Gợi ý cách vẽ sơ đồ tư duy chương 5 vật lý 10 Cụ thể và Chính xác

Chất khí là nội dung kiến thức quan trọng trong chương trình vật lý 10. Tuy nhiên, với khối lượng lý thuyết, công thức đồ sộ, rất nhiều bạn đọc đã gặp phải khó khăn trong quá trình ôn tập. Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, Kiến Guru sẽ chia sẻ đến các bạn sơ đồ tư duy chương 5 vật lý 10 trực quan, sinh động nhất giúp các bạn dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn.

Mời các bạn cùng theo dõi!

 

I. Ôn tập lý thuyết hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy vật lý 10 chương 5

Sơ đồ tư duy là hình thức cô đọng nhất của các nội dung lý thuyết, công thức tính toán. Và để vẽ được một cách chỉn chu, trực quan nhất; bạn đọc cần dành thời gian để hệ thống lại các bài học và mường tượng ra những nhánh chính trong phạm vi sơ đồ tư duy vật lý 10 chương 5. Vì vậy, trước khi bắt tay vào phác họa những nét đầu tiên của sơ đồ, bạn đọc hãy cùng chúng mình điểm lại trọng tâm kiến thức trong Chương 5 – Chất khí nhé!

 

1. Thành phần và tính chất đặc trưng của chất khí

Cấu tạo của chất khí: Các phân tử giống hệt nhau hình thành nên chất khí. Trong mỗi phân tử, có thể có một hoặc nhiều hơn 2 nguyên tử.

Các tính chất đặc trưng của chất khí bao gồm:

  • Tính bành trướng của chất khí được biểu hiện: Nếu ta đựng chất khí trong bình kín, nó sẽ chiếm toàn bộ dung tích của bình chứa.
  • Chất khí dễ nén, khi tăng áp suất tác dụng lên một lượng khí thì thể tích chất khí giảm đi đáng kể.
  • Xét về mặt khối lượng, chất khí nhẹ hơn rất nhiều so với chất rắn và chất lỏng.

2. Lượng chất và mol

  • Số phân tử hay nguyên tử chứa trong chất xác định lượng chất chứa trong vật đó
  • Mol là đơn vị đo của lượng chất: 1 mol là lượng chất trong đó số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử chứa trong 12g Cacbon 12 (ký hiệu là C12). Số Avôgađrô : NA = 6,02.1023 mol-1. Ở đktc 1mol (t0 = 00C và p0= 1atm) thể tích 1 mol khí bất kì đều bằng V = 22,4 l/mol.
  • Cách tính khối lượng của 1 phân tử chất khí:

word image 33495 2

3. Thuyết động học phân tử chất khí

Những hạt vô cùng nhỏ so với khoảng cách giữa chúng cấu thành nên phân tử. Nhiệt độ của các chất khí phụ thuộc phần lớn vào sự chuyển động của các hạt này, nếu các hạt chuyển động hỗn loạn với tốc độ cao thì nhiệt độ của chất khí đó càng cao và ngược lại. Bên cạnh đó, hệ quả của hoạt động chuyển động hỗn loạn này là nguyên nhân chính gây ra va chạm và hình thành áp suất lên thành bình.

4. Khí lý tưởng

Khí lý tưởng là gì?

Chất khí tuân theo đúng các định luật Boyle – Mariotte, Charles thì được gọi là khí lý tưởng:

word image 33495 3 hay p.v là một hằng số

Giả sử:

Gọi p1,V1 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 1; p2,V2 là áp suất và thể tích của lượng khí này ở trạng thái 2, thì theo định luật Boyle-Mariotte ta có:

p1.V1 = p2.V2

Các giai đoạn biến đổi trạng thái của khí lý tưởng bao gồm:

word image 33495 4

Áp suất p, thể tích V và nhiệt độ T là các thông số được sử dụng để xác định trạng thái của một lượng khí. Nếu chất khí diễn ra quá trình biến đổi trạng thái, ba thông số này sẽ phụ thuộc lẫn nhau theo các định luật (1), (2), (3) và theo các phương trình (5), (6) sau:

word image 33495 5

5. Quá trình đẳng nhiệt – Định luật Bôi lơ – Mariot

word image 33495 6

Hàm số nhiệt độ tuyệt đối: T = t + 273

Phát biểu định luật: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

Khái niệm đường đẳng nhiệt: Đó là đồ thị biểu diễn quan hệ giữa áp suất p và thể tích V của một lượng khí xác định ở nhiệt độ không đổi. Trong hệ tọa độ p – V, đường đẳng nhiệt là đường hyperbol.

6. Quá trình đẳng tích – Định luật Sác – lơ:

Phát biểu nội dung của định luật Sác – lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối hay:

word image 33495 7 = const.

word image 33495 8

Ta có biểu thức: ở trạng thái (1) và (2).

Với hệ tọa độ (p,T), khi kéo dài đường đẳng tích sẽ đi qua gốc tọa độ.

7. Quá trình đẳng áp – Định luật Gay – Luyxac

Nội dung của định luật này như sau: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích và nhiệt độ tuyệt đối là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.

word image 33495 9

Khái niệm đường đẳng áp:

Đồ thị biểu diễn quan hệ giữa thể tích và nhiệt độ của một lượng khí xác định ở áp suất không đổi được gọi là đường đẳng áp.

II. Hỗ trợ lập sơ đồ tư duy chương 5 vật lý 10

Như vậy, Kiến Guru đã vừa cùng bạn hệ thống các nội dung chính sẽ có trong sơ đồ tư duy vật lý 10 chương 5. Đây đồng thời cũng là những nhánh chính trong quá trình vẽ sơ đồ. Tiếp theo, mời bạn đọc quan sát hình dáng của sơ đồ tư duy nhé!

word image 33495 10

Kết luận

Vậy là Kiến Guru đã hoàn thành tổng hợp kiến thức về Chất khí và hướng dẫn lập sơ đồ tư duy. Hy vọng bài viết về gợi ý cách vẽ sơ đồ tư duy chương 5 vật lý 10 này sẽ là một học liệu bổ trợ cho quá trình tự học, rèn luyện của bạn đọc.

Ngoài ra, các bạn hãy cùng đón chờ loạt bài viết môn Vật lý 10 trong thời gian tới để đón nhận thêm nhiều tri thức hay ho nhé!.

Chúc các bạn học tốt!

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ