Nhân, chia số có năm chữ số với số có một chữ số và bài toán liên quan đến rút về đơn vị là một trong những bài tập quan trọng thường bắt gặp trong những bài toán lớp 3. Để có thể nắm vững được kiến thức này, các bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết qua bài giảng “Gợi ý chi tiết giải vở bài tập toán lớp 3 tập 2 trang 83” ngay sau đây nhé!
I. Nội dung bài học vở bài tập toán lớp 3 tập 2 trang 83
1. Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số
1.1. Quy tắc
Bước 1: Đặt phép tính thẳng hàng các đơn vị của 2 thừa số.
Bước 2: Nhân lần lượt từ thừa số có một chữ số với số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm,hàng nghìn,hàng chục nghìn của thừa số có bốn chữ số.
Bước 3: Với các phép tính có nhớ, cộng thêm nhớ vào phép tính của thừa số có một chữ số với hàng kế tiếp của thừa số có năm chữ số.
Bước 4: Ghi kết quả thu được.
1.2. Ví dụ
– Lượt 1: 3 nhân 6 bằng 18, viết 8 nhớ 1
– Lượt 2: 3 nhân 2 bằng 6 thêm 1 là 7, viết 7
– Lượt 3: 3 nhân 5 bằng 15, viết 5 nhớ 1
– Lượt 4: 3 nhân 1 bằng 3 thêm 1 là 4, viết 4
– Lượt 5: 3 nhân 2 bằng 8 viết 8
Kết quả: 84578
1.3. Các dạng bài tập thường gặp
Dạng toán 1: Tính
– Đặt tính phép nhân, đặt thừa số thứ hai là số có một chữ số.
– Thực hiện phép tính.
Dạng toán 2: Toán có lời giải
Nếu yêu cầu bài toán có từ “gấp đôi”, “gấp ba”, “gấp n lần” thì các bạn dùng phép nhân để giải bài tập.
Ví dụ: Một xe chở được 16 359 kg sắt. Hỏi năm xe chở được bao nhiêu kg sắt?
Năm xe trở được số kg sắt là:
16 359 x 5 = 81 795 kg
Đáp số: 81 795 kg sắt.
Dạng toán 3: tìm x
– Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia.
Ví dụ: X : 3 = 17 523
Giải:
X = 17 523 x 3
X = 52 569
Dạng toán 4: Tính giá trị của biểu thức
+ Thực hiện các phép tính từ trái sang phải nếu biểu thức chỉ chưa phép nhân.
+ Biểu thức có phép nhân và phép toán cộng/trừ thì thực hiện phép nhân trước rồi mới thực hiện các phép toán cộng/trừ theo thứ tự từ trái sang phải.
2. Chia số có năm chữ số với số có một chữ số
2.1. Kiến thức trọng tâm
Quy tắc:
Bước 1: Đặt tính phép chia theo đúng cột, đúng số, đúng vị trí của số bị chia, số chia, thương.
Bước 2: Thực hiện phép chia lần từ trái sang phải, từ cột hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm , hàng chục và hàng đơn vị. Nguyên tắc của bài toán chia chúng ta làm cẩn thận và hạ số xuống 1 cách dần dần và kiểm tra lại các bạn nhé.
2.2. Các dạng bài tập thường gặp
Dạng 1: Đặt tính
Phép chia có cách đặt tính khác biệt hơn so với các phép tính còn lại là đặt số bị chia ở bên trái, số chia ở bên phải và ngang hàng nhau. Thương được đặt bên dưới số chia.
Dạng 2: Toán có lời giải
Ví dụ: Em thích một con gấu bông có giá tiền là 65.000 đồng. Mẹ cho em số tiền chỉ bằng 1/5 số tiền mua con gấu đó. Hỏi em cần xin mẹ thêm bao nhiêu tiền nữa mới mua được con gấu kia.
Hướng dẫn giải:
Số tiền em đang có mà mẹ cho em là:
65 000 : 5 = 13 000 đồng
Số tiền em cần xin mẹ thêm để mua con gấu là:
65 000 – 13 000 = 52 000 đồng
Đáp số: 52 000 đồng.
Dạng toán 3: Tìm X
Ví dụ:
a. x : 5 = 17240
b. 8.y = 9520
Hướng dẫn giải:
a. X = 17 240 x 5
X = 86 200
b. Y = 9520 x 8
Y = 76 160
3.Bài toán liên quan đến rút về đơn vị
3.1. Phương pháp giải dạng Toán rút về đơn vị
3.1.1. Phương pháp chung để giải các bài toán
* Bước 1: Đọc kĩ đề toán: Cần nắm được ba yếu tố cơ bản. Những “dữ kiện” là những cái đã cho, đã biết trong đầu bài, “những ẩn số” là những cái chưa biết và cần tìm và những “điều kiện” là quan hệ giữa các dữ kiện với ẩn số.
* Bước 2: Phân tích bài toán.
– Bài toán cho biết gì?
– Bài toán hỏi gì?
– Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
– Cái này biết chưa?
– Còn cái này thì sao?
– Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?
* Bước 3: Tóm tắt đề toán.
- Cách 1: Tóm tắt bằng chữ.
- Cách 2: Tóm tắt bằng chữ và dấu.
- Cách 3: Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.
- Cách 4: Tóm tắt bằng hình tượng trưng.
- Cách 5: Tóm tắt bằng lưu đồ.
- Cách 6: Tóm tắt bằng sơ đồ Ven.
- Cách 7: Tóm tắt bằng kẻ ô.
* Bước 4: Viết bài giải.
* Bước 5: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
– Đọc lại lời giải.
– Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
– Thử lại các kết quả vừa tính từ bước đầu tiên.
– Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
3.1.2. Phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị bằng phép tính chia, nhân (kiểu bài 1)
Các bài toán có liên quan đến rút về đơn vị thường được giải bằng 2 bước:
+ Bước 1: Tìm giá trị một đơn vị (giá trị một phần trong các phần bằng nhau). Thực hiện phép chia.
+ Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị cùng loại (giá trị của nhiều phần bằng nhau). Thực hiện phép nhân.
Ví dụ 1: Có 9 thùng dầu như nhau chứa 414 lít. Hỏi 6 thùng dầu như thế chứa bao nhiêu lít dầu?
Tóm tắt:
- 9 thùng: 414 lít
- 6 thùng: ? lít
Bài giải
- Số lít dầu chứa trong một thùng là: 414 : 9 = 46 (l)
- Số lít dầu chứa trong 6 thùng là: 46 x 6 = 276 (l)
Đáp số: 276 lít
3.1.3. Phương pháp giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị giải bằng 2 phép tính chia (Kiểu bài 2)
+ Bước 1: Tìm giá trị 1 đơn vị (giá trị 1 phần – Đây là bước rút về đơn vị, thực hiện phép chia).
+ Bước 2: Tìm số phần (số đơn vị – phép chia).
Ví dụ 2: Có 72 kg gạo đựng đều trong 8 bao. Hỏi 54 kg gạo đựng đều trong bao nhiêu bao như thế?
Tóm tắt:
- 72 kg gạo: 8 bao
- 54 kg gạo: ? bao
Bài giải
Số gạo đựng trong mỗi bao là: 72 : 8 = 9 (kg)
Số bao chứa 54 kg gạo là: 54 : 9 = 6 (bao)
Đáp số: 6 bao
3.2. Cách phân biệt hai dạng Toán rút về đơn vị
Với hai kiểu bài của dạng: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị này đều có hai bước giải sau:
Bước 1: Rút về đơn vị – tức là tìm giá trị 1 phần (đều giống nhau)
Bước 2:
- Kiểu 1: Tìm giá trị nhiều phân (làm tính nhân)
- Kiểu 2: Tìm số phần (làm tính chia)
Do đó học sinh hay nhầm lẫn giữa bước 2 của hai kiểu bài, kể cả học sinh khá giỏi.
– Bước 1: Rút về đơn vị
– Bước 2: So sánh đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm
+ Nếu đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm khác nhau thì làm phép chia
+ Nếu đơn vị ở bước 1 và đơn vị phải tìm giống nhau thì làm phép nhân.
II. Thực hành giải vở bài tập toán lớp 3 tập 2 trang 83
Sau đây Kiến Guru sẽ hướng dẫn các bé áp dụng những lý thuyết trên đây vào giải vở bài tập toán lớp 3 tập 2 trang 83 nhé!
1. Câu 1
Tính giá trị của biểu thức :
a. (10728 + 11605) x 2 =?
b. (45728 – 24811) x 4 =?
c. 40435 – 32528 : 4 =?
d. 82915 – 15283 x 3 =?
Bài giải
a. (10728 + 11605) x 2 = 22333 ⨯ 2
= 44666
b. (45728 – 24811) x 4 = 20917 ⨯ 4
= 83668
c. 40435 – 32528 : 4 = 40435 – 8132
= 32303
d. 82915 – 15283 x 3 = 82915 – 45849
= 37066
2. Câu 2
Năm 2013 có 365 ngày. Hỏi năm đó gồm bao nhiêu tuần lễ và mấy ngày?
Bài giải
1 tuần = 7 ngày
Số tuần lễ có trong một năm là :
365 : 7 = 52 (tuần) dư 1 ngày
Đáp số : 52 tuần dư 1 ngày
3. Câu 3
Có 16 560 viên gạch xếp đều lên 8 xe tải. Hỏi 3 xe đó chở được bao nhiêu viên gạch?
Tóm tắt
8 xe : 16 560 viên gạch
3 xe : … viên gạch ?
Bài giải
Một xe chở được số viên gạch là :
16560 : 8 = 2070 (viên)
Ba xe chở được số viên gạch là :
2070 ⨯ 3 = 6210 (viên)
Đáp số : 6210 viên
4. Câu 4
Một hình vuông có chu vi 3dm 2cm. Hỏi hình vuông đó có diện tích bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
Bài giải
3dm 2cm = 32cm
Cạnh hình vuông là :
32 : 4 = 8 (cm)
Diện tích hình vuông là :
8 ⨯ 8 = 64 (cm2)
Đáp số : 64cm2
Kết luận
Trong bài viết trên, chúng mình đã cùng nhau ôn tập và giải vở bài tập toán lớp 3 tập 2 trang 83 với các dạng bài tập và hướng dẫn chi tiết. Nội dung kiến thức bài học xoay quanh nhân, chia số có năm chữ số với số có một chữ số và bài toán liên quan đến rút về đơn vị cũng như. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích dành cho các bạn học sinh, giúp cho việc ôn luyện được hiệu quả.
Nếu có nhu cầu tìm kiếm thêm những kiến thức toán lớp 3 hoặc có bất kỳ câu hỏi liên quan, các bạn hãy liên hệ với chúng mình để được giải đáp nhanh nhất có thể.
Chúc các bạn học tốt!