Gợi ý giải đáp bài 37 Lý 10 – Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng – Cụ thể và Ngắn gọn

Bài 37 Lý 10 sẽ được Kiến Guru tổng hợp kiến thức lý thuyết quan trọng và hỗ trợ giải bài tập chi tiết. Hi vọng rằng các em cũng như quý thầy cô sẽ tìm thấy thông tin hữu ích. Điều đó sẽ trợ giúp cho mỗi cá nhân tiện tham khảo và học tốt hơn phân môn này.

I. Ôn tập kiến thức Vật Lý 10 bài 37

Bài 37 Lý 10 thuộc chương VI – Cơ sở của nhiệt động lực học. Học sinh muốn giải chính xác các bài tập về các hiện tượng bề mặt của chất lỏng hãy nắm chắc những nội dung lý thuyết sau đây.

1. Hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng

Hiện tượng căng của bề mặt chất lỏng xảy ra tại bề mặt của chất lỏng. Lực căng của bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt chất lỏng đó luôn có phương vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng. Đồng thời, chúng có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.

Ngoài ra, độ lớn f tỉ lệ thuận với độ dài l của chính đoạn đường đó. Ta có:

f = σl

Trong đó: σ là hệ số căng bề mặt có đơn vị là N/m. Giá trị của σ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng. Hơn hết, khi σ giảm thì nhiệt độ sẽ tăng.

2. Hiện tượng dính ướt. Hiện tượng không dính ướt

Khi thành bình bị dính ướt phần bề mặt chất lỏng ở sát thành bị sẽ bị kéo dịch lên phía trên một chút. Đồng thời, chúng tồn tại dưới dạng một khung lõm.

Trong trường hợp thành bình không bị dính ướt, bề mặt chất lỏng ở sát thành bình sẽ bị kéo dịch xuống phía dưới. Ngoài ra, chúng có dạng một khung lồi.

3. Hiện tượng mao dẫn

Hiện tượng mao dẫn được hiểu là mức chất bên trong các ống dẫn có đường kính nhỏ luôn dâng cao hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài. Đặc biệt, các ống đó xảy ra hiện tượng mao dẫn ta sẽ gọi là ống mao dẫn.

II. Hỗ trợ giải đáp môn Vật Lý 10 bài 37 SGK

Kiến thức Vật Lý 10 bài 37 sẽ được củng cố khi chúng ta tiến hành làm các bài tập trong sách giáo khoa. Dưới đây là những tổng hợp từ Kiến Guru giúp học sinh tiện tra cứu và tham khảo.

1. Bài 1 trang 202

Hãy miêu tả hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng và nói rõ phương, chiều của lực căng bề mặt.

Lời giải:

  • Mô tả hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng: Ta có thanh kẽm gấp thành khung, que tăm AB trượt trên khung. Tiến hành nhúng toàn bộ vào nước xà phòng sau đó nhấc nhẹ phần khung lên sao cho màng nước xà phòng đó lấp đầy diện tích khung – que tăm.
  • Hiện tượng: Quan sát thấy màng nước xà phòng sẽ co lại, đẩy que tăm AB chuyển động theo hướng làm giảm diện tích của bề mặt nước xà phòng đến mức nhỏ nhất. Như vậy, ta có thể nhận định đó là hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng.
  • Phương vuông góc với đoạn đường trên bề mặt và tiếp tuyến với bề mặt của chất lỏng.
  • Chiều làm giảm diện tích bề mặt của chất lỏng.
  • Độ lớn: f = σ.l với σ chính là hệ số căng của bề mặt chất lỏng, đơn vị tính là N/m. Giá trị của σ sẽ phụ thuộc vào nhiệt độ cũng như bản chất của chất lỏng, σ sẽ giảm khi nhiệt độ tăng lên.

2. Bài 2 trang 202

Hãy trình bày chi tiết thí nghiệm xác định hệ số căng của bề mặt chất lỏng theo phương pháp kéo vòng kim loại bứt ra khỏi bề mặt của chất lỏng đó.

Lời giải:

  • Ta tiến hành nhúng khung dây thép mảnh trên đó buộc một vòng dây chỉ có hình dạng bất kỳ vào trong nước xà phòng. Sau đó ta nhấc nhẹ khung dây đó ra bên ngoài để tạo thành màng xà phòng phủ kín toàn bộ mặt khung dây. Tiếp đến ta chọc thủng phần màng xà phòng của giữa vòng dây và quan sát hiện tượng.
  • Khi phần màng xà phòng bên trong vòng dây đã bị chọc thủng thì phần màng xà phòng còn lại trong khung dây đã nhanh chóng co lại để giảm diện tích tới mức nhỏ nhất. Đồng thời, tác dụng lên vòng dây đó những lực kéo căng đều theo phương vuông góc với vòng dây. Điều này làm cho vòng dây có dạng hình tròn. Đặc biệt, những lực kéo căng kể trên gọi là lực căng bề mặt chất lòng.
  • Thông qua kết quả của thí nghiệm trên và nhiều thí nghiệm ta thấy: Lực căng của bề mặt chất lỏng có phương tiếp tuyến với mặt thoáng. Hơn hết, chúng vuông góc với đường giới hạn của mặt thoáng. Không những vậy, có chiều sao cho tác dụng của lực này sẽ làm giảm diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

3. Bài 3 trang 202

Hãy viết chính xác công thức xác định độ lớn của lực căng bề mặt chất lỏng. Cho biết hệ số căng bề mặt sẽ phụ thuộc vào những yếu tố nào của chất lỏng?

Lời giải:

  • Công thức xác định độ lớn của lực căng bề mặt chất lỏng: f = σ.l với
  • Hệ số căng bề mặt σ sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Nhiệt độ.

+ Bản chất của chất lỏng.

4. Bài 4 trang 202

Hãy mô tả hiện tượng bị dính ướt và hiện tượng không bị dính ướt của chất lỏng. Cho biết bề mặt của chất lỏng ở sát thành bình có dạng như thế nào khi thành bình đó bị dính ướt?

Lời giải:

Ta lấy một tấm thuỷ tinh và lá khoai môn, nhỏ lên bề mặt của chúng vài giọt nước.

  • Mô tả hiện tượng bị dính ướt: Nếu như bề mặt nào khiến giọt nước lan rộng ra thành một lớp mỏng ta gọi đó là bị dính nước (bình thuỷ tinh).
  • Mô tả hiện tượng không bị dính ướt: Nếu như bề mặt bào giọt nước bị co tròn lại, dẹt xuống do tác dụng của trọng lực thì bề mặt đó không dính ướt (lá khoai môn).
  • Bề mặt của chất lỏng khi ở sát thành bình sẽ cong lên cao hơn mặt thoáng của chất lỏng khi thành bình bị dính ướt.

III. Hướng dẫn giải một số bài tập bài 37 Lý 10 sbt

Môn Vật Lý 10 bài 37 còn có rất nhiều bài tập trong SBT. Nếu các em cũng muốn tìm ra lời giải chính xác, hãy tham khảo nội dung dưới đây.

1. Bài 37.1 trang 89 sách bài tập Vật Lý 10

Cho một vòng nhôm mỏng với đường kính bằng 50mm và trọng lượng P = 68.10-3N. Vòng nhôm này được treo vào lực kế lò xo sao cho đáy của chúng tiếp xúc với mặt nước. Biết rằng hệ số của lực căng bề mặt nước là 72.10-3N/m. Hãy xác định lực kéo để vòng nhôm có thể bứt lên khỏi mặt nước.

word image 30714 2

Lời giải:

Ta chọn B là đáp án đúng.

word image 30714 3

2. Bài 37.2 trang 89 sách bài tập Vật Lý 10

Cho biết một màng xà phòng căng trên mặt khung dây đồng hình chữ nhật treo theo chiều thẳng đứng. Đoạn dây ab có chiều dài là 80mm có thể trượt trên không ma sát trên khung này. Biết rằng hệ số căng bề mặt của nước xà phòng là 40.10-3N/m và khối lượng riêng của đồng bằng 8,9.103kg/m3. Yêu cầu xác định đường kính của đoạn ab để nó nằm cân bằng, lấy g xấp xỉ bằng 9,8m/s2.

  1. d = 10,8mm.
  2. d = 12,6mm.
  3. d = 2,6mm.
  4. d = 1,08mm.

Lời giải:

Ta chọn D là đáp án đúng.

word image 30714 4

3. Bài 37.3 trang 89 sách bài tập Vật Lý 10

Ta có một ống nhỏ dựng thẳng bên trong đựng nước. Khi đó, nước dính hoàn toàn miệng ống là 0,43mm. Đồng thời, trọng lượng của mỗi giọt nước rơi khỏi miệng ống là 9,72.10-5N. Hãy tính hệ số căng của mặt nước.

word image 30714 5

Lời giải:

Ta chọn A là đáp án đúng.

word image 30714 6

Bài 37 Vật Lý 10 với nội dung kiến thức và bài tập đã được trình bày chi tiết trên đây. Chúng tôi mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các em học sinh hiểu được lý thuyết và giải nhuần nhuyễn bài tập về Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng.

Các em muốn cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru.

Chúc các em đạt nhiều thành tích cao trong học tập!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ