GỢI Ý ĐỌC VÀ CẢM NHẬN BÀI THƠ TRÀNG GIANG – CHI TIẾT VÀ NGẮN GỌN

Tràng giang là bài thơ đặc sắc trong cuộc đời thơ ca của Huy Cận. Tác phẩm sử dụng bút pháp hiện thực đan xen bút pháp cổ điển để khắc họa một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh, qua đó, bộc lộ tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu chân thành với quê hương.

Chúng ta cùng cảm nhận bài thơ Tràng giang để thấy được nỗi nhớ nhà, cái buồn toát ra từ những vật bé mọn, như những kiếp người cô đơn, lạc lõng giữa không gian bao la. Không chỉ vậy, Tràng giang lại vẽ lên một phong cảnh đẹp, giàu màu sắc, nhiều đường nét hùng vĩ.

Dưới đây là gợi ý về cảm nhận bài thơ tràng giang chi tiết. Mời các bạn cùng theo dõi.

 

1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC HỖ TRỢ CẢM NHẬN TRÀNG GIANG

Tràng Giang của Huy Cận là một trong những tác phẩm trọng điểm trong chương trình ngữ văn 11. Không chỉ có mặt trong nội dung học mà còn ở những bài kiểm tra, bài thi quan trọng. Để khai thác được về mặt cảm xúc một cách hiệu quả nhất, trước tiên, các bạn hãy cùng với KienGuru đi tìm hiểu về tác giả tác phẩm để có được cái nhìn chung về tác giả và cảm nhận khái quát về tác phẩm nhé !

word image 36657 2

1.1. Đôi nét về tác giả Huy Cận

– Huy Cận ( 1919-2005) tên khai sinh là Cù Huy Cận

– Ông tham gia hoạt động cách mạng và giữ nhiều trọng trách khác nhau

– Giống như thanh niên thời đó, Huy Cận nhận thức được cuộc sống tù túng, tẻ nhạt, quẩn quanh nên thường có nỗi buồn cô đơn, điều này khắc họa khá rõ trong thơ ca

– Các tác phẩm chính:

+ các tập thơ: Lửa thiêng, Vũ trụ ca, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi,…

+ văn xuôi: Kinh cầu tự

– Phong cách nghệ thuật: thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí

⇒ Huy Cận là gương mặt tiêu biểu của thơ ca hiện đại

1.2. Đôi nét về tác phẩm Tràng Giang (Huy Cận)

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

– Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề bao la, vắng lặng

b. Bố cục

– Phần 1 (khổ 1): cảnh sông nước và tâm trạng buồn của thi nhân

– Phàn 2 (khổ 2 + 3): cảnh hoang vắng và nỗi cô đơn của nhà thơ

– Phần 3 (khổ 4): cảnh hoàng hôn kì vĩ và tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ

c. Giá trị nội dung

– Bài thơ bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

d. Giá trị nghệ thuật

– Vẻ đẹp cổ điển thể hiện trên nhiều phương diện:

+ mỗi dòng 7 chữ ngắt nhịp đều đặn, mỗi khổ 4 dòng, tách ra như bài thơ tứ tuyệt

+ cách thức miêu tả thiên nhiên theo bút pháp hội họa cổ điển: một vài nét đơn sơ nhưng ghi được hồn tạo vật

+ tả cảnh ngụ tình

+ sự trang nhã, thanh thoát từ hình ảnh, ngôn từ

– Chất hiện đại thể hiện trong cách cảm nhận sự việc, tâm trạng bơ vơ, buồn bã phổ biến của cái tôi lãng mạn đương thời

2. HƯỚNG DẪN CẢM NHẬN BÀI TRÀNG GIANG

Qua những khái quát được truyền tải ở phần tổng hợp kiến thức hỗ trợ trên, các bạn đã có được những hình dung cơ bản về tác giả, tác phẩm rồi nhỉ ?

Sau đây, KienGuru sẽ cùng các bạn chạm tới cảm xúc và cảm nhận Tràng Giang một cách sâu sắc.

word image 36657 3

2.1. Mở bài

2.1.1. Tác giả

– Là một trong những trụ cột của phong trào thơ mới

– Tràng Giang trích trong tập thơ đầu tay “Lửa thiêng” (1939)

2.1.2. Nội dung phân tích

Bài thơ là nỗi lòng của một cá thể cô đơn trước vũ trụ vô tận, trước dòng đời mênh mang.

2.2. Thân bài

2.2.1. Khái quát

a. Hoàn cảnh sáng tác

– Trích trong tập thơ đầu tay “Lửa thiêng” (1939)

– Cảm hứng sáng tác: Cảm hứng từ một buổi chiều mùa thu, khi tác giả một mình đứng ở bờ Nam bến Chèm, nhìn cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước

b. Nhan đề
  • Phép điệp âm “ang” gợi hình ảnh con sông lớn, rộng mênh mông
  • Là một từ Hán Việt cổ nên gợi hình ảnh con sông cổ kính, lâu đời.

c. Lời đề từ
  • Thâu tóm nội dung của cả bài thơ
  • Các hình ảnh “trời rộng”, “sông dài” gợi những phạm vi, không gian khác nhau
  • Cảm xúc của nhà thơ: nỗi buồn nhớ nhẹ nhàng, man mác

=>Vừa có tác dụng định hướng, vừa tạo tính cổ điển, hiện đại

2.2.2. Phân tích

a. Khổ 1: “Tràng giang” mở ra bằng hình ảnh dòng sông mang nỗi sầu nhân thế (Trích 4 câu thơ)

– Câu 1:

  • Gợi sự vận động hết sức nhỏ bé, nhẹ nhàng của sóng
  • Từ láy “điệp điệp” khiến nỗi buồn trở nên cụ thể, chồng chất lên nhau
  • Trên dòng tràng giang mênh mông, nổi bật hình ảnh một con thuyền lẻ loi, trôi vô định
  • Cụm từ “thuyền về nước lại” đọc lên nghe như có gì đó chia lìa đôi ngả.
  • Cụm từ “sầu trăm ngả”: nỗi sầu vô hướng, tỏa rộng khắp không gian

– Câu 4:

  • Hình ảnh “củi một cành khô” gợi cái cô đơn, nhỏ bé, phù duSố từ “một” gợi sự ít ỏi, “cành khô” gợi sự khô héo, “lạc” mang nỗi sầu vô định, vô hướng

=>Những cảm nhận tinh tế trước thiên nhiên sông nước, qua đó bộc lộ nỗi niềm, tâm trạng của nhà thơ

b. Khổ 2: Huy Cận như vẽ thêm cảnh qua một cái nhìn bao quát hơn (trích 4 câu thơ)

– Câu 1,2:

  • Từ láy “lơ thơ” với biện pháp đảo ngữ: nhấn mạnh cái trống trải, thưa thớt của cảnh vật trên cồn cát
  • Từ láy “đìu hiu”: tác giả học được từ câu thơ trong bài “Chinh phụ ngâm” (Đoàn Thị Điểm) -> làm sống lại không khí trống trải, thê lương của thơ xưa
  • Từ “đâu” có thể hiểu là đâu có hoặc đâu đó. Nhưng hiểu theo cách nào thì âm thanh nhỏ nhoi-biểu tượng cho dấu vết con người cũng quá mỏng manh, mờ nhạt

– Câu 3,4

  • Huy Cận đã thể hiện được sự vận động, mở rộng về mọi hướng của không gian
  • Cụm từ “sâu chót vót” khiến không gian được mở rộng theo 3 chiều: dài, rộng, cao

=>Đó là cảm giác nhớ nhà, bơ vơ, lạc lõng giữa thiên nhiên, giữa trời rộng, sông dài

c. Khổ 3: Nỗi buồn của cảnh vật gắn với nỗi sầu nhân thế (trích thơ)

– Câu 1,2

  • Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: gợi sự bấp bênh, trôi nổi của những kiếp người vô định
  • Hình ảnh “bờ xanh tiếp bãi vàng”: thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, không có bóng dáng của con người

– Câu 3,4

+ Cấu trúc phủ định “không….. không” phủ nhận hoàn toàn những kết nối của con người

=>Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn bao trùm

d. Khổ 4: Nỗi cô đơn được mở lên chiều cao với những hình ảnh đối lập (trích thơ)

– Câu 1,2

  • Bút pháp chấm phá: mở ra hình ảnh những núi mây trắng được ánh nắng chiếu vào như dát bạc
  • Câu thơ thứ 2 có thể hiểu theo 2 nghĩa: chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều sa xuống tràng giang hay chính bóng chiều đè nặng lên cánh chim làm cánh chim nghiêng lệch

– Câu 3,4:

  • Từ láy “dợn dợn”: thể hiện nỗi niềm cô đơn, bâng khuâng
  • 2 chữ “nhớ nhà”: gợi hình ảnh một người lữ thứ xa nhà lẻ loi, dừng bước bên bờ tràng giang
  • Huy Cận không cần nhìn khói hoàng hôn cũng nhớ nhà bởi nỗi nhớ ấy không phụ thuộc vào ngoại cảnh mà xuất phát từ tâm can

=>Nét tâm trạng chung của các nhà thơ mới lúc bấy giờ

2.2.3. Đánh giá

a. Nghệ thuật
  • Sử dụng những chất liệu, thi liệu gần gũi với đời sống
  • Bút pháp chấm phá, lấy cảnh để nói tâm trạng được sử dụng linh hoạt
  • Tiếp thu và làm mới thơ cổ điển

b. Nội dung
  • Nỗi buồn, nỗi cô đơn của tác giả khi đứng trước quê hương nhưng quê hương đã không còn
  • Mong muốn tìm kiếm hơi ấm của con người nhưng cái nhận lại chỉ là thất vọng cùng cô đơn
  • Bộc lộ kín đáo lòng yêu nước sâu đậm

2.3. Kết bài

  • Tổng kết lại vấn đề
  • Nêu cảm nhận của bản thân

3. KẾT LUẬN

Trên đây là những hướng dẫn về cảm nhận Tràng Giang mà KienGuru gửi tới các bạn. Bài viết bao gồm những thông tin về tác giả, tác phẩm và những cảm nhận chân thực, dễ hiểu.

Bài Tràng giang đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đến da diết của nhà thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, nhà thơ đã tức cảnh mà sinh tình, đó là tình cảm chân thành với quê hương đất nước của nhà thơ. Với cách tiếp cận với những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, Tràng giang đã trở thành một sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Hy vọng qua bài viết, các bạn sẽ tự ôn tập củng cố lại kiến thức bản thân, vừa rèn luyện tư duy tìm tòi, phát triển lời giải cho từng bài tập.

Học tập là một quá trình không ngừng tích lũy và cố gắng. Để dung nạp thêm nhiều điều bổ ích, mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trên trang của Kiến Guru.

Chúc các bạn học tập tốt !

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ