Gợi ý đọc và cảm nhận bài thơ chiều tối – Cụ thể và ngắn gọn

Cảm nhận bài thơ chiều tối nhằm đi sâu phân tích phong cảnh thiên nhiên, đời sống một cách chân thật. Thông qua đó ta cũng nắm rõ tâm hồn vĩ đại của Hồ Chủ Tịch. Toàn bộ nội dung chi tiết đã được Kiến Guru hé lộ trong bài viết sau đây.

1. Tổng hợp kiến thức hỗ trợ cảm nhận về bài thơ chiều tối

Cảm nhận bài thơ chiều tối ta cần nêu được tác giả, tác phẩm. Như vậy, người đọc mới có thể nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ, nắm chắc tổng quan sau đó mới đi sâu phân tích chi tiết.

1.1. Tác giả

Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê của Người ở Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An, có cha là Nguyễn Sinh Sắc, mẹ là Hoàng Thị Loan.

word image 35526 1

Hồ Chí Minh

Thuở nhỏ, Người đã nổi tiếng là thông minh, học giỏi, có lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Hồ Chủ Tịch đã tìm ra con đường giải phóng cho toàn dân tộc. Đồng thời, lãnh đạo toàn dân ta kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu nhằm phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Người luôn chú trọng tới tính chân thực và dân tộc, mục đích, đối tượng tiếp nhận. Điều này nhằm quyết định nội dung cũng như hình thức tác phẩm.

Người đã để lại nguồn di sản văn học vô cùng lớn với nhiều tác phẩm chính luận, truyện và kí, thơ ca. Mỗi tác phẩm là một thể loại riêng, đa dạng trong phong cách.

1.2. Tác phẩm

Cảm nhận bài thơ Chiều tối các em cần nêu được bài thơ thứ 31 trích trong tập thơ “Nhật ký trong tù”. Theo đó, Bác đã sáng tác vào mùa Thu năm 1942 trên đường chuyển nhà lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với bố cục gồm 2 phần:

  • Phần thứ nhất: Hai câu đầu – Miêu tả bức tranh thiên nhiên tại vùng sơn cước.
  • Phần thứ hai: Hai câu cuối – Nói lên bức tranh sinh hoạt.

word image 35526 2

Chiều tối là bài thơ được in trong tập Nhật ký trong tù

2. Hướng dẫn lập dàn ý cảm nhận bài thơ Chiều tối

Cảm nhận về bài thơ chiều tối cần được triển khai ý theo ba phần chính là mở – thân – kết. Tuỳ vào giọng văn, cách hiểu các em sẽ có cách dẫn dắt riêng. Tuy nhiên, một bài làm hoàn chỉnh nên bám sát những nội dung quan trọng sau đây:

2.1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh.
  • Giới thiệu về bài thơ Chiều tối trích trong tập thơ “Nhật ký trong tù” bài số 31.

2.2. Thân bài

Cảm nhận bài chiều tối đối với phần thân bài các em chia nhỏ phân tích hai câu một. Đồng thời, học sinh đừng quên nêu rõ đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật lên sức hấp dẫn của tác phẩm.

2.2.a. Hai câu đầu: bức tranh thiên nhiên

Cảm nhận chiều tối với hai câu đầu tiên ta thấy được bức tranh thiên nhiên. Các em nên chú trọng triển khai vào những ý chính sau đây:

  • Không gian vô cùng rộng lớn làm nổi bật lên sự lẻ loi của cả con người lẫn cảnh vật.
  • Thời gian lúc này đã là chiều tối, thời khắc cuối cùng của một ngày. Khi đó, con người, vạn vật đã mỏi mệt và rất cần được nghỉ ngơi.
  • Tác giả đã tạo điểm nhìn từ dưới lên cao thể hiện một phong thái ung dung, lạc quan.
  • Hình ảnh thiên nhiên mang nét cổ điển, thơ mộng.

Ẩn sau bức tranh chiều tối ấy chính là vẻ đẹp sâu thẳm tâm hồn Bác. Dù Người đang phải chịu sự thống khổ của nhà lao nhưng vẫn yêu thiên nhiên vô tận. Phong thái ung dung này không phải ai cũng có được.

Tác giả đã sử dụng bút pháp chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình. Nhờ vậy, bức tranh thiên nhiên buổi chiều tối thoáng đãng. Đặc biệt, tâm hồn của người thi nhân cũng hiện lên thật cao đẹp.

2.2.b. Hai câu cuối: bức tranh đời sống

Trái ngược hoàn toàn với hai câu trên, ở hai câu sau vẫn là cảnh chiều tối nhưng đã có ánh lửa hồng. Đồng thời, không gian mở ra một xóm núi ấm áp, những hình ảnh chân thực của đời sống. Điển hình như cô gái đang xay ngô – Gợi lên hình ảnh chân thực, đời thường và vô cùng giản dị. Bức tranh lao động hiện ra ngay trước mắt tác giả với sự trẻ trung, khoẻ khoắn, tràn đầy sức sống.

Tác giả sử dụng điệp vòng – đảo từ “ma bao túc” – “bao túc ma”. Qua đó mang lại những tác dụng thiết thực như:

  • Mang lại sự nối âm liên hoàn, nhịp nhàng cho lời thơ.
  • Nói lên sự liên hoàn của cối xay ngô được cô gái điều khiển.
  • Những nỗi nhọc nhằn, vất vả trong lao động.
  • Ẩn dụ về vòng quay không ngừng của thời gian.

Mặc dù đang trong cảnh lao tù nhưng Bác đã quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình. Thay vào đó, Người đã quan tâm chia sẻ với cuộc sống nhọc nhằn của con người lao động. Qua đó, ta thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Hồ Chủ Tịch.

Không những vậy, tác giả còn sử dụng nhãn tự là “hồng” để tạo điểm sáng cho bài thơ. Sự vận động từ nỗi buồn tới niềm vui, bóng tối cho tới ánh sáng làm vơi đi nỗi cơ đơn. Đồng thời, ta cũng thấy được niềm vui về cảnh sum họp, hi vọng về tương lai sáng lạng.

2.2.c. Đặc sắc nghệ thuật

Cảm nhận bài thơ chiều tối mang đến cho ta những cảm xúc bình dị, ấm áp lạ thường. Hơn hết, tác phẩm còn được đánh giá cao thông qua các đặc sắc về nghệ thuật như:

  • Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, hàm xúc và cô đọng.
  • Kết hợp hài hoà lối thủ pháp đối lập, điệp vòng.
  • Bài thơ mang sắc thái nghệ thuật cổ điển và hiện đại vì:

+ Cổ điển vì thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, sử dụng văn tự chữ Hán, tả cảnh ngụ tình, nghiêng về cảm hứng thiên nhiên.

+ Hiện đại: Cảnh vật có sự vận động về sự sống, lấy con người làm trung tâm trong bức tranh thiên nhiên. Đặc biệt, nhân vật trữ tình không ẩn mình mà hiện lên rõ ràng một người chiến sĩ.

3. Kết bài

  • Khái quát toàn bộ bài thơ Chiều tối.
  • Đúc kết ý nghĩa, nét đẹp thiên nhiên và con người.
  • Ca ngợi tinh thần lạc quan của Hồ Chủ Tịch, luôn ung dung, yêu đời ngay cả khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn nhất.

3. Văn mẫu cảm nhận về tác phẩm Chiều tối

Với những ý chính trên đây các em có thể triển khai theo giọng văn của mình. Dưới đây là cảm nhận bài thơ chiều tối ngắn gọn học sinh nên tham khảo.

Hồ Chí Minh (19/05/1889 – 02/09/1969), Người không chỉ là lãnh tụ vĩ đại mà còn trở thành danh nhân văn hoá thế giới. Những tác phẩm của Người đều chú trọng tính chân thực và bài thơ Chiều tối là một minh chứng cụ thể.

Tác phẩm này là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập thơ Nhật ký trong tù. Trên con đường khổ ải vì chuyển nhà lao nhưng tác giả vẫn ung dung, tự tại, có tinh thần lạc quan.

Cảnh chiều tối được miêu tả rõ nét trong hai câu thơ đầu về cánh chim đã mỏi đang muốn tìm về chỗ ngủ. Hơn hết, chòm mây cũng đang cô đơn trôi nhẹ giữa tầng không.

Đến hai câu thơ tiếp theo, tác giả đã cho ta thấy sự ấm áp khi có cô em xay ngô tối, lò than rực hồng. Điều này giúp ta xua tan sự cô đơn, tĩnh mịch, hi vọng về tương lai tươi sáng hơn.

Chỉ thông qua vài vần thơ nhưng ta đã hiểu rõ được niềm vui, nỗi buồn của Bác. Dù đang trong cảnh ngục tù, khó khăn, đau đớn Người vẫn một lòng lo cho đất nước.

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ cảm nhận bài thơ chiều tối với những ý chính chi tiết. Các em có thể nhìn vào đó để triển khai ra bài văn hoàn chỉnh. Hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru để không bỏ lỡ kiến thức học tập hay bạn nhé.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ