Vật lý là môn học nhiều học sinh cảm thấy khó và lo sợ với việc phải hoàn thành tốt môn học này. Để giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập tại lớp cũng như nâng cao năng lực tự học tại nhà của bản thân học sinh, bài viết sau đây sẽ hướng dẫn và giải đáp các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập cũng như củng cố thêm kiến thức lý thuyết bài vật lý 9 bài 20 bám sát theo chương trình nhất cho các em học sinh. Mời các bạn tham khảo.
Hỗ trợ giải đáp câu hỏi môn vật lý 9 bài 20 trang 54 sgk
Bài 1: Cường độ dòng điện I chạy qua 1 dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế U giữa 2 đầu đoạn dây đó?
Hướng dẫn giải:
Cường độ dòng điện I chạy qua một dây dẫn và hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó có tỉ lệ thuận.
Bài 2: Nếu đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu một dây dẫn và I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó thì thương số U/I là giá trị của đại lượng nào? Khi thay đổi hiệu điện thế U thì thương số U/I có thay đổi không? Giải thích ?
Hướng dẫn giải:
– Thương số U/I là giá trị đại diện cho điện trở R.
– Vì hiệu điện thế tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. Suy ra, khi ta thay đổi hiệu điện thế thì thương số U/I không đổi
Bài 3 : Vẽ sơ đồ trong một mạch điện có sử dụng ampe kế và vôn kế để xác định điện trở.
Hướng dẫn giải:
Bài 4: Viết công thức xác định điện trở tương đương đối với các trường hợp:
a. R1 mắc nối tiếp R2 .
b. R1 mắc song song R2 .
Hướng dẫn giải:
a. R1 và R2 mắc nối tiếp Rtđ=R1+R2
b. R1 và R2 mắc song song: 1/Rtđ=1/R1+1/R2
hay Rtđ=R1.R2/R1+R2
Bài 5: Hãy cho biết:
a) Khi chiều dài dây dẫn tăng lên ba lần thì điện trở của dây thay đổi như thế nào ?
b) Khi tiết diện của nó tăng lên 4 lần thì điện trở của dây thay đổi như thế nào ?
c) Giải thích lí do có thể nói đồng dẫn điện tốt hơn nhôm khi căn cứ vào điện trở suất ?
d) Tìm hệ thức thể hiện mối liên hệ giữa các đại lượng R, l, S và ρ của vật liệu làm dây dẫn?
Hướng dẫn giải:
a) Khi chiều dài của nó tăng lên ba lần thì điện trở của dây dẫn tăng lên 3 lần.
b) Khi tiết diện của nó tăng lên 4 lần thì điện trở của dây dẫn giảm 4 lần.
c) Vì điện trở suất của dây đồng nhỏ hơn của dây nhôm.
d) R=ρ.l/S
Bài 6 : Viết đầy đủ các câu dưới đây:
a. Biến trở là một loại điện trở…… và có thể dùng để……
b. Các điện trở được dùng trong kĩ thuật có kích thước…… và có các trị số được…..hoặc xác định theo các……
Hướng dẫn giải:
a. trị số của nó có thể thay đổi / điều chỉnh cường độ dòng điện
b. nhỏ / ghi sẵn / vòng màu
Bài 7: Viết đầy đủ các câu dưới đây:
a. Số Watt ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết…
b. Công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch được xác định bằng tích…
Hướng dẫn giải:
a. công suất định mức của nó.
b. của hiệu điện thế U giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện I qua đoạn mạch đó.
Bài 8: Hãy cho biết:
a) Điện năng được xác định theo công suất. U, I và thời gian sử dụng được xác định bằng các công thức nào?
b) Tác dụng của các dụng cụ điện trong việc biến đổi năng lượng? Nêu một số ví dụ.
Hướng dẫn giải
a. Ta có: A=P.t=U.I.t
b. Có tác dụng biến đổi chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác
Ví dụ: Bếp điện, nồi cơm điện, bàn là điện, …biến điện năng thành nhiệt năng.
Bài 9 : Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Len-xơ
Hướng dẫn giải:
– Định luật Jun – Len-xơ. Năng lượng tỏa ra khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua
– Biểu thức: Q=I2.R.t
Bài 10 : Những quy tắc nào cần lưu ý khi sử dụng điện để đảm bảo an toàn ?
Hướng dẫn giải:
– Thí nghiệm dành cho học sinh THCS chỉ được thực hiện với hiệu điện thế < 40V.
– Các dây dẫn phải có vỏ bọc cách điện theo đúng quy định
– Không tự mình tiếp xúc với mạng điện trong nhà.
– Khi thay bóng đèn hỏng phải ngắt công tắc/rút cầu chì của mạch điện có bóng đèn. Bên cạnh đó, phải đảm bảo cơ thể người và nền nhà, tường gạch đã được cách điện.
Bài 11: Hãy cho biết:
a. Lý do vì sao phải tiết kiệm điện?
b. Nêu các phương pháp để tiết kiệm điện?
Hướng dẫn giải:
a. Cần tiết kiệm điện vì:
– Giảm số tiền điện phải trái.
– Các thiết bị điện được sử dụng bền lâu hơn,.
– Giảm bớt sự cố cho hệ thống điện.
– Tiết kiệm điện năng cho sản xuất, cho các vùng miền khác còn chưa có điện.
b. Các phương pháp tiết kiệm điện:
– Sử dụng các thiết bị có công suất hợp lí, vừa đủ.
– Chỉ sử dụng điện trong những lúc cần thiết
Hướng dẫn trả lời câu hỏi vật lý 9 bài 20 trang 55 sgk
Bài 12 : Đặt một hiệu điện thế 3V vào hai đầu dây dẫn cường độ dòng điện là 0,2 A. nếu tăng thêm 12V thì cường độ dòng điện qua nó bằng :
A. 0,6 A
B. 0,8 A
C. 1 A
D. Một giá trị khác.
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Bài 13 : Đặt một hiệu điện thế vào hai đầu các dây dẫn khác nhau, đo cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn đó. Khi tính thương số U/I, phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Có giá trị như nhau đối với các dây dẫn.
B. Có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng lớn.
C. Có giá trị càng lớn đối với dây dẫn nào thì dây dẫn đó có điện trở càng nhỏ.
D. Không có giá trị xác định đối với mỗi dây dẫn.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Bài 14 : Điện R1=30Ω chịu được dòng điện có độ lớn nhất là 2A và điện trở R2=10 Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 1A. Trong các hiệu điện thế dưới đây, hiệu điện thế nào có thể mắc nối tiếp hai điện trở này?
A. 80V, vì Rtđ của mạch là 40Ωvà chịu được dòng điện có Imax = 2A
B. 70V, vì R1 chịu được Umax 60V, điện trở R2 chịu được 10V.
C. 120V, vì Rtđ của mạch là 40Ω và chịu được dòng điện có tổng cường độ dòng điện là 3A.
D. 40V, vì Rtđ của mạch là 40Ω và chịu được dòng điện có cường độ I = 1A.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Bài 15: Với hai điện trở đã cho ở câu 14, có thể mắc song song vào hiệu điện thế nào dưới đây?
A. 10V
B. 22,5V
C. 60V
D. 15V
Hướng dẫn giải:
Đáp án:A
Bài 16 : Một dây dẫn có chiều dài l, tiết diện S, đồng chất và giá trị điện trở là 12Ω. Khi dây dẫn này được gập đôi thành dây dẫn mới có chiều dài l/2 thì trị số điện trở của dây dẫn mới là:
A. 6Ω
B. 2Ω
C. 12Ω
D. 3Ω
Hướng dẫn giải:
R= p. => Đáp án D
Bài 17 : Khi mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện qua chúng có cường độ I=0,3A. Nếu mắc song song hai điện trở này cũng vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện mạch chính có cường độ I′=1,6A. Hãy tính R1 và R2.
Hướng dẫn giải:
Ta có:
+ Khi mắc nối tiếp hai điện trở:
- R tương đương:
+ Khi mắc song song hai điện trở:
- R tương đương điện trở:
+ Mặt khác, ta có:
Đáp án và lời giải bài 20 vật lý 9 SGK trang 56
Bài 18:
a)Trong những dụng cụ đốt nóng bằng điện, vid sao các bộ phận chính đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn?
b) Ấm điện có ghi 220V – 1000W khi hoạt động bình thường. Tính điện trở của ấm đó.
c) Dây điện trở của ấm điện trên được làm từ nicrom có tiết diện tròn và độ dài 2m. Tính đường kính tiết diên.
Hướng dẫn giải:

Bài 19: Một bếp điện có ghi 220V – 1000W được sử dụng với hiệu điện thế U = 220V để đun sôi 2l nước với nhiệt độ ban đầu của nó là 25℃. Hiệu suất của quá trình đun sôi đó là 85% .Tính thời gian nước được đun sôi, trong đó nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K. Mỗi ngày dùng bếp điện trên đây đun sôi 4l nước, thì phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc đun nước này trong 1 tháng (30 ngày)? Cho giá điện là 700 đồng/ kWh. Nếu điện trở của bếp này được gấp đôi và hiệu điện thế vẫn là 220V thì thời gian đun sôi 2l với các điều kiện như trên là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải:
Bài 20: Công suất điện trung bình của một khu dân cư sử dụng là 4,95Wh với hiệu điện thế U=220V. Điện trở tổng cộng của dây tải điện từ trạm cung cấp tới khu dân cư này có là 0,4Ω.
a) Hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây là bao nhiêu ?
b) Một ngày trung bình dùng điện 6 giờ và giá điện là 700 đồng/kWh. Số tiền điện mà khu này phải trả trong 1 tháng (30 ngày) là bao nhiêu ?
c) Điện năng hao phí trên dây tải điện trong mỗi tháng là bao nhiêu ?.
Hướng dẫn giải:
Trên đây là hướng dẫn giải bài tập vật lý 9 bài 20 với tổng hợp lý thuyết và cách giải bài tập trang 54,55,56 trong sách giáo khoa để giúp các bạn học sinh có thể học tập tốt trên lớp cũng như ôn luyện tại nhà. Các bạn học sinh có thể tham khảo để hoàn thành tốt môn học này.