Giải bài c5 trang 130 vật lý 9 – Lý thuyết và lời giải cụ thể

Trong bài viết hôm nay, Kiến Guru sẽ giúp các em hiểu bài và nắm rõ lý thuyết hơn qua hướng dẫn giải bài c5 trang 130 Vật lý 9 và các bài tập liên quan đến Bài 48 – Mắt.

Vật lý là một môn học khó, đòi hỏi các bạn phải có tư duy cởi mở và cách tiếp cận đúng đắn. Khi môn Vật lý được đưa vào giảng dạy, các thầy cô luôn cố gắng khéo léo để biến môn học trở nên thú vị hơn nhằm đưa tới cho các em học sinh các định luật vật lý tác động đến thế giới xung quanh và các thí nghiệm lý thú.

Đây cũng là một trong những môn học quan trọng trong chương trình các cấp. Đặc biệt trong chương trình Vật lý lớp 9, việc tiếp thu lý thuyết và vận dụng giải bài tập Vật lý 9 đòi hỏi các em học sinh phải thực sự chăm chỉ và tập trung vì lượng kiến thức nặng và các bài tập khó dần theo cấp độ.

Mời các em học sinh cùng tìm đọc và tham khảo!

 

I. Hệ thống kiến thức trong giải bài c5 trang 130 vật lý 9

Dưới đây là phần tóm tắt lại hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy về Bài 48 – Mắt môn Vật lý 9

word image 25586 2 e1664534997712

1. Cấu tạo

word image 25586 3

– Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinhmàng lưới (còn gọi là võng mạc)

+ Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm. Nó dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay giãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi.

+ Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.

– Thủy tinh thể đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh nhưng có tiêu cự thay đổi được, còn màng lưới như phim nhưng khoảng cách từ màng lưới đến thể thủy tinh không thay đổi được.

2. Sự điều tiết

Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh)

Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới có đặc điểm là ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

3. Điểm cực cận và điểm cực viễn

– Điểm xa mắt nhất mà khi có vật ở đó, mắt không điều tiết có thể nhìn rõ vật gọi là điểm cực viễn (kí hiệu là Cv).

Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn được gọi là khoảng cực viễn.

– Điểm gần mắt nhất mà khi có vật ở đó, mắt còn có thể nhìn rõ vật (khi điều tiết tối đa) gọi là điểm cực cận (kí hiệu là Cc).

Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận được gọi là khoảng cực cận.

– Mắt chỉ có thể nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn của mắt.Khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.

II. Gợi ý giải đáp bài c5 trang 130 vật lý 9

Chắc hẳn phần hệ thống lại kiến thức trên đã giúp các em nắm chắc lý thuyết tự tin hơn. Vậy chúng ta hãy cùng nhau áp dụng những lý thuyết trên vào giải bài c5 trang 130 Vật lý 9 nhé

Đề bài

Một người đứng cách một cột điện 20m. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu xentimet?

Lời giải

Đặt cột điện là AB, ảnh của cột điện là A’B’, thể thủy tinh là thấu kính hội tụ đặt tại O.

Ta có: AO = 20m = 2000cm; A’O = 2cm; AB = 8m = 800cm.

Giải bài tập Vật lý 9: Bài C5 trang 130 SGK Vật Lý 9 – TopLoigiai

Ta có:

 

Giải bài tập Vật lý 9: Bài C5 trang 130 SGK Vật Lý 9 – TopLoigiai

Vậy ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao 0,8 cm

III. Lời giải và đáp án các bài tập khác trang 130 vật lý 9

Để học tập luôn đạt điểm cao và xuất sắc, thì chúng ta luôn phải trau dồi và ôn luyện. Mời các em cùng bắt tay làm tiếp các dạng bài tập Vật lý 9 dưới đây.

1. Bài C1 trang 128 sgk vật lý 9

Đề bài

Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh. Thể thủy tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh ? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phần nào trong con mắt ?

Bài giải:

Những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh: Đều có một bộ phận với vai trò như một thấu kính hội tụ để thu ảnh (đó là vật kính hoặc thể thủy tinh) và một bộ phận để hứng ảnh, đó là phim hoặc màng lưỡi.

Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.

2. Bài C2 (trang 129 SGK Vật Lý 9)

Ta đã biết, khi vật nằm càng xa thấu kính hội tụ thì ảnh thật của vật nằm càng gần tiêu điểm của thấu kính. Vậy em hãy cho biết tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào? Biết rằng khoảng cách từ thể thủy tinh của mắt đến màng lưới là không thay đổi và ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới (hình 48.2 SGK).

Giải bài tập Vật Lí 9 | Để học tốt Vật Lí 9

Quá trình tạo ảnh của thể thủy tinh được mô phỏng bằng hình vẽ sau: (coi màn PQ như màng lưới trên võng mạc của mắt)

– ΔABO ∼ ΔA’B’O (g.g), ta có:

Giải bài tập Vật Lí 9 | Để học tốt Vật Lí 9

Vì khoảng cách từ thể thủy tinh của mắt đến màng lưới là không thay đổi và ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới nên ta có AB và OA’ không đổi

→ nếu OA lớn (vật ở càng xa mắt) thì ảnh A’B’ nhỏ và ngược lại. (1)

– ΔOIF ∼ ΔA’B’F (g.g), ta có:

Giải bài tập Vật Lí 9 | Để học tốt Vật Lí 9

Hay: Giải bài tập Vật Lí 9 | Để học tốt Vật Lí 9

Vì OA’ và AB không đổi, nên nếu A’B’ nhỏ thì OF’ lớn và ngược lại. (2)

Từ (1) và (2) ta có nếu OA càng lớn thì A’B’ càng nhỏ, OF càng lớn và ngược lại. Nghĩa là khi nhìn các vật ở càng xa thì tiêu cự của mắt càng lớn, khi nhìn các vật càng gần thì tiêu cự của mắt càng nhỏ.

3. Bài C6 trang 130 sgk vật lý 9

C6. Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất ? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất ?

Bài giải:

Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ ngắn nhất.

IV. Các nội dung lý thuyết liên quan khác

Mời các em cùng đọc phần ghi nhớ chung về lý thuyết toàn Bài 48 – Mắt Vật Lý 9

– Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.

– Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.

– Trong quá trình điều tiết thì thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.

– Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.

– Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận.

Kết luận

Trên đây, Kiến Guru đã tổng hợp lý thuyết và gợi ý lời giải cụ thể Bài 48 – Mắt Vật lý 9. Để học tốt vật lý lớp 9 hay giải các bài tập vật lý 9, ngoài việc được tiếp thu bài học trên lớp, các em học sinh cũng có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu kiến thức bổ trợ cho chương trình Vật lý tại Kiến Guru. Hy vọng qua phần củng cố kiến thức và hướng dẫn bài giải c5 trang 130 vật lý 9 này, các em sẽ nắm chắc được các kiến thức cơ bản, làm nền tảng để học tốt vật lý 9.

Các em hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật thêm nhiều bài học hay nữa nhé!

Chúc các em học tập thật tốt!

 

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ