Đọc hiểu và gợi ý soạn bài hai đứa trẻ – Cụ thể và ngắn gọn

Soạn bài hai đứa trẻ để hiểu rõ nhất tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với con người nghèo khổ. Thông qua đó, các em cũng thấy được nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của tác giả. Mời bạn dành thời gian đọc ngay bài viết do Kiến Guru tổng hợp và chia sẻ dưới đây.

1. Tìm hiểu chung hỗ trợ soạn Hai đứa trẻ

Soạn bài hai đứa trẻ ta cần nêu được tác giả, tác phẩm. Nội dung trình bày các em hãy bám sát những ý sau:

1.1. Tác giả

Thạch Lam, sinh năm 1910 mất năm 1941, tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân. Ông sinh ra trong một gia định công chức gốc quan lại.

word image 35703 1

Tác giả Thạch Lam

Thạch Lam còn được biết đến là em ruột của Nhất Linh và Hoàng Đạo. Theo đó, cả ba người đều là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn.

Thuở nhỏ, Thạch Lam sống ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Sau đó, ông theo cha chuyển đến Thái Bình, đỗ tú tài phần thứ nhất ra làm báo, viết văn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.

Văn của Thạch Lam mang lại cho người đọc sự trong sáng, giản dị và thâm trầm, sâu lắng. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến như sau:

  • Truyện ngắn: Gió lạnh đầu mùa, nắng trong vườn, sợi tóc.
  • Tiểu thuyết: Ngày mới.
  • Tuỳ bút: Hà nội băm sáu phố phường.

1.2. Tác phẩm

Soạn hai đứa trẻ các em cần nêu rõ được hoàn cảnh sáng tác và bố cục. Cụ thể như sau:

1.2.a. Hoàn cảnh sáng tác

Bài hai đứa trẻ được in trong tập “Nắng trong vườn”. Đây chính là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của tác giả Thạch Lam.

word image 35703 2

Tác phẩm hai đứa trẻ được in trong tập truyện nổi tiếng mang tên “Nắng trong vườn”

1.2.b. Bố cục

Soạn bài hai đứa trẻ ta có thể chia tác phẩm ra làm 3 phần:

  • Phần thứ nhất: Từ đầu đến “về phía làng” – Tác giả miêu tả cảnh phố huyện lúc chiều buông.
  • Phần thứ hai: Tiếp theo đến “mơ hồ không hiểu” – Cảnh phố huyện khi về đêm.
  • Phần thứ ba: Còn lại – Những người dân phố huyện trong cảnh chờ đợi tàu.

2. Hỗ trợ soạn văn Hai đứa trẻ

Soạn bài hai đứa trẻ muốn chi tiết, kỹ lưỡng chúng ta sẽ đi nghiên cứu và trả lời câu hỏi trong SGK. Các em có thể đưa ra đáp án theo ý hiểu của mình và bám sát theo những ý dưới đây:

2.1. Câu 1 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Em hãy cho biết cảnh vật được miêu tả trong chuyện ở thời gian và không gian như thế nào?

Trả lời:

Soạn bài hai đứa trẻ ta thấy được cảnh vật được miêu tả:

  • Thời gian: Vào lúc chiều tà, kết thúc một ngày.
  • Không gian: Tại một phố huyện nghèo cũng những hình ảnh quen thuộc như tiếng trống thu không, dãy tre làng.

2.2. Câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Tác giả Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống cũng như hình ảnh con người ở phố huyện ra sao?

Trả lời:

Tác giả Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống của con người thông qua cảnh ngày tàn và chợ tàn. Điều này thể hiện nỗi buồn man mác, chất chứa nhiều tâm tư, cụ thể:

  • Ngày tàn: Báo hiệu bằng tiếng trống, tiếng côn trùng, tiếng muỗi vo ve và bóng tối tràn ngập trong con mắt Liên.
  • Chợ tàn: Khung cảnh chợ họp giữa phố vãn từ lâu, người về hết và không còn tiếng ồn ào. Đồng thời, trên đây còn rác rưởi, vỏ bưởi, lá nhãn và lá mía, mùi ẩm mốc quen thuộc.

Mặt khác, hình ảnh người dân phố huyện được tác giả miêu tả chân thực bằng những điều sau:

  • Mấy đứa trẻ con nhà nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
  • Chị Tí mò cua bắt tép.
  • Thằng cu bé con chị Tí xác điếu khóm và khiêng hai cái ghế trên lưng trông tội nghiệp.
  • Cụ Thi cười khanh khách, ngửa cổ ra đằng sau uống hết rượu.
  • Vợ chồng bác Xẩm mang đến những tiến đàn bầu bần bật, thằng con bò ra đất.
  • Bác phở Siêu gánh hàng đi trong đêm.

Những hình ảnh trên gợi lên một phố huyện lặng lẽ, buồn thiu. Hơn hết, tất cả con người nơi đây đều rất nghèo khổ.

2.3. Câu 3 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Em hãy phân tích tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên cũng như bức tranh đời sống nơi phố huyện.

Trả lời:

Soạn bài hai đứa trẻ ta thấy rõ được tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên cũng như bức tranh đời sống nơi phố huyện. Những điều này được thể hiện rõ qua những đặc điểm như:

  • Ngồi lặng bên mấy quả thuốc sơn đen, lòng buồn man mác khi chứng kiến thời khắc ngày tàn đang dần buông.
  • Cảm nhận qua mùi ẩm mốc, hơi nóng của ban ngày cùng mùi cát bụ quan thuộc.
  • Lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra nơi phố huyện với cảm giác buồn mênh mang.
  • Lòng thương xót mấy đứa trẻ nghèo, không có tiền mà cho chúng.

2.4. Câu 4 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Cảnh đoàn tàu trong tác phẩm đã được Thạch Lam miêu tả như thế nào? Vì sao hai chị em Liên và An luôn cố thức để nhìn thấy chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?

Trả lời:

Hình ảnh đoàn tàu đã được tác giả miêu tả chi tiết từ dấu hiệu đến, tới nơi và đi qua. Cụ thể:

  • Toa đèn sáng trưng.
  • Tiếng còi xe lửa, làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa.
  • Tiến hành khách ồn ào, xa dần rồi biến mất hút trong đêm tối mênh mông.

Đoàn tàu là hình ảnh của Hà Nội, niềm hạnh phúc và kí ức tuổi thơ êm đềm. Hơn hết, hai chị em An và Liên cũng muốn chứng kiến cảnh này vì:

  • Sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya chính là chuyến tàu.
  • Trên con tàu sẽ mang đến một thế giới khác lạ, ánh sáng xa lạ, toa đèn sáng trưng, những âm thanh náo nức, tiếng khách ồn ào => Tất cả điều này đối lập hoàn toàn với cuộc sống nơi phố huyện buồn tẻ.
  • Chuyến tàu gợi lên một tuổi thơ sung sướng của hai chị em về một Hà Nội xa xăm, sáng rực và huyên náo.

2.5. Câu 5 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Em hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của tác giả Thạch Lam?

Trả lời:

Thạch Lam mang đến cho người đọc những chi tiêu tiêu biểu, đặc sắc. Ông có cách miêu tả nội tâm của nhân vật vô cùng sâu sắc và tinh tế. Đồng thời, giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng càng làm nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.

2.6. Câu 6 trang 101 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Thông qua bài hai đứa trẻ, tác giả muốn gửi gắm tư tưởng gì?

Trả lời:

Thông qua truyện ngắn hai đứa trẻ, tác giả muốn thể hiện niềm thương xót đối với con người. Họ là những cá nhân phải sống cơ cực, quanh quẩn nơi phố huyện nghèo nàn trước cách mạng. Hơn hết, ông cũng thể hiện sự trân trọng về ước mơ mong đổi đời của họ.

Mặt khác, những con người nhỏ bé ấy rất dễ bị xã hội lãng quên. Cho nên, chúng ta hãy quan tâm đến họ, bày tỏ lòng cảm thương sâu sắc và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Mặc dù, họ mong thay đổi những gì ở hiện tại, mọi sự vẫn còn quá mơ hồ và mông lung. Tuy nhiên, đó cũng là cách để họ tìm thấy hi vọng, niềm yêu đời cũng như cố gắng hơn ở ngày mai.

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn bài hai đứa trẻ. Hi vọng, các em đã tìm thấy kiến thức hữu ích cũng như hỗ trợ học tốt hơn phân môn Ngữ văn. Kiến Guru vẫn tiếp tục đăng tải nhiều thông tin hay khác, bạn đừng bỏ lỡ.

Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp, sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ