Hóa 9 bài 6 thuộc chương I – Các loại hợp chất vô cơ, bài 6 – Thực hành tính chất hoá học của oxit và axit. Nội dung bài học có nhiều kiến thức quan trọng các em không nên bỏ lỡ. Mời các bạn đọc ngay bài viết do Kiến Guru chia sẻ dưới đây để biết thêm chi tiết.
1. Chuẩn bị lý thuyết và dụng cụ bài 6 Hóa 9 thực hành
Hóa 9 bài 6 phần chuẩn bị lý thuyết và dụng cụ được chia ra làm hai phần. Nội dung trình bày cụ thể như sau:
1.1. Tính chất hoá học của oxit
1.1.a. Phản ứng của CaO và nước
Hóa 9 bài 6 phần tính chất hoá học của oxit cần chuẩn bị dụng cụ bao gồm: Ống nghiệm, CaO, nước, quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. Cách thực hiện như sau:
- Ta cho CaO vào trong ống nghiệm sau đó cho 1 đến 2ml nước vào.
- Thử dung dịch sau khi thu được bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein.
Quan sát hiện tượng thấy CaO bị nhão ra, dung dịch thu được làm chuyển màu quỳ tím thành xanh. Nếu ta thử bằng phenolphtalein thì dung dịch này chuyển sang hồng. Ta có phương trình hoá học cụ thể như sau: CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2 (dd)
Từ thí nghiệm trên ta rút ra được oxit bazơ khi tác dụng với nước sẽ tạo ra sản phẩm là dung dịch bazơ.
1.1.b. Phản ứng giữa điphotpho pentaoxit với nước
Hoá 9 bài 6 phần phản ứng giữa điphotpho pentaoxit với nước cần chuẩn bị các dụng cụ bao gồm: Bình thuỷ tinh miệng rộng, photpho, nước, quỳ tím. Cách thực hiện như sau:
- Ta cho photpho bằng một hạt đậu xanh vào bình thuỷ tinh miệng rộng.
- Sau khi quan sát photpho cháy hết ta cho 2 – 3ml vào bình và đậy nút lại, lắc nhẹ.
- Sử dụng quỳ tím để thử dung dịch.
Khi thực hành xong thí nghiệm ta quan sát thấy photpho cháy tạo ra làn khói trắng, dạng bột và bám vào bình thuỷ tinh. Đồng thời, chất khí này tan được trong nước và tạo thành một dung dịch trong suốt.
Tiếp đến, ta lấy quỳ tím thử dung dịch thấy màu dần chuyển sang đỏ. Ta có phương trình hoá học cụ thể như sau:
4P (r) + 5O2 (k) → 2P2O5 (r)
P2O5(r) + 3H2O (l) → 2H3PO4 (dd)
Từ thí nghiệm trên ta kết luận được oxit axit khi tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch axit.
1.2. Nhận biết dung dịch
Hóa học 9 bài 6 ở phần nhận biết dung dịch có 3 lọ mất nhãn gồm axit sunfuric loãng, axit clohidric và natri sunfat được đánh số lần lượt là 1, 2, 3. Ta sử dụng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch Bari clorua.
Ta dùng quỳ tím thử vào ba dung dịch axit sunfuric loãng, axit clohidric và natri sunfat. Sau đó, tiến hành quan sát hiện tượng:
- Axit sunfuric loãng và axit clohidric sẽ làm cho quỳ tím đổi màu đỏ.
- Natri sunfat không làm cho quỳ tím đổi màu.
Ta tiếp tục phân biệt hai axit là axit sunfuric loãng và axit clohiđric bằng Bari clorua. Theo đó, HCl sẽ không phản ứng thay vào đó là H2SO4 sẽ tác dụng với BaCl2 và tạo thành kết tủa. Phương trình hoá học cụ thể như sau:
BaCl2 + H2SO4→ BaSO4 ↓ + HCl
2. Báo cáo thực hành hoá 9 bài 6
Sau khi đã thực hành các em cần trình bày ngắn gọn vào bảng biểu. Đây không chỉ là yêu cầu của hoá 9 bài 6 mà còn áp dụng chung cho nhiều dạng bài báo cáo thực hành khác. Nội dung, cách trình bày cụ thể được Kiến Guru chia sẻ ngay sau đây:
Thí nghiệm | Từng bước tiến hành | Quan sát hiện tượng | Giải thích và viết phương trình |
---|---|---|---|
2.1. Thí nghiệm 1: Phản ứng của canxi oxit với nước |
– Cho CaO vào ống nghiệm.
– Cho têm 1 đến 2ml vào ống nghiệm đó. – Thử dung dịch sau khi thu được bằng quỳ tím hoặc phenolphtalein. |
– Mẩu CaO bị nhão ra sau khi phản ứng. Đồng thời, nó tan được trong nước, toả nhiệt và tạo ra dung dịch Ca(OH)2.
– Thử dung dịch bằng quỳ tím thấy chuyển thành màu xanh. – Thử dung dịch bằng phenolphtalein thấy chuyển sang màu hồng. |
CaO + H2O → Ca(OH)2
Ta thấy rằng CaO chính là một oxit bazo. Khi chất này tác dụng với nước sẽ tạo thành dung dịch bazơ. |
2.2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước |
– Đốt một lượng nhỏ photpho trong bình thuỷ tinh.
– Chờ đến khi photpho cháy hết ta sẽ cho 2 đến 3ml nước vào. – Sử dụng quỳ tím để thử dung dịch. |
– Photpho sau khi cháy xong và cho thêm nước vào ta thấy hiện tượng tan vào trong nước và tạo thành một dung dịch.
– Tiến hành thử dung dịch đó bằng quỳ tím quan sát thấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. |
4P (r) + 5O2 (k) → 2P2O5 (r)
P2O5(r) + 3H2O (l) → 2H3PO4 (dd) Điphotpho pentaoxit là một oxit axit khi tác dụng cùng với nước sẽ tạo ra một axit. |
2.3. Thí nghiệm 3: Nhận biết các dung dịch |
– Ba dung dịch cần nhận biết ở đây là H2SO4, HCl, Na2SO4.
– Ta lấy ở mỗi lọ một giọt để nhỏ vào quỳ tím. – Lấy khoảng 1ml dung dịch axit trong mỗi lọ vào 2 ống nghiệp. Nhỏ từ 1 đến 2 giọt BaCl2 vào mỗi ống nghiệm. |
– Khi quỳ tím không đổi màu ta nhận định đó là Na2SO4.
– Hiện tượng quỳ tím đổi màu là dung dịch H2SO4, HCl. – Ta tiến hành nhỏ BaCl2 vào hai ống nghiệm chứa H2SO4, HCl quan sát được: + Ống chứa H2SO4 có kết tủa trắng. + Ống chứa HCl không phản ứng. |
BaCl2 + H2SO4 →
BaSO4 + 2HCl |
3. Những lưu ý quan trọng khi làm bài thực hành hoá học
Như các em đã biết hoá 9 bài 6 tập trung nghiên cứu tính chất hoá học của oxit và axit. Tuy nhiên, muốn hoàn thành tốt nội dung này học sinh cần nằm lòng những điều sau:
3.1. Trước khi thực hành thí nghiệm
- Luôn nắm chắc nội quy trong phòng thí nghiệm.
- Luôn chú ý nghe giảng, quan sát hiện tượng.
- Đọc kỹ hướng dẫn thực hành thí nghiệm cũng như chuẩn bị đầy đủ dụng cụ.
3.2. Trong khi thực hiện các thí nghiệm
- Lắng nghe và tuân thủ sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Việc này nhằm hạn chế tối đa tình trạng sai lầm cũng như tai nạn. Điển hình như việc chỉ cho một lượng chất nhỏ bằng hạt đậu, sử dụng dung dịch từ 1 đến 3ml,….
- Thực hiện thí nghiệm bám sát theo từng bước, quy trình rõ ràng.
- Không đổ vỡ, không để cho các hóa chất bắn vào người và quần áo.
- Khi đã sử dụng đèn cồn xong hãy đậy nắp ngay để tắt lửa, không dùng miệng thổi hoặc bất cứ thứ gì để dập tắt.
3.3. Sau khi thực hành thí nghiệm xong
- Luôn rửa sạch các dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm
- Sau mỗi bài thực hành thí nghiệm học sinh phải hoàn thành bản báo cáo.
- Nộp bài đúng thời gian quy định.
Nhìn chung, việc thực hành thí nghiệm là vô cùng quan trọng. Bởi việc này giúp khơi dậy tính ham học hỏi cũng như khám phá ở các em học sinh. Đồng thời, mỗi cá nhân cũng tìm thấy môi trường phát triển kỹ năng cho riêng mình.
Các môn tự nhiên nói chung, môn hoá học nói riêng giúp các em rèn luyện khả năng tư duy. Nhờ đó, các em sẽ nắm chắc bản chất của thí nghiệm, khắc sâu thêm kiến thức quan trọng. Đây sẽ trở thành tiền đề để thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.
Mặt khác, các thí nghiệm hoá học còn giúp em có thêm kiến thức để hiểu rõ về thế giới xung quanh. Chính vì thế, đối với hoá 9 bài 6 học sinh cần chú ý lắng nghe, học tập chuyên cần.
Kết Luận
Trên đây là toàn bộ nội dung về hoá 9 bài 6 với cách trình bày chi tiết. Hi vọng, các em đã tìm thấy kiến thức hữu ích, chủ động học tập và đạt kết quả cao trong mọi kỳ thi. Đừng quên tiếp tục theo dõi Kiến Guru để không bỏ lỡ các thông tin quan trọng.
Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp, sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.