ sẽ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
– Dùng thấu kính hội tụ khi quan sát dòng chữ sẽ thấy lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
1.3. Trục chính – Quang tâm – Tiêu cự – Tiêu điểm
Δ – là trục chính của thấu kính
O – là quang tâm của thấu kính
F,F′ chính là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính và cách đều quang tâm
Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm là OF=OF′=f được gọi là tiêu cự của thấu kính
1.4. Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt đi qua thấu kính hội tụ
(1): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló sẽ tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo như phương của tia tới.
(2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló sẽ đi qua tiêu điểm.
(3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló sẽ song song với trục chính. OF=OF′=f được gọi là tiêu cự của thấu kính
2. Nội dung thực hành môn vật lý 9 bài 46
Dưới đây sẽ là nội dung cần hiểu của bài thực hành vật lý 9 bài 46. Các bạn hãy tham khảo để chuẩn bị tốt bài thực hành cũng như nắm được các bước để tiến hành được bài học này.
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
– Một thấu kính hội tụ có được tiêu cự cần đo.
– Một vật sáng sẽ có hình dạng chữ L hoặc F…
– Có một màn ảnh.
– Một giá quang học thẳng ở trên có các giá đỡ vật, thấu kính và màn ảnh. Vị trí vật, thấu kính và màn ảnh sẽ có thể xác định được một cách chính xác.
– Một thước thẳng được chia độ đến milimet.
2.2.Tiến hành thí nghiệm
2.2.a. Lý thuyết
a) Dựa vào cách dựng ảnh của một vật đi qua thấu kính hội tụ, ta hãy chứng minh rằng: Nếu như ta đặt một vật AB có độ cao chính là h vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và sẽ cách thấu kính một khoảng là bằng 2 lần tiêu cự (OA=2f) thì ta sẽ thu được một ảnh ngược chiều, cao bằng vật (A’B’ = h’ = h = AB) và cũng sẽ nằm cách thấu kính khoảng 2f.
Khi đó, khoảng cách giữa vật và ảnh chính là 4f. (hình 46.1)
b) Từ kết quả ở trên, ta sẽ suy ra cách đo f.
- Thoạt tiên ta đặt vật và màn ảnh khá gần thấu kính và cách thấu kính những khoảng bằng nhau d = d’.
- Xê dịch đồng thời vật và màn ảnh đi ra xa dần thấu kính, nhưng sẽ phải luôn luôn giữ sao cho d = d’, cho đến khi ta thu được một ảnh rõ nét, cao vằng vật. Lúc này ta sẽ có được: d = d’ = 2f và d + d’ = 4f.
2.2.b. Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: Đo được chiều cao vật (chữ F).
Bước 2: Dịch chuyển đồng thời vật và màn ảnh đi ra xa dần thấu kính cho đến khi ta thu được ảnh rõ nét. Kỹ thuật dịch chuyển: sau mỗi lần dịch chuyển màn ảnh 1cm thì đồng thời sẽ dịch chuyển nến và chữ F 1cm
Bước 3: Khi ta đã thấy ảnh rõ nét, cần kiểm tra lại xem hai điều kiện sau d = d’, h = h’ có được thoả mãn hay là không.
Bước 4: Nếu như hai điều kiện trên đã được thoả mãn thì ta đo khoảng cách từ vật đến màn ảnh và tính tiêu cự của thấu kính theo như công thức:
3. Hướng dẫn giải mẫu báo cáo vật lý 9 bài 46
Mẫu báo cao sẽ được thể hiện như nào? Giải đáp các câu trả lời ra sao? Tất cả sẽ được Kiến Guru hướng dẫn ở bài viết dưới đây. Các bạn hãy tham khảo để áp dụng vào bài thực hành của mình.
Mẫu báo cáo
Chú ý: Dưới đây là bài mẫu tham khảo, khi mà làm bài thực hành, các bạn hãy thay số đo mà mình đã đo được ở trên trường để có một bài báo cáo thực hành đúng.
3.1. Trả lời câu hỏi
a) Dựng ảnh của một vật là AB có độ cao chính là h và sẽ vuông góc với trục chính của TKHT và cách thấu kính một khoảng là d = 2f.
Hướng dẫn giải:
b) Dựa vào hình vẽ để mà chứng minh rằng ở trong trường hợp này thì ta sẽ thu được ảnh ngược chiều cao bằng vật và khoảng cách từ vật và từ ảnh đến thấu kính chính là bằng nhau (d’ = 2f).
Hướng dẫn giải:
Ta sẽ có BI =AO = 2f = 2OF’, nên OF’ chính là đường trung bình của tam giác B’BI.
Từ đó ta suy ra OB = OB’.
Ta lại có (đối đỉnh); AB sẽ vuông góc AO và A’B’ vuông góc OA’
Vậy có: ΔABO = ΔA’B’O (theo như trường hợp có cạnh huyền và một góc nhọn bằng nhau).
Kết quả, ta sẽ có A’B’ = h’ = h = AB và OA’ = OA = 2f. ( đây là đpcm)
c) Ảnh này sẽ có kích thước như thế nào so với vật?
Hướng dẫn giải:
Ảnh thật là A’B’ sẽ có kích thước bằng vật: AB = A’B’ hay là h = h’.
d) Công thức để tính tiêu cự thấu kính ở trong trường hợp này?
Hướng dẫn giải:
Ta sẽ có: OA’ = OA = 2f suy ra d’ = d = 2f
↔
e) Tóm tắt được các bước tiến hành đo tiêu cự thấu kính hội tụ theo như phương pháp này.
Hướng dẫn giải:
- Đo được chiều cao của vật, đánh dấu chiều cao này ở trên màn ảnh.
- Dịch chuyển vật và màn ảnh đi ra xa thấu kính những khoảng bằng nhau cho đến khi ta thu được ảnh rõ nét
- Kiểm tra lại xem các điều kiện sau d = d’ và h = h’ có thỏa mãn hay là không.
- Tính tiêu cự của thấu kính theo như công thức là:
3.2. Kết quả đo
Lần đo | Khoảng cách từ vật đến màn ảnh
(mm) |
Chiều cao của vật
(mm) |
Chiều cao của ảnh
(mm) |
Tiêu cự của thấu kính
(mm) |
---|---|---|---|---|
1 | 198 | 20 | 19 | 49,5 |
2 | 200 | 20 | 20 | 50,0 |
3 | 202 | 20 | 20 | 50,5 |
4 | 201 | 20 | 21 | 50,25 |
b) Giá trị trung bình của tiêu cự thấu kính đo được sẽ là:
Kết Luận
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cho các bạn giải mẫu báo cáo vật lý 9 bài 46. Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp các bạn nắm được các lý thuyết cần ghi nhớ về thấu kính hội tụ cũng như hiểu được phương pháp để làm bài thực hành một cách tốt nhất.
Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp các bạn đạt được thành tích tốt trong môn học cũng như vận dụng tốt vào trong thực tế. Nếu còn vấn đề nào thắc mắc hãy truy cập vào kienguru.vn để được hỗ trợ tốt nhất.
Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.