Bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1 thuộc nội dung đồ thị hàm số y = ax (với a ≠ 0). Kiến thức này thường xuất hiện trong các bài kiểm tra 15 phút, 45 phút và học kỳ. Vì thế, các em cần nghiêm túc rèn luyện để đạt được điểm cao nhất.
1. Kiến thức sử dụng trong giải bài 39 trang 7 SGK toán 7 tập 1
Bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1 yêu cầu các em vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ Oxy đồ thị của các hàm số:
- y = x
- y = 3x
- y = -2x
- y = -x
Đối với bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1 các em cần áp dụng kiến thức đồ thị hàm số số y = ax (với a ≠ 0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ:
- Ta lấy x ≠ 0 bất kỳ và tìm y để tìm được tọa độ điểm thứ hai gọi là điểm A mà đồ thị đó đi qua.
- Tiến hành vẽ đường thẳng đi qua hai điểm O và A ta sẽ được đồ thị cần tìm.
2. Lời giải và đáp số bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1
Căn cứ vào yêu cầu bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1 ta có thể giải như sau:
- y = x
- Ta tiến hành vẽ hệ trục toạ độ Oxy
- Cho x = 0 ta được y = 0 => điểm O có toạ độ là (0;0) thuộc đồ thị của hàm số y = x.
- Cho x = 2 ta được y = 2 => điểm A có toạ độ là (2;2) thuộc đồ thị của hàm số y = x.
Như vậy, đường thẳng OA chính là đồ thị của hàm số đã cho.
- Hàm số y = 3x
- Ta tiến hành vẽ hệ trục toạ độ Oxy
- Cho x = 0 ta được y = 0 => điểm O có toạ độ là (0;0) thuộc đồ thị của hàm số y = 3x.
- Cho x = 1 ta được y = 3 => điểm B có toạ độ là (1;3) thuộc đồ thị của hàm số y = 3x.
Như vậy, đường thẳng OB chính là đồ thị của hàm số đã cho.
- Hàm số y = -2x
- Ta tiến hành vẽ hệ trục toạ độ Oxy
- Cho x = 0 ta được y = 0 => điểm O có toạ độ là (0;0) thuộc đồ thị của hàm số y = -2x.
- Cho x = -1 ta được y = 2 => điểm C có tọa độ là (-1;2) thuộc đồ thị của hàm số y = -2x.
Như vậy, đường thẳng OC chính là đồ thị của hàm số đã cho.
- Hàm số y = – x
- Ta tiến hành vẽ hệ trục toạ độ Oxy
- Cho x = 0 ta được y = 0 => điểm O có toạ độ là (0;0) thuộc đồ thị của hàm số y = – x.
- Cho x = 1 ta được y = -1 => điểm D có toạ độ là (1;-1) thuộc đồ thị của hàm số y = – x.
Như vậy, đường thẳng OD chính là đồ thị của hàm số đã cho.
==>> Ngoài những kiến thức hữu ích trên, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều kiến thức “Trọng Tâm ” hơn tại đây: ==>>Toán Lớp 7<<==
3. Hỗ trợ giải các bài tập trang 71 SGK toán 7 tập 1
Bên cạnh bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1 các em cần rèn luyện thêm nhiều dạng toán khác. Điển hình như bài 40 với yêu cầu như sau: Cho biết đồ thị của hàm số y = ax nằm ở các góc phần tư nào nếu như mặt phẳng toạ độ Oxy trong hình đối với các trường hợp:
- Với a > 0
- Với a < 0
Lời giải:
- Trong trường hợp a > 0 đồ thị hàm số y = ax nằm tại góc phần tư thứ I và thứ III (phần a và b trong bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1)
- Trong trường hợp a < 0 đồ thị hàm số y = ax nằm tại góc phần tư thứ II và thứ IV (phần c và d trong bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1)
4. Các nội dung lý thuyết liên quan khác
Như các em đã biết, bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1 thuộc chương II – Hàm số và đồ thị. Muốn giải quyết tốt các bài tập chúng ta cần ghi nhớ lại kiến thức lý thuyết. Đồng thời, có bao nhiêu dạng toán cùng phương pháp cụ thể cũng nên đặc biệt quan tâm. Dưới đây là thông tin chi tiết độc giả quan tâm đừng bỏ lỡ:
4.1. Kiến thức lý thuyết cần ghi nhớ
Ta có đồ thị của hàm số y = f(x), trong đó được chia ra làm hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất: Đồ thị của hàm số y = f(x) chính là tập hợp của tất cả các điểm biểu diễn các cặp ra trị tương ứng (x;y) trên mặt phẳng toạ độ.
- Trường hợp thứ hai: Ta gọi một điểm M thuộc vào đồ thị (H) của hàm số y = f(x) thì sẽ thỏa mãn đẳng thức y = f(x) và ngược lại. Theo đó, điểm M có tọa độ là (x0; y0) suy ra y0 = f (x0).
Lưu ý: Đồ thị của hàm số y = ax (với a khác 0) sẽ là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Vì thế, các em cần vẽ đường thẳng đi qua điểm O với toạ độ là (0;0) và điểm A có toạ độ là (1;a).
4.2. Các dạng toán thường gặp
Đối với chương II – Hàm số và đồ thị các em sẽ gặp phải nhiều dạng toán khác nhau. Vì thế, chúng ta cần tìm hiểu để chủ động cũng như không bị bỡ ngỡ khi làm bài. Điển hình như sau:
4.2.1. Dạng toán thứ nhất
Vẽ và nhận dạng đồ thị y = ax (với a khác 0). Phương pháp giải quyết bài tập chính là vẽ đường thẳng đi qua gốc toạ độ và điểm A có toạ độ là (1;a).
4.2.2. Dạng toán thứ hai
Xét một điểm có thuộc đồ thị hàm số cho trước hay không. Phương pháp giải quyết bài tập này chính là xét xem toạ độ của điểm đó có thoả mãn công thức cũng như bảng giá trị xác định hàm đó hay không. Cụ thể như điểm M thuộc vào đồ thị (H) => y0 = f (x0).
4.2.3. Dạng toán thứ ba
Tiến hành xác định hệ số a của hàm số y = ax biết đồ thị của nó đi qua điểm M có tọa độ là x0; y0) cho trước. Phương pháp giải bài toán này chính là thay toạ độ M : x = x0; y = y0 vào đồ thị của hàm số y = ax. Việc này giúp ta xác định được hệ số a.
4.2.4. Dạng toán thứ tư
Yêu cầu tính giá trị của biến số khi biết giá trị của hàm số. Phương pháp giải bài tập này chính là thay giá trị của hàm số vào đồ thị của hàm số y = ax. Từ đó ta dễ dàng tìm ra giá trị của biến số.
4.2.5. Dạng toán thứ năm
Yêu cầu tìm giá trị của hàm số khi biết giá trị của biến số. Đối với bài tập này các em áp dụng ngay phương pháp thay giá trị của biến số vào hàm số y = ax nhằm tìm ra giá trị của hàm số đó.
4.2.6. Dạng toán thứ sáu
Yêu cầu xét sự đồng biến và nghịch biến của hàm số y = ax. Học sinh cần áp dụng ngay phương pháp xét từng trường hợp:
+ Hàm số y = ax đồng biến khi a > 0.
+ Hàm số y = ax nghịch biến khi a < 0.
=>> Xem thêm nội dung liên quan: Bài 21 trang 89 sgk toán 7 tập 1
Như vậy, các em đã được nghiên cứu bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1. Bên cạnh đó, chúng ta còn ôn lại kiến thức lý thuyết, khám phá thêm các dạng toán. Điều này giúp học sinh có cái nhìn khái quát, học tốt hơn và không bị bỡ ngỡ khi làm bài.
Tuy nhiên, để có thể học tốt các em cần tích cực làm bài tập. Đồng thời, mỗi cá nhân luôn tự giác, vạch ra mục tiêu phấn đấu cụ thể. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tìm đến sự trợ giúp của các thầy cô để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.
Hi vọng với những phân tích chi tiết từ chuyên trang đã giúp các em hiểu rõ về bài 39 trang 71 SGK toán 7 tập 1. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp độc giả hãy kết nối ngay hôm nay.
=> Đăng kí ngay để nhận khóa học chất lượng giúp trẻ phát triển tư duy toán tốt hơn
Tại đây =>> kienguru.vn <<=