Gợi ý đọc hiểu và phân tích từ ấy – Chi tiết và ngắn gọn

Phân tích từ ấy để hiểu rõ hơn tác phẩm do Tố Hữu sáng tác. Các em muốn hệ thống kiến thức khoa học, dễ hiểu và ngắn gọn đừng bỏ qua bài viết này. Những tổng hợp từ Kiến Guru chắc chắn sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn.

1. Hệ thống kiến thức hỗ trợ phân tích bài thơ Từ ấy

Phân tích Từ ấy được đội ngũ giảng viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn. Nhờ đó, nội dung đảm bảo chính xác, bám sát chương trình giáo dục hiện hành. Vì thế, các em có thể yên tâm tham khảo cũng như chắt lọc các ý hay ngay sau đây.

1.1. Tác giả

Tố Hữu (1920 – 2022), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Thuở nhỏ, ông sinh ra và lớn lên trong một nhà Nho ở Huế. Đó cũng là vùng đất cố đô thơ mộng, lưu giữ nhiều nét đẹp văn hoá dân gian.

word image 35416 1

Tác giả Tố Hữu

Khi trưởng thành hơn, ông nhanh chóng tìm đến cách mạng và giác ngộ. Ông rất hăng say hoạt động cũng như đấu tranh, trải qua nhiều lần tù ngục.

Sau đó, ông liên tục giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy của đất nước. Ngoài ra, Tố Hữu còn tạo dấu ấn đặc biệt khi đóng góp vô số các tác phẩm vào nền văn học nước nhà:

  • Từ ấy.
  • Việt Bắc.
  • Gió lộng.
  • Ra trận.
  • Máu và hoa.
  • Một tiếng đờn.
  • Ta với ta.

Năm 1994, Tố Hữu vinh dự nhận thưởng Huân chương sao vàng. Đến năm 1996 ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và giải thưởng văn học ASEAN 1999.

Nội dung trong thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình và chính trị. Nhờ đó, các tác phẩm đều gắn bó cũng như phản ánh chân thực chặng đường cách mạng đầy gian khổ. Đồng thời, chất chứa trong đó là hình ảnh hi sinh, chiến công vang dội.

Thơ ông luôn thể hiện cho lẽ sống, lý tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại. Hơn hết, càng đọc ta càng thấy được phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

1.2. Tác phẩm

Phân tích bài thơ Từ ấy ta cần nêu được thể loại, hoàn cảnh sáng tác, bố cục. Nội dung chi tiết của từng phần sẽ được phân tích ngay sau đây:

word image 35416 2

Bài thơ Từ ấy thuộc thể loại thơ 7 chữ

1.2.a. Thể loại

Phân tích Từ ấy ta thấy đây thuộc thể loại thơ 7 chữ. Tác phẩm đã đánh dấu mốc son chói lọi trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ Tố Hữu. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện niềm vui sướng, hân hoan khi bắt gặp lý tưởng của Đảng, cách mạng. Từ đó, ông nguyện dấn thân vào con đường máu lửa ấy.

1.2.b. Hoàn cảnh sáng tác

Phân tích bài từ ấy ta biết được cảm xúc, suy tư sâu sắc của tác giả khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Kể từ đây người thanh niên đã có con đường để sống trọn với lòng yêu nước vô bờ bến.

1.2.c. Bố cục

Từ ấy phân tích có thể chia ra làm 3 phần. Nội dung từng phần như sau:

  • Khổ thơ thứ nhất – Nói lên niềm vui sướng, say mê của tác giả khi gặp được lý tưởng của Đảng.
  • Khổ thơ thứ hai – Tác giả nhận thức sâu sắc về lẽ sống.
  • Khổ thơ thứ ba – Sự chuyển biến của tác giả trong tình cảm.

1.2.d. Giá trị nội dung

Phân tích Từ ấy để thấm nhuần giá trị nội dung tác giả muốn truyền tải. Đó chính là niềm vui sướng của Tố Hữu khi đón nhận lý tưởng cộng sản. Hơn hết, ông cũng tìm thấy những điều mới về lẽ sống, chuyển biến về nhận thức và hành động.

1.2.e. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ Từ ấy mang hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng. Đặc biệt, tác giả đã sử dụng ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu, giọng thơ sảng khoái. Điều này càng thể hiện rõ niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ của một cá nhân tìm ra con đường chân ái.

==>> Xem thêm nội dung liên quan:

2. Hướng dẫn lập dàn ý phân tích bài Từ ấy

Phân tích bài Từ đấy là một trong những đề văn thường gặp khi kiểm tra, thi học kỳ,… Các em muốn thực hiện tốt yêu cầu này hãy dành thời gian đọc ngay nội dung dưới đây. Theo đó, Kiến Guru sẽ đưa ra gợi ý chi tiết, triển khai nội dung đầy đủ giúp học sinh đạt điểm cao.

2.1. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả Tố Hữu.
  • Giới thiệu chung về tác phẩm Từ ấy.

2.2. Thân bài

Phần thân bài phân tích Từ ấy các em sẽ tiến hành đi sâu nghiên cứu vào từng khổ. Đồng thời, mỗi khổ sẽ mang một nội dung, giá trị, đặc sắc riêng.

2.2.a. Niềm vui sướng, tư duy khi bắt gặp lý tưởng của Đảng

Tác giả đã thể hiện được niềm vui sướng, xúc động khi may mắn giác ngộ lý tưởng cách mạng. Điều này được nói rõ qua 4 câu thơ:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

  • Nghệ thuật trong hai câu đầu được tác giả sử dụng bút pháp tự sự. Ta có thể thấy được đó là kỉ niệm không quên của người thanh niên, dấu mốc quan trọng trong cuộc đời cách mạng.
  • Tác giả liên tục sử dụng nghệ thuật ẩn dụ như “nắng hạ”, “mặt trời chân lý”, “chói qua tim” => Tác giả khẳng định rằng lý tưởng cộng sản chính là nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn của nhà thơ.
  • Với hai câu thơ tiếp tác giả dùng nghệ thuật so sánh diễn tả niềm vui sướng tột cùng. Khi đó, tâm hồn như một vườn hoa lá có tiếng chim, hương thơm.

Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã vui sướng đón nhận lý tưởng cách mạng như cỏ cây đón lấy ánh mặt trời. Chính lẽ sống ấy đã khơi dậy sức sống, niềm yêu đời và mang lại ý nghĩa sâu sắc, nguồn cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

2.2.b. Nhận thức mới về lẽ sống

Phân tích thơ Từ ấy ta hiểu được quan niệm về lẽ sống của nhà thơ Tố Hữu. Tác giả nhận định đó là sự gắn bó lâu dài, hài hoà giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

  • Tác giả dùng từ “buộc” và “trang trải” nhằm thể hiện ý thức tự nguyện đi theo con đường của Đảng. Đồng thời, ông cũng muốn nói lên lòng quyết tâm, vượt qua mọi giới hạn để sống chan hoà với mọi người, đồng cảm sâu sắc với từng cá nhân cụ thể.
  • Tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ “khối đời”, cái tôi chan hòa trong cái ta để thể hiện sức mạnh nhân lên gấp bội. Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui, sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn là tình cảm yêu mến, sự giao cảm của những trái tim.

2.2.c. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm

  • Trước cách mạng Tháng Tám, Tố Hữu chỉ là một thanh niên tiểu tư sản.
  • Khi cách mạng đến là mặt trời chân lý chói qua trái tim đã giúp nhà thơ có tâm hồn đẹp, vươn đến tình yêu to lớn.
  • Nghệ thuật điệp từ, số từ ước lệ vạng.
  • Tác giả nhấn mạnh tình cảm gia đình ấm áp, thân thiết. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân đã trở thành một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
  • Tấm lòng đồng cảm, thương xót cho những người nghèo khổ.

2.3. Kết bài

Khái quát được toàn bộ giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.

Kết Luận

Thông qua những phân tích Từ ấy ta hiểu thêm về tác giả Tố Hữu. Đồng thời, các em cũng thấy rõ được tấm gương sáng, nồng nàn yêu nước, nguyện cống hiến hết sức mình. Học sinh muốn cập nhật các thông tin hữu ích khác hãy tiếp tục theo dõi Kiến Guru.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ