CÙNG TRẺ TÌM HIỂU BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG VIỆT LỚP 1

Bước vào chương trình học lớp 1, trẻ cần có những hành trang cần thiết về cả kiến thức cũng như kỹ năng trước khi bắt đầu chương trình. Chính vì vậy, để trẻ không bị quá nặng nề về mặt kiến thức với chương trình tiểu học, nhiều bậc phụ huynh đã cho con tập đọc bảng chữ cái Tiếng Việt lớp 1 từ rất sớm. Tuy nhiên, mỗi bậc cha mẹ sẽ có những phương pháp riêng biệt phù hợp với khả năng và tính cách riêng biệt cho con trẻ.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cha mẹ cách dạy trẻ đọc bảng chữ cái hiệu quả nhất, được nhiều cha mẹ áp dụng và thành công trong việc dạy trẻ.

CÁCH HỌC BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG VIỆT LỚP 1

Bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 là kiến thức cơ bản nhất bé cần học khi đến trường. Tuy nhiên, nếu chỉ học ở trường thôi là chưa đủ. Cha mẹ có thể dạy thêm kiến thức này cho bé khi ở nhà. Việc này sẽ giúp bé củng cố lại kiến thức đã học để nhớ lâu hơn.

Vậy dạy bé như thế nào cho chuẩn? Dạy thế nào để bé muốn học? Tất tần tật câu trả lời đều nằm trong bài viết dưới đây.

1 – Bảng chữ cái thường

Bảng chữ cái thường tiếng Việt theo đúng chuẩn chương trình học lớp 1 của BGD&ĐT gồm 29 chữ. Trong đó có

. 11 nguyên âm đơn

. 3 nguyên âm đôi

. 17 phụ âm đơn

. 10 phụ âm ghép

Với bảng này, về kích thước cũng như chiều cao của chữ không giống nhau. Cụ thể như sau:

Đơn vị chiều cao của các chữ cái a, ă, â, u, o, ô, ơ, ư, e, m, n, v, x, ê, i, c đồng nhất với nhau.

Chiều cao 2,5 đơn vị bao gồm các chữ cái: b, g, h, k, l, y.

Chiều cao 2 đơn vị bao gồm các chữ cái: p, q, d, đ.

Chiều cao 1,25 đơn vị bao gồm các chữ cái: r, s; riêng chữ t có chiều cao 1,5 đơn vị.

word image 21689 1

2 – Bảng chữ cái viết hoa

Ngoài bảng chữ cái chữ thường, con trẻ trong độ tuổi này sẽ được làm quen với bảng chữ cái viết hoa. Bảng chữ cái này cũng tương tự như chữ viết thường, bao gồm 29 chữ cái. Tuy nhiên, với bảng này, các chữ được viết theo được nét uyển chuyển, mềm mại và thanh thoát hơn, giúp con trẻ hứng thú hơn trong quá trình học tập.

Về quy định chung thì, chiều cao của các chữ cái viết hoa tiếng Việt là 2,5 đơn vị. Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt thì riêng 2 chữ cái viết hoa Y, G được viết với chiều cao 4 đơn vị do phần đuôi dài phía dưới, và bởi Y, G viết hoa nhưng ở dạng “chữ thường viết lớn lên”.

Chúng ta lại phân ra chữ cái viết hoa theo kiểu 1 và kiểu 2. Trong đó, chữ cái viết hoa kiểu 1 áp dụng chung cho cả 29 chữ cái, còn viết hoa kiểu 2 chỉ áp dụng cho 5 mẫu chữ gồm A, M, N, Q, V.

word image 21689 2

word image 21689 3

word image 21689 4

3 – Cấu tạo của bảng chữ cái

29 chữ cái tuy có cách viết khác nhau nhưng lại được tạo thành từ các nét giống nhau. Nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu về cấu tạo của các chữ cái tiếng Việt. Vì thế gây khó khăn trong quá trình rèn chữ cho bé tại nhà. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để dạy con tập viết hiệu quả hơn nhé.

CÁC NÉT CƠ BẢN TRONG TIẾNG VIỆT

– Nét thẳng: là nét cơ bản đầu tiên mà trẻ được học, Nét này cực kỳ dễ viết, chỉ cần sổ 1 đường thật thẳng và đều là được. Nét thẳng gồm 3 dạng là thẳng dọc, thẳng ngang và thẳng xiên.

– Nét cong: lỗi sai phổ biến khi viết nét này là đưa bút không liền mạch. Khi nét chữ bị đứt quãng hoặc không cong đều, chữ viết sẽ rất xấu. Nét này cần phải luyện tập nhiều để cơ tay mềm dẻo, nét chữ uốn lượn. Những ngày đầu tập viết mẹ có thể chấm sẵn nét để bé tô theo.

– Nét khuyết: nét khuyết là nét khó viết nhất trong các nhóm nét cấu tạo chữ. Để viết nét này, bé cần xác định đúng vị trí dừng bút và rê bút đúng kỹ thuật.

word image 21689 5

Ngoài ra còn có nét móc và nét hất. Trong đó nét móc có dạng như móc câu, gồm nét móc xuôi và móc ngược. Còn nét hất thường là nét kết thúc mỗi chữ cái. Đặc biệt nét hất chỉ gặp ở chữ thường, chữ hoa, chữ sáng tạo. Còn chữ in hoa không có nét hất

CÁCH SẮP XẾP NHÓM CHỮ ĐỂ DẠY TRẺ NHANH HƠN

Bên cạnh các nét cấu tạo chữ, một số chữ cái còn có thêm các nét dấu phụ như sau:

– Dấu mũ (nét gãy): gặp ở các chữ â, ê, ô. Nét này được tạo bởi 2 nét thẳng xiên ngắn trái và phải liền nhau, tạo thành dấu mũ.

– Dấu á: gặp ở chữ ă. Bao gồm nét cong dưới nhỏ.

– Dấu râu: gặp ở các chữ cái ơ, ư.

– Dấu chấm: gặp trên đầu chữ cái i. Dấu này giống như dấu chấm câu.

Một số chữ cái viết thường, ở giữa hoặc cuối nét cơ bản sẽ có thêm vòng xoắn. Thường gặp ở các chữ cái k, b, v, r, s. Nét này còn có tên là nét xoắn, nét thắt.

Để trẻ dễ nhớ mặt chữ hơn, mẹ nên xếp các chữ cái có cấu tạo, cách viết giống nhau theo nhóm. Việc này giúp bé dễ dàng nhận ra những chữ cái hơn. Dưới đây là bảng sắp xếp chữ cái theo thứ tự từ dễ đến khó, theo cấu tạo nét chữ.

– Nhóm chữ 1: bao gồm những chữ có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.

– Nhóm chữ 2: nhóm chữ cái này bao gồm những chữ cái có nét cơ bản là nét cong. Bên cạnh đó còn kết hợp với nét móc (hoặc nét thẳng): a, ă, â, d, đ, g.

– Nhóm chữ 3: là các chữ cái có nét cơ bản là nét móc. Bao gồm: i, t, u, ư, p, n , m.

– Nhóm chữ 4: gồm chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết. Bao gồm: l, h, k, b, y.

– Nhóm chữ 5: nhóm chữ cái có nét phối hợp là nét thắt. Bao gồm: s,r, v.

word image 21689 6

Trên đây là cấu tạo của các chữ cái tiếng Việt. Ngoài rèn chữ trên lớp, mẹ nên dạy bé theo phương pháp phân tích nhóm chữ. Như vậy bé sẽ nhớ mặt chữ nhanh hơn, dễ dàng theo kịp tiến độ giảng bài của thầy cô.

BẢNG CHỮ GHÉP VẦN TIẾNG VIỆT LỚP 1

Khi dạy bé học tiếng Việt, chắc chắn các bậc phụ huynh không thể bỏ qua việc giới thiệu cho con bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần. Bảng chữ cái này sẽ giúp cho bé biết được các âm ghép, từ ghép chuẩn xác nhất, từ đó có thể đọc, viết tiếng Việt chuẩn. Vậy bảng chữ cái ghép vần này cụ thể như thế nào? Sau đây sẽ là những thông tin chia sẻ chi tiết cho tất cả các bậc cha mẹ cùng tham khảo.

1 – Bảng vần tiếng Việt lớp 1

Bảng chữ cái tiếng Việt ghép vần về cơ bản cũng tương tự như bảng chữ cái tiếng Việt thông thường. Tuy nhiên, trên bảng chữ cái sẽ không có sự xuất hiện của những nguyên âm, phụ âm đơn mà ở đây có sự xuất hiện chủ yếu của các vần ghép, âm ghép trong tiếng Việt. Ví dụ như ai, ơi, ôi, ưc, uc, uynh, uych, em, ap, et, ot, ơn,…

Bảng chữ cái tiếng việt có âm ghép giúp bé tránh được sự nhầm lẫn rất hiệu quả. Cụ thể:

word image 21689 7

2 – Cách ghép vần

  • Cách ghép vần

Cách ghép vẫn tiếng Việt cơ bản dựa trên sự kết hợp của các nguyên âm và phụ âm, cụ thể như sau:

Trong bảng chữ cái tiếng Việt được chia ra như sau:

12 nguyên âm : a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y (nguyên âm có dấu phụ là ă, â, ê, ô, ơ và ư)

17 phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.

Tiếng Việt hiện đại có khoảng 200 vần, tiếng là một âm thanh được ghi lại gọi là chữ gồm năm yếu tố: Phụ âm đầu, Âm đệm, Âm chính, Âm cuối, và thanh điệu. Vần hay còn gọi âm vận nên không có phụ âm đầu và có thể vắng mặt nhiều yếu tố trên, nhưng âm chính và thanh điệu luôn luôn phải có. Vần được chia ra như sau:

Vần đơn: Chỉ có một nguyên âm và thanh điệu (a,e,o,u,..)

Vần ghép: Do nhiều nguyên âm hợp lại và thanh điệu mà thành (ai, ay, oai,…).Vần ghép có thể là nguyên âm đôi hoặc nguyên âm ba.

Vần trơn: Có nguyên âm ở cuối và thanh điệu (ai, êu, oai, ươi,…).

Vần cản: Có phụ âm theo sau và thanh điệu (ac, ach, am, an, ang, anh, ap, at,…).

KẾT LUẬN

Khi trẻ mới bắt đầu học về bảng chữ cái ghép vần bố mẹ hãy cho bé học về bảng chữ cái in hoa để được tối giản về đường nét và bé không bị rối mắt. Bên cạnh đó, cũng nên chọn những bảng chữ cái có nhiều màu sắc nổi bật để kích thích bé.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về bảng chữ cái tiếng việt lớp 1. Hy vọng từ những chia sẻ này các bậc phụ huynh sẽ biết cách dạy con học sao cho hiệu quả nhất.

 

Xem thêm:
TOÁN TƯ DUY LỚP 1 – PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CHO PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ