Gợi ý chi tiết lời giải bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1

Việc chủ động hệ thống kiến thức sau khi học và áp dụng thực hiện các bài tập liên quan sẽ giúp việc nhớ bài được tốt nhất. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn tổng hợp các kiến thức quan trọng nhằm vận dụng giải chi tiết bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1 và các bài tập khác liên quan.

Phần 1 – Lý thuyết áp dụng giải bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1

Trước khi tiến hành thực hiện giải bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1 và các bài tập khác có liên quan một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Thì chúng ta hãy điểm qua lại một vài lý thuyết và công thức quan trọng được áp dụng trong quá trình giải các bài tập trên dưới đây:

1 – Định nghĩa về một tam giác cân

Một tam giác cân được hiểu đơn giản là tam giác có hai cạnh bằng nhau và 2 góc ở đáy bằng nhau. Ví dụ như nếu nói một tam giác ABC cân tại A thì ta có AB = AC là cạnh bên và BC là cạnh đáy. Khi đó, góc B và góc C là các góc ở đáy sẽ bằng nhau với góc A là góc ở đỉnh.

2 – Các tính chất và dấu hiệu nhận biết về tam giác cân

Tính chất của một tam giác cân là có hai cạnh bên bằng nhau và 2 góc ở đáy bằng nhau. Về các dấu hiệu của một tam giác cân thì ta dựa vào tính chất của chúng. Nếu một tam giác có hai cạnh bên bằng nhau hoặc có hai góc ở đáy bằng nhau thì đó là một tam giác cân.

3 – Định nghĩa về một tam giác vuông cân

Một tam giác vuông cân là một tam giác cân có góc ở đỉnh bằng 90 độ. Khi đó, áp dụng tổng ba góc trong 1 tam giác bằng 180 độ và tính chất của tam giác cân là 2 góc ở đáy bằng nhau thì mỗi góc ở đáy sẽ bằng 45 độ.

4 – Định nghĩa về một tam giác đều

Một tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau và 3 góc bằng nhau. Ví dụ như nói tam giác ABC là tam giác đều thì ta có cạnh AB = AC = BC và góc A = góc B = góc C = 60 độ.

5 – Các tính chất và dấu hiệu nhận biết về một tam giác đều

Khi một tam giác có 3 cạnh bằng nhau hoặc có 3 góc bằng nhau hoặc là tam giác cân có 1 góc bằng 60 độ thì đó là tam giác đều.

word image 20293 2

Các lý thuyết áp dụng giải bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1.

Phần 2 – Gợi ý cụ thể cách giải bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1

Và nhằm giúp bạn có thể hiểu hơn về các kiến thức đã học ở trên một cách tốt nhất. Thì bài viết sẽ hướng dẫn bạn thực hiện giải chi tiết bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1 bằng việc vận dụng các kiến thức trên dưới đây:

Nội dung: Hãy sử dụng các lý thuyết và công thức đã học về các tam giác và cho biết trong các tam giác trên ở các hình 116, 117, 118 thì tam giác nào là tam giác cân và tam giác nào là tam giác đều, vì sao?

word image 20293 3

Cách giải: Ở bài toán này thì đầu tiên ta sẽ xét từng tam giác một và dựa vào định nghĩa của một tam giác cân đó là tam giác có hai cạnh bằng nhau. Và định nghĩa của một tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau. Ngoài ra, bạn cũng cần áp dụng định lí về tổng ba góc trong một tam giác để thực hiện chứng minh các tam giác đó là tam giác cân hay tam giác đều. Cụ thể hơn thì bạn hãy theo dõi cách giải chi tiết bài toán này dưới đây:

word image 20293 4

word image 20293 5

word image 20293 6

word image 20293 7 e1662606372276

Hướng dẫn giải chi tiết bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1.

Phần 3 – Hỗ trợ giải đáp các bài tập trang 127 sgk toán 7 tập 1

Để có thể hiểu và nắm bài được hiệu quả nhất về các kiến thức đã học thì ngoài bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1. Bài viết sẽ hướng dẫn thêm cho bạn giải một số bài tập khác liên quan trong trang 127 sách giáo khoa toán 7 tập 1 như sau:

1 – Bài 46 trang 127 sách giáo khoa toán 7 tập 1

Nội dung: Hãy áp dụng các kiến thức đã học để thực hiện vẽ các tam giác theo yêu cầu sau đây:

a) Sử dụng thước có chia centimet và một compa để vẽ tam giác ABC cân ở B với cạnh đáy AC bằng 3cm và mỗi cạnh bên bằng 4cm.

b) Hãy sử dụng thước có chia centimet và một compa để vẽ một tam giác đều ABC có độ dài các cạnh bằng 3cm.

Cách giải: Ở dạng bài tập này thì đầu tiên ta đều tiến hành vẽ cạnh đáy của các tam giác trước. Sau đó, trên cùng mặt phẳng có bờ là cạnh đáy sẽ vẽ các cung tròn có tâm lần lượt là 2 điểm của cạnh đáy và bán kính bằng độ dài đề bài cho tương ứng với 2 cạnh bên. Khi đó, 2 đường tròn sẽ cắt nhau tại 1 điểm thì điểm đó chính là điểm còn lại của tam giác. Cuối cùng, nối các điểm lại với nhau thì ta được tam giác theo yêu cầu của đề bài. Cụ thể hơn thì bạn có thể tham khảo cách giải chi tiết bài toán này dưới đây:

word image 20293 8

word image 20293 9

2 – Bài 48 trang 127 sách giáo khoa toán 7 tập 1

Nội dung: Bạn hãy cắt một tấm bìa thành hình một tam giác cân. Sau đó, bạn hãy cho biết các bước để tiến hành gấp tấm bìa đó sao cho cả hai cạnh bên trùng nhau để kiểm tra rằng góc ở hai đáy bằng nhau ?

Cách giải: Ở bài toán này thì sau khi bạn cắt tấm bìa thành hình một tam giác cân thì sẽ tiến hành các bước như sau: Đầu tiên, bạn sẽ gấp tấm bìa sao cho hai cạnh bên của chúng trùng nhau rồi quan sát phần cạnh đáy sau khi gấp lại của chúng. Nếu 2 góc đó cũng trùng với nhau thì điều này chúng minh hai góc ở đáy của tam giác cân đó bằng nhau.

3 – Bài 50 trang 127 sách giáo khoa toán 7 tập 1

Nội dung: Ta biết hai thanh AB và AC của một mái nhà thường bằng nhau và sẽ thường tạo với nhau một góc. Và bạn hãy sử dụng các kiến thức đã học về tam giác cân để tính các góc ở đáy của tam giác ABC trong các trường hợp dưới đây:

a) 145 độ nếu mái trường là mái tôn.

b) 100 độ nếu mái trường là ngói.

word image 20293 10

Cách giải: Để thực hiện bài toán này thì đầu tiên ta sẽ suy ra tính chất của tam giác cân là hai góc ở đáy bằng nhau và tổng ba góc trong 1 tam giác bằng 180 độ. Khi đó, ta tiến hành thế vào công thức và suy ra công thức tổng quan của 1 góc ở đáy. Cuối cùng tiến hành thế góc ở đỉnh đã cho để suy ra hai góc ở đáy tương ứng. Cụ thể hơn thì bạn có thể tham khảo các giải chi tiết bài toán này dưới đây:

word image 20293 11

word image 20293 12

Một số bài tập khác có liên quan mà bạn có thể tham khảo.

=>> Xem thêm nội dung liên quan: Bài 18 trang 21 sgk toán 7 tập 2

Kết luận

Hệ thống các kiến thức đã học và thực hiện giải bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1 sẽ giúp bạn ghi nhớ bài học tốt hơn. Ngoài ra, để việc học của bạn được hiệu quả nhất thì ngoài việc giải bài tập thường gặp thì cũng nên thực hiện giải thêm một số dạng bài tập khác liên quan ở trong sách giáo khoa và sách bài tập.

Trên đây là tổng hợp các kiến thức quan trọng cần nhớ cũng như hướng dẫn bạn thực hiện giải chi tiết bài 47 trang 127 sgk toán 7 tập 1. Hy vọng với những thông tin trên có thể hỗ trợ bạn tốt nhất trong quá trình hiểu và biết cách vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan sau này.

Đăng kí ngay tại đây =>> Kiến Guru<<= để nhận khóa học chất lượng giúp trẻ phát triển tư duy trong học tập tốt hơn

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ