Lặng lẽ Sapa là tác phẩm nói về người thanh niên vùng xuôi lên làm việc tại trạm dự báo thời tiết, cảm xúc của anh thanh niên biến đổi qua từng giai đoạn, nói về thiên nhiên nơi đây, những con người làm công việc ở đây đã đánh đổi hy sinh lợi ích cá nhân như thế nào, để học tốt ta nên đọc bài và tìm hiểu bài trước khi lên lớp.
Hệ thống kiến thức hỗ trợ soạn bài Lặng lẽ Sapa
- Tiểu sử Nguyễn Thành Long
Tác giả Nguyễn Thành Long (sinh 1925 – mất 1991), tại huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam.
Ông tham gia hoạt động văn nghệ sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 trong những năm kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954 ở địa bàn Nam Trung Bộ và bắt đầu sáng tác vào thời gian này.
Sau kháng chiến chống Pháp 1954, tập kết ra miền Bắc tác giả đã chuyển về làm việc sáng tác và biên tập ở các trang báo chí và nhà xuất bản.
Sự nghiệp sáng tác:
- Nguyễn Thành Long là một tác giả chuyên viết về truyện ngắn và bút ký
- Ông đã cho xuất bản nhiều tác phẩm; về văn xuôi tiêu biểu có: Ta và chúng nó (tập truyện ngắn năm 1950), Khúc hát của người cán bộ (Truyện vừa năm 1950), Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký năm 1952),…
- Tác phẩm Lặng lẽ Sapa
- Ý nghĩa nhan đề truyện
Sa pa là nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành, mùa đông lạnh và thường có tuyết, nơi đây không gian tĩnh mịch yên ắng nhưng rất thơ mộng, là địa điểm du lịch nổi tiếng trong cả nước, vì vậy truyện đã được tác giả đặt là “Lặng lẽ Sa pa”, ngay từ nhan đề ta đã có thể đoán được không khí nơi đây, ngoài ra còn ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa những công việc thầm lặng, hy sinh cuộc sống cá nhân của các nhà khoa học ở tại các trạm khí tượng Sa pa.
Bên cạnh đó nhan đề còn gợi ra vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời Sa pa, thể hiện sự lớn lao của những con người ở trên mảnh đất này. Có vẻ như tác giả đang lấy địa danh để làm nền khắc hoạ cho hình ảnh đẹp của con người.
-
- Hoàn cảnh sáng tác
Truyện ngắn là kết quả của chuyến đi lên tỉnh Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả.
Nằm trong tập Giữa trong xanh in năm 1972.
-
- Bố cục
Truyện ngắn có 3 phần:
Phần 1 (từ đầu đến “Kìa, anh ta kia”: Hình ảnh anh thanh niên qua lời kể của bác tài xế.
Phần 2 (tiếp đến “Không có vật gì như thế”): Cuộc gặp gỡ, trò chuyện của ông hoạ sĩ già, cô kỹ sư và anh thanh niên.
Phần 3 (còn lại): Cuộc chia tay giữa 3 người (sự tiếc nuối cũng như nhiều điều phải suy ngẫm).
II. Hướng dẫn lập soạn Lặng lẽ Sa pa
Câu 1 trang 189 Ngữ văn 9 tập 1
Nhận xét cốt truyện và tình huống truyện
Hướng dẫn trả lời:
Cốt truyện: Với cốt truyện đơn giản, “Lặng lẽ Sa pa” kể về một cuộc gặp gỡ của bốn con người, 4 hoàn cảnh khác nhau: Bác tài, ông hoạ sĩ già, cô kỹ sư trẻ và cậu thanh niên chỉ vỏn vẹn ba mươi phút ở giữa cảnh núi rừng lặng lẽ, thơ mộng (Bác tài dừng xe cho khách nghỉ trên đỉnh Sapa nơi cậu thanh niên trẻ làm việc). Qua đây, hình ảnh của chàng thanh niên trẻ khiến nhiều người phải suy ngẫm.
Cuộc gặp gỡ là cơ hội để tác giả khắc họa được chân dung của cậu thanh niên (nhân vật chính) một cách tự nhiên nhất, hình ảnh tập trung qua ánh nhìn, suy nghĩ của các nhân vật khác, đặc biệt là người hoạ sĩ già. Như vậy hình ảnh của anh thanh niên xuất hiện trong mắt người đọc một cách khách quan nhất.
Tình huống truyện: Tự nhiên, giản dị, nhẹ nhàng nhưng cũng vội vã.
Bài 2 trang 189
Anh thanh niên trẻ trên trạm khí tượng
- Hoàn cảnh anh thanh niên xuất hiện: Là cuộc gặp gỡ tình cờ trong chốc lát trên đỉnh Sapa nơi a thanh niên làm việc. Qua lời kể của bác tài, anh là người “cô độc nhất thế gian”, vì mới lên nhận công tác tại đây nên cảm giác “thèm người quá” nên anh tìm cách để xe dừng lại, anh xuất hiện khi có xe chở khách đi đến.
- Mối quan hệ với các nhân vật khác
Là một người mến khách, vì “thèm người” nên vui mừng, kích động khi có người đi lên núi thăm
Là một người sống biết quan tâm người khác, hái hoa tặng cho cô kỹ sư trẻ, chuẩn bị trứng luộc cho khách trên xe ăn trưa,… ân cần chu đáo với bác tài (gửi tam thất cho vợ của bác làm thuốc).
Là một người trẻ say mê công việc, tuy thời tiết có khắc nghiệt, cuộc sống có khó khăn nhưng anh vẫn có tinh thần trách nhiệm cao: Công việc vất vả, “đo mưa, đo nắng, chấn động mặt đất,…” để báo về cơ quan vào lúc một giờ sáng, bốn giờ sáng để dự báo cho người dân, dù quanh anh là một màu đen tối mịt, lạnh buốt, gió rít từng cơn nhưng anh vẫn nghiêm túc và đúng giờ, vì điều đó anh đã giúp không quân ta bắn hạ máy bay của Mỹ.
Là một người trẻ có nếp sống khoa học, ngăn nắp; Căn phòng làm việc của anh được sắp xếp gọn gàng, có một giá sách và một cuốn sách đang đọc dở ở trên bàn chứng minh có một tinh thần học hỏi không ngừng.
Là một người có tâm hồn cao đẹp: ở một mình nhưng anh vẫn trồng hoa và thảo dược, đủ màu sắc và chủng loại.
Khiêm tốn và giản dị khi anh ít nói về bản thân mình, dành thời gian nhiều nhất có thể để nói chuyện với mọi người, từ chối khi được ông hoạ sĩ già đề nghị được vẽ về anh vì anh cho rằng còn nhiều người xứng đáng được vẽ hơn cả anh.
Bài 3 trang 189
Hình ảnh nhân vật ông hoạ sĩ
Không dùng ngôi kể thứ nhất nhưng tác giả mượn cái nhìn và suy nghĩ của ông để nói về nghệ thuật và về con người, sự xúc động trước người thanh niên đang tuổi xuân phơi phới nhưng lại ở một mình trong trạm khí tượng.
Trong chuyến thực tế cuối cùng trước khi về nghỉ hưu, sự xuất hiện của cậu thanh niên – một đối tượng nghệ thuật mới lạ mà ông chưa được tiếp xúc lần nào đã làm người hoạ sĩ già bối rối: Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác,… nhưng làm thế nào để đạt được chính tấm lòng của người hoạ sĩ giữa bức tranh đó và làm thế nào để người xem tranh hiểu được về con người anh ta, làm sao để chỉ khi vừa mới nhìn vào người ta sẽ nhìn ra được khí chất con người của anh ta mà không mơ hồ như một ngôi sao trên bầu trời cao kia?
Hình ảnh anh thanh niên khiến ông hoạ sĩ muốn lưu giữ lại bằng một bức tranh kí hoạ, người con trai ấy trong mắt ông thật đáng yêu nhưng lại làm cho ông nhọc quá. Những điều anh làm người ta suy nghĩ và cả những điều anh suy nghĩ đến,…
Hình ảnh của cậu thanh niên trẻ qua những cảm xúc, suy tư của người hoạ sĩ già với những sự bất lực của nghệ thuật trong cuộc hành trình vĩ đại là cả cuộc đời… như cái quan niệm về mmarnh đất Sa pa này vậy.
Các nhân vật phụ khác:
- Cô kỹ sư trẻ: Những điều cậu thanh niên nói trong cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ , cả những chuyện kể về những người khác mà anh đã gặp cũng khiến cô bàng hoàng. Đó là sự trỗi dậy của những tình cảm lớn lao, cao cả khi người ta gặp được những hình ảnh đẹp toả ra từ cuộc sống xung quanh mà ta chưa bao giờ biết.
- Bác lái xe: Qua lời kể trên suốt quãng đường đi của ông thì người hoạ sĩ già và cô kỹ sư trẻ vô cùng thích thú chờ đợi, tò mò về sự xuất hiện người thanh niên – nhân vật chính của truyện. Cậu thanh niên là “một trong những người cô độc nhất thế gian” và rất đỗi “thèm người” của cậu thanh niên khi anh vừa chuyển từ nơi phố thị tấp nập lên một đỉnh núi cao quanh năm chỉ làm bạn với cây cỏ, với không khí lạnh bao trùm.
Kết luận: Như vậy, chúng ta đã đi ôn tập sơ lược lại các kiến thức về truyện ngắn Lặng lẽ Sa pa của tác giả Nguyễn Thành Long, nhân vật anh thanh niên trẻ rời phố thị lên núi làm nhiệm vụ tại trạm khí tượng đã mang một hình ảnh đẹp đến cho người đọc qua lời kể của ông hoạ sĩ già, cô kỹ sư trẻ và bác lái xe. Điều này mang lại nhiều bài học giá trị cho lớp trẻ chúng ta hiện nay, suy nghĩ về cách sống, cách cống hiến có ích cho đời nhưng không phô trương.
Để được đọc thêm phân tích về nhiều tác phẩm, bạn đọc hãy truy cập vào trang web: https://www.kienguru.vn/ của chúng tôi để có những trải nghiệm tốt nhất cho việc học tập.