Bài tập sách giáo khoa toán lớp 5 trang 137

Trong bài viết ngày hôm nay, Kiến Guru sẽ tóm tắt lý thuyết và gợi ý cách giải các bài tập liên quan đến phần Luyện tập Nhân chia số đo thời gian cho một số sách giáo khoa toán lớp 5 trang 137. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp bạn đọc hiểu và nắm được phương pháp làm bài, từ đó vận dụng làm bài tập nhuần nhuyễn hơn và rút ngắn khoảng thời gian hoàn thành bài tập về nhà. Mời các bạn cùng tham khảo phần hướng dẫn dưới đây nhé!

Kiến thức sách giáo khoa toán lớp 5 trang 137

Trước khi đi vào giải bài tập ở bất kỳ dạng nào, ta cần nắm được các nội dung kiến thức lý thuyết liên quan đến bài học đó và phương pháp làm bài. Vì vậy, sau đây Kiến Guru sẽ cùng bạn đọc điểm lại những nội dung trọng tâm của bài Luyện tập Nhân chia số đo thời gian cho một số cần nhớ trong sách giáo khoa toán lớp 5 trang 137 nhé, mời các bạn cùng theo dõi!

Nhân chia số đo thời gian cho một số

  1. Ví dụ 1 : Hải thi đấu 3 ván cờ hết 42 phút 30 giây. Hỏi trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ hết bao lâu ?

Hướng dẫn giải:

Đối với dạng bài tập này, ta thực hiện phép chia 42 phút 30 giây chia 3 để tìm ra thời gian trung bình Hải thi đấu mỗi ván cờ. Bạn đọc tham khảo đáp án dưới đây:

word image 22776 2

Như vậy, từ phép tính trên ta kết luận được Hải đã dành 14 phút 30 giây là thời gian trung bình để thi đấu mỗi ván cờ.

  1. Ví dụ 2 : Một vệ tinh nhân tạo quay xung quanh Trái Đất 4 vòng hết 7 giờ 40 phút. Hỏi vệ tinh đó quay xung quanh Trái Đất 1 vòng hết bao lâu ?

Hướng dẫn giải:

Đối với yêu cầu đề bài đưa ra là tìm thời gian vệ tinh nhân tạo quay xung quanh Trái Đất 1 vòng bao lâu, ta phải thực hiện phép chia: 7 giờ 40 phút : 4

Ta đặt tính rồi tính như sau:

word image 22776 3

Từ đó, ta kết luận được: Như vậy, 1 giờ 55 phút là thời gian vệ tinh nhân tạo quay hết 1 vòng Trái Đất.

2. Tổng quát lý thuyết về cách chia số đo thời gian cho một số

  • Bước 1: Đặt tính như cách chia áp dụng với phép chia số tự nhiên.
  • Bước 2: Chia theo thứ tự lần lượt từng số đo ở số bị chia cho số chia (ưu tiên thứ tự từ trái sang phải).
  • Bước 3: Điền đơn vị đo tương ứng phía sau mỗi kết quả của phép chia vừa nhận được.

Lưu ý: Sau khi thu được kết quả phép chia, nếu số phút lớn hơn hoặc bằng 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của phút là giờ; số giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của giây là phút.

Ví dụ minh họa: Thời gian Hoa làm 4 bài tập về nhà môn toán là 52 phút 28 giây. Hãy xác định thời gian trung bình để Hoa giải 1 bài tập về nhà là?

Hướng dẫn giải:

Đối với yêu cầu mà đề bài đưa ra, ta cần thực hiện phép chia 52 phút 28 giây cho 4 để tìm ra thời gian trung bình Hoa đã dành để giải 1 bài tập về nhà môn Toán:

word image 22776 4

Như vậy, ta kết luận được rằng đáp án là 13 phút 7 giây.

II. Gợi ý giải bài tập sách giáo khoa toán lớp 5 trang 137

Vừa rồi, Kiến Guru đã cùng bạn đọc nhìn lại phần lý thuyết liên quan đến bài tập sách giáo khoa toán lớp 5 trang 137. Phần hỗ trợ giải các bài tập dưới đây sẽ giúp các em hiểu được cách thực hiện phép chia số đo thời gian với một số tự nhiên và phương pháp vận dụng chúng vào giải các bài toán thực tiễn đơn giản có liên quan. Sau đây mời các em cùng tham khảo lời giải bài tập sách giáo khoa toán lớp 5 trang 137 này.

1 – Bài 1

Tính:

  1. 3 giờ 14 phút x 3
  2. 36 phút 12 giây : 3
  3. 7 phút 26 giây x 2
  4. 14 giờ 28 phút : 7

Bài tập này thuộc phạm vi kiến thức Nhân chia số đo thời gian cho một số, ta áp dụng phương pháp giải như sau:

  • Bước 1: Đặt tính như cách chia áp dụng với phép chia số tự nhiên (lưu ý cần đặt tính thẳng hàng)
  • Bước 2: Chia theo thứ tự lần lượt từng số đo ở số bị chia cho số chia (ưu tiên thứ tự từ trái sang phải).
  • Bước 3: Điền đơn vị đo tương ứng phía sau mỗi kết quả của phép chia vừa nhận được.

Ta có các phép tính sau:

word image 22776 5

2 – Bài 2

Tính:

  1. (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) × 3
  2. 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút × 3
  3. (5 phút 35 giây + 6 phút 21 giây) : 4
  4. 12 phút 3 giây × 2 + 4 phút 12 giây : 4

Bài tập này thuộc phạm vi kiến thức Nhân chia số đo thời gian cho một số, ta áp dụng phương pháp giải như sau:

  • Ta thực hiện đặt tính và xác định giá trị biểu thức như đối với các số tự nhiên và ghi đơn vị đo tương ứng sau kết quả tìm được.
  • Nếu số phút lớn hơn hoặc bằng 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của phút là giờ; số giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì ta thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn của giây là phút.

Hướng dẫn giải chi tiết:

  1. (3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) × 3

(3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút) × 3= 5 giờ 65 phút × 3 (1)

Khi đó, ta có: 65 phút = 1 giờ 5 phút nên suy ra:

  1. ↔ 6 giờ 5 phút × 3= 18 giờ 15 phút.

Kết luận: Đáp án của phép tính trên là 18 giờ 15 phút.

  1. 3 giờ 40 phút + 2 giờ 25 phút × 3

= 3 giờ 40 phút + 6 giờ 75 phút (2)

Với: 75 phút = 1 giờ 15 phút, thì ta suy ra được:

2 ↔ 3 giờ 40 phút + 7 giờ 15 phút= 10 giờ 55 phút.

Kết luận: Đáp án của phép tính trên là 10 giờ 55 phút.

  1. (5 phút 35 giây + 6 phút 21 giây) : 4

Có: (5 phút 35 giây + 6 phút 21 giây) : 4= 11 phút 56 giây : 4= 2 phút 59 giây.

Kết luận: Đáp án của phép tính trên là 2 phút 59 giây.

  1. 12 phút 3 giây × 2 + 4 phút 12 giây : 4

12 phút 3 giây × 2 + 4 phút 12 giây : 4= 24 phút 6 giây + 1 phút 3 giây

= 25 phút 9 giây.

3 – Bài 3

Trung bình một người thợ làm xong 1 sản phẩm hết 1 giờ 8 phút. Lần thứ nhất người đó làm được 7 sản phẩm. Lần thứ hai người đó làm được 8 sản phẩm. Hỏi cả hai lần người đó phải làm trong bao nhiêu thời gian?

Bài tập này thuộc phạm vi kiến thức Nhân số đo thời gian cho một số, có 2 cách làm như sau:

  • Cách 1: Tính tổng số sản phẩm sau 2 lần người thợ làm là 15 sản phẩm, sau đó nhân với 1 giờ 8 phút để tìm ra thời gian.
  • Cách 2: Tính thời gian người thợ đó hoàn thành 7 sản phẩm trong lần thứ nhất, 8 sản phẩm trong lần thứ 2. Từ đó cộng 2 lần lại với nhau để tìm tổng thời gian.

Tóm tắt:

1 sản phẩm: 1 giờ 8 phút

Lần thứ nhất: 7 sản phẩm

Lần thứ hai: 8 sản phẩm

Hai lần: …. giờ?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Cách 1:

Số sản phẩm người thợ tạo ra trong cả hai lần là:

7 + 8 = 15 (sản phẩm)

Thời gian làm 15 sản phẩm là:

1 giờ 8 phút × 15 = 15 giờ 120 phút

Đổi 15 giờ 120 phút = 17 giờ

Đáp số: 17 giờ.

Cách 2:

Lần thứ nhất người đó làm 7 sản phẩm hết số thời gian là:

1 giờ 8 phút × 7 = 7 giờ 56 phút

Lần thứ hai người đó làm 8 sản phẩm hết số thời gian là:

1 giờ 8 phút × 8 = 9 giờ 4 phút

Tổng số thời gian người thợ đã sử dụng trong 2 lần trên là:

7 giờ 56 phút + 9 giờ 4 phút = 16 giờ 60 phút

Đổi: 16 giờ 60 phút = 17 giờ

Đáp số: 17 giờ.

4 – Bài 4

Điền dấu thích hợp (>, <, =) vào chỗ chấm:

4,5 giờ …. 4 giờ 5 phút

8 giờ 16 phút – 1 giờ 25 phút … 2 giờ 17 phút × 3

26 giờ 25 phút : 5 … 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút.

Bài tập này thuộc phạm vi kiến thức: Nhân số đo thời gian cho một số, để làm được bài tập dạng này, ta thực hiện phép tính ở hai vế rồi so sánh kết quả với nhau.

Hướng dẫn giải chi tiết:

  • Ta có: 4, 5 giờ = 4 giờ 30 phút

mà 4 giờ 30 phút > 4 giờ 5 phút

Vậy 4, 5 giờ > 4 giờ 5 phút.

  • Ta có: 8 giờ 16 phút – 1 giờ 25 phút = 6 giờ 51 phút

2 giờ 17 phút x 3 = 6 giờ 51 phút

Vậy 8 giờ 16 phút – 1 giờ 25 phút = 2 giờ 17 phút x 3.

  • Ta có:

26 giờ 25 phút : 5 = 5 giờ 17 phút

2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút = 5 giờ 25 phút.

Vậy 26 giờ 25 phút : 5 < 2 giờ 40 phút + 2 giờ 45 phút.

Kết luận

Vừa rồi, Kiến Guru đã chia sẻ đến bạn đọc bài tập sách giáo khoa toán lớp 5 trang 137Nhân chia số đo thời gian cho một số bao gồm các bài tập tự luyện với lời giải chi tiết cho từng dạng bài tập. Hy vọng bài viết này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo, giúp bạn đọc nắm được cách giải các dạng toán đơn vị đo thời gian, chia số đo thời gian, đặt tính rồi tính, áp dụng phép chia số đo thời gian giải Toán có lời văn.

Ngoài các dạng bài tập sách giáo khoa toán lớp 5 trang 137, bạn đọc cũng có thể tham khảo các tài liệu ôn luyện, gợi ý giải mà Kiến Guru đăng tải tại đây để bổ sung kiến thức phục vụ cho các bài kiểm tra, đánh giá giữa kỳ. Chúc bạn gặt hái thêm nhiều thành tích cao hơn trong học tập.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ