Gợi ý đọc hiểu và vẽ sơ đồ tư duy chí phèo Dễ hiểu cho học sinh

Sơ đồ thông minh hay sơ đồ tư duy chí phèo sẽ giúp học sinh mau chóng nhớ những nội dung chính trong tác phẩm nổi tiếng này. Đây là phương pháp học mới được ưu tiên vì có tính logic. Hãy cùng phân tích tác phẩm chí phèo và tóm tắt ngắn gọn tác phẩm thông qua sơ đồ tư duy chí phèo.

1. Tổng hợp kiến thức hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy bài Chí phèo

Để lập sơ đồ tư duy chí phèo, đầu tiên, bạn có thể khái quát lên nét chính từ tác giả và tác phẩm. Sau đó, bạn hãy lấy những nét khái quát làm cơ sở để hoàn thành sơ đồ tư duy chí phèo.

1.1. Tác giả

Tác giả Nam Cao chưa được xác định chính xác năm sinh. Tuy nhiên, người ta cho rằng ông có thể sinh ra trong khoảng 1915 – 1917. Năm 1951 ông đã qua đời sau khi để lại cho người đọc nhiều tác phẩm ý nghĩa. Tên thật của Nam Cao là Trần Hữu Trí, ông sinh ra ở Lý Nhân, Hà Nam ngày nay.

Gia đình của Nam Cao thuộc bâc trung công giáo. Nhờ sinh ra trong gia đình có nền tảng nên ông được lo cho ăn học, sau đó chuyển đến Nam Định để tiếp tục theo học phát triển. Do sức khỏe không đảm bảo ông đã quay về nhà để chữa bệnh và sau đó đi lấy vợ. Đến năm 18 tuổi, Nam Cao vào Sài Gòn xin việc ở hiệu may.

word image 36728 1

Chân dung nhà văn Nam Cao

Sau khi đi làm, Nam Cao lại quyết định xin đi dạy học tại Hà Nội. Ông trở ra Bắc và kiếm công việc dạy học. Từ đó, Nam Cao liên tục tham gia các hoạt động nghệ thuật và không ngừng cống hiến công sức của mình cho Đảng, nhà nước:

  • Năm 1943, Nam Cao gia nhập hội Văn hóa cứu quốc
  • Năm 1945, ông xuất hiện trong hội cướp chính quyền tại quê hương nên ông đã được mọi người bầu cử làm chủ tịch xã mới
  • Năm 1946, Nam Cao chuyển ra Hà Nội bắt đầu hoạt động cùng hội văn hóa cứu quốc
  • Năm 1948, ông chính thức trở thành một phần của Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Năm 1950, Nam Cao bắt đầu làm việc tại tạp chí văn nghệ. Ông đã cống hiến và mang lại nhiều thành công cho Hội Văn nghệ Việt Nam.

Các tác phẩm được Nam Cao sáng tác đều có những quan điểm nhân sinh sâu sắc. Ông không đưa những thứ trừu tượng khó hiểu vào tác phẩm của mình. Mọi thứ ông nhắc đến đều hết sức bình dị, đời thường đặc biệt là luôn nâng cao tình yêu, sự công bằng và bác ái.

Sau suốt quá trình hoạt động nghệ thuật, tác giả Nam Cao đã sáng tác được nhiều tác phẩm ý nghĩa. Ông có thể sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch và ký sự. Những tác phẩm tiêu biểu của ông được biết đến rộng rãi là: sống mòn, lão Hạc, Chí Phèo, giăng sáng, đôi mắt……

Mỗi tác phẩm của Nam Cao đều vô cùng nổi bật, đặc sắc và mang lối nghệ thuật không ai có thể trùng lặp. Khi đọc qua các tác phẩm được Nam Cao sáng tác, các nhà phê bình đã đánh giá phong cách nghệ thuật của ông:

  • Luôn nâng cao giá trị con người
  • Đi sâu nhìn thấu nội tâm từng nhân vật
  • Những câu chuyện mộc mạc, đời thường nhưng đưa đến triết lý sâu sắc

1.2. Tác phẩm

Việc phân tích tác phẩm sẽ có ý nghĩa lớn để làm ra sơ đồ tư duy chí phèo.

word image 36728 2

Phân tích chí phèo sau khi ăn cháo hành

a. Thể loại

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cam thuộc thể loại truyện ngắn.

b. Hoàn cảnh sáng tác

Chí phèo được sáng tác vào năm 1941. Dựa vào những điều mà tác giả quan sát nhìn thấy chứng kiến ông đã hư cấu, đưa ra một bức tranh sinh động về cảnh làng quê trước Cách Mạng: những cuộc đời cùng quẫn lương thiện luôn mong muốn một cuộc sống bình thường nhưng không được đáp ứng là trọng tâm.

 

c. Bố cục

Chúng ta có thể phân tích chí phèo của Nam Cao theo 3 phần chính:

  • Phần 1 từ đầu → cả làng Vũ Đại cũng không ai biết: Sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo
  • Phần 2 tiếp theo → không bảo người nhà đun nước mau lên: Diễn biến sau khi Chí Phèo mất đi nhân tính
  • Phần 3: Còn lại: Sự nhận thức về số phận và cuộc đời đầy bi kịch của chí phèo

word image 36728 3

Chí phèo sau khi ra tù liên tục bị xã hội bài xích

 

d. Giá trị nội dung

Phân tích Chí phèo cho ta thấy tác giả muốn tố cáo hiện thực tàn bạo của định kiến xã hội. Những định kiến cổ hủ vô tình là con dao xô ngã những mảnh đời như chí phèo. Đồng thời, tác giả muốn nói lên sự thối nát của một xã hội một chế độ không có tình người.

Con người sống trong xã hội tha hóa rất dễ tha hoá theo đó, tuy nhiên, tác giả vẫn mong muốn có những con người dám nghị lực dám vượt lên. Bên cạnh cảm thông xót xa, ông cũng ca ngợi và tôn vinh những con người dù bị chèn ép, bất hạnh cũng không đánh mất vẻ lương thiện.

 

e. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật phân tích nhân vật giúp tác phẩm hay và đặc sắc. Ngoài ra, ông còn có giọng văn sinh động không gò bó khuôn phép làm tác phẩm sinh động như tác phẩm chuyển thể hình ảnh trên giấy.

 

f. Ý nghĩa nhan đề

Ban đầu, tác giả đặt tên là “Cái lò gạch cũ” nhưng lại không thể đưa hình ảnh đó xuyên suốt tác phẩm. Sau này, ông chọn cái tên Chí phèo vì đó là tên nhân vật chính đồng thời cũng làm nổi bật hình ảnh một con người trong xã hội mục nát.

 

2. Hướng dẫn lập sơ đồ tư duy Chí phèo

Việc lập sơ đồ tư duy chí phèo có thể đi theo hai hướng thường được sử dụng. Cách thông thường là đi theo hoàn cảnh diễn biến trong câu chuyện xoay quanh nhân vật chí phèo. Mặt khác, bạn cũng có thể phân tích hình ảnh từng nhân vật được đề cập đến trong tác phẩm lập ra sơ đồ về tính cách đặc điểm….

2.1. Sơ đồ theo tuyến nhân vật

  • Nhân vật Chí Phèo
    • Xuất thân không có cha mẹ nương tựa là đứa con bị bỏ rơi.
    • Tính tình hiền lành chăm chỉ lao động đặc biệt rất tự trọng
    • Sau khi bị bỏ tù oan, Chí Phèo đã căm phẫn quyết tâm thay đổi. Từ đây, anh tha hóa trở thành lưu manh bị xã hội chối bỏ
    • Bá Kiến liên tiếp gây khó dễ khiến Chí Phèo rơi vào bi kịch
    • Sau gặp gỡ Thị Nở, Chí phèo đã thức tỉnh.
  • Nhân vật Thị Nở
    • Là người có nội tâm đẹp nhưng vẻ ngoài ma chê quỷ hờn
    • Thị Nở đã mang lại cho Chí phèo khao khát cuộc sống gia đình
  • Nhân vật Bá Kiến
    • Xuất thân trong gia đình nhiều đời lý trưởng
    • Tính cách bạo ngược, khôn lẻo, mưu mô và thủ đoạn

2.2. Sơ đồ theo bối cảnh nội dung và trình tự thời gian

word image 36728 4

Sơ đồ tư duy chí phèo

  • Trước khi Chí Phèo bị bỏ tù
    • Xuất thân không có cha mẹ nương tựa, là đứa con bị bỏ rơi.
    • Tính tình hiền lành, chăm chỉ lao động, đặc biệt rất tự trọng
  • Sau khi Chí Phèo ra tù
    • Thay đổi tính cách
    • Thay đổi ngoại hình
    • Bị tước đi quyền làm người
  • Chí Phèo thức tỉnh
    • Gặp gỡ và nảy sinh tình cảm với Thị Nở
    • Hình ảnh bát cháo hành
    • Âm thanh và kí ức
    • Mong ước cuộc sống bình thường nhưng yên bình
  • Bi kịch cuộc đời của Chí phèo khi bị cự tuyệt
    • Yêu thích Thị Nở nhưng bà cô của Thị Nở phản đối
    • Xã hội không chấp nhận cho Chí trở về con đường lương thiện

Kết luận

Sơ đồ tư duy Chí phèo có thể được thành lập dựa theo dòng thời gian hoặc đi sâu vào đặc điểm của mỗi nhân vật. Tuy nhiên, điểm cần thể hiện rõ chính là cuộc đời số phận của nhân vật chí phèo. Kiến hi vọng rằng những tổng hợp trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình ôn tập tác phẩm.

Ngoài ra, các bạn hãy truy cập kienguru.vn để khám phá, tìm hiểu thêm nhiều tác phẩm văn học hay và ý nghĩa nhé.

Kiến Guru chúc các bạn luôn học tập thật tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ