Để hỗ trợ các bạn củng cố phần kiến thức đã học về cấu tạo của các hợp chất hữu cơ và vận dụng chúng để giải những bài tập trong sgk. Chúng tôi đã tóm tắt các lý thuyết cần nắm cũng như sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện bài 3 trang 112 hóa 9 cùng các dạng bài tập liên quan.
I. Kiến thức áp dụng giải bài 3 trang 112 hóa 9 sgk
1. Một số đặc điểm cấu tạo phân tử của các hợp chất hữu cơ
a) Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
Đối với các hợp chất hữu cơ thì cacbon (C) luôn có hóa trị IV, còn nguyên tử hiđro (H) có hóa trị I và oxi (O) có hóa trị là II. Mỗi một gạch nối giữa hai nguyên tử liên kết sẽ tượng trưng cho mỗi hóa trị của nguyên tử.
Các liên kết giữa các nguyên tử sẽ bằng đúng hóa trị của chúng. Như vậy, mỗi liên kết sẽ được biểu diễn bằng một nét gạch nối.
b) Mạch cacbon
Trong cấu tạo của hợp chất hữu cơ thì nguyên tử cacbon không chỉ liên kết với nguyên tử khác mà còn có thể liên kết với nhau để tạo thành mạch cacbon.
Có 3 dạng mạch cacbon: Mạch không phân hay còn gọi là nhánh mạch thẳng, mạch nhánh, mạch vòng.
c) Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hữu cơ
Mỗi một hợp chất hữu cơ sẽ có các liên kết theo một trật tự nhất định giữa các nguyên tử trong phân tử. Tính chất của các hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử dựa vào bản chất, số lượng các nguyên tử và trật tự của các nguyên tử cấu tạo.
Ví dụ 2 chất có cùng công thức phân tử:
rượu etylic (ở dạng lỏng)
đimetyl ete (ở dạng khí)
2. Công thức cấu tạo
Công thức cấu tạo là các công thức biểu diễn đầy đủ các liên kết giữa các nguyên tử trong các phân tử.
Ví dụ: Công thức cấu tạo của etan
Viết gọn là CH3 – CH3
Công thức cấu tạo của etylic
Viết gọn là CH2 – OH
Như vậy, ta có thể biết thành phần của một phân tử hay trật tự của liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử thông qua công thức cấu tạo của nó.
II. Hỗ trợ giải bài 3 trang 112 hóa 9 sgk
Bài 3 trang 112 SGK Hoá học 9
Đề bài: Viết các công thức cấu tạo dạng mạch vòng tương ứng với các công thức phân tử sau đây: C3H6, C4H8, C5H10.
Bài giải:
Để biểu diễn các công thức cấu tạo của những hợp chất hữu cơ ở trên thì trước hết ta phải biết được hóa trị của các nguyên tố cấu thành. Trong đó nguyên tố cacbon có hóa trị là IV còn hiđro có hóa trị I. Như vậy ta có thể biểu diễn mỗi hóa trị bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử liên kết. Cụ thể như sau:
III. Gợi ý lời giải các bài tập khác trang 112 sgk hóa 9
1. Bài 1 trang 112 sgk hóa 9
Đề bài: Trong các công thức cấu tạo sau công thức nào sai hãy chỉ ra lỗi sai ấy và viết lại cho đúng:
Bài giải:
Để giải được bài này ta cần nắm rõ là trong các hợp chất hữu cơ thì cacbon (C) có hóa trị IV, Oxi (O) có hóa trị II và Hidro (H) thì có hóa trị I, nguyên tử halogen có hóa trị I,…Mỗi một gạch nối giữa hai nguyên tố sẽ tượng trưng cho một hóa trị.
a) Công thức này bị thừa 1 gạch hóa trị của nguyên tố cacbon, vì cacbon có hóa trị là IV nên số gạch nối giữa nguyên tố này với nguyên tố khác phải được biểu diễn bằng 4 gạch. Ngoài ra công thức trên còn bị thiếu 1 gạch ở nguyên tử oxi. Vậy nên công thức đúng phải là:
b) Còn ở công thức này thì ta thấy nguyên tử cacbon đã bị thiếu một gạch hóa trị và nguyên tử Cl có hóa trị là I mà lại được biểu diễn bằng 2 gạch do đó nguyên tử này đã bị thừa 1 gạch hóa trị. Công thức chính xác phải là:
c) Tương tự thì ta thấy ở câu này nguyên tử C ở vị trí thứ 2 bị thừa hóa trị, đồng thời nguyên tử H bên dưới cũng bị thừa 1 gạch hóa trị. Công thức đúng là:
2. Bài 2 trang 112 sgk hóa 9
Đề bài: Dựa vào phần lý thuyết ở trên hãy viết các công thức cấu tạo của các hợp chất có công thức phân tử như sau: CH3Br, CH4O, CH4, C2H6, C2H5Br. Biết rằng nguyên tử brom (Br) có hóa trị I.
Bài giải: Công thức cấu tạo của các hợp chất sẽ được biểu diễn như sau:
3. Bài 4 trang 112 sgk hóa 9
Đề bài: Hãy cho biết các công thức cấu tạo nào sau đây biểu diễn cùng một chất:
Bài giải:
Theo cấu tạo của các công thức a), c), d) thì chúng đều là công thức phân tử của rượu etylic C2H5OH.
Còn các công thức ở câu b) và e) thì là công thức cấu tạo của ete: CH3OCH3.
4. Bài 5 trang 112 sgk hóa 9
Đề bài: Cho một phân tử hợp chất hữu cơ A, được cấu tạo từ hai nguyên tố. Biết rằng khi đốt cháy 3g chất A thì sẽ thu được 5,4g H2O. Hãy xác định công thức phân tử của A trên, biết khối lượng mol của A là 30g.
Bài giải:
Dựa vào dữ kiện mà đề bài cho ta thấy rằng:
A là hợp chất hữu cơ nên A sẽ có nguyên tố cacbon (C).
Còn khi đốt cháy A ta lại thu được H2O nên A sẽ có nguyên tố hidro (H).
Ta gọi công thức phân tử của A là: CxHy.
Ta có khối lượng mol của A là 30g nên
nA = 3 / 30 = 0,1 mol
nH2O = 5,4 / 18 = 0,3 mol
Phương trình hóa học của phản ứng cháy:
Vậy công thức phân tử của A sẽ là C2H6
Kết luận
Trên đây là các thông tin về cấu tạo của các chất hữu cơ trong chương trình hóa 9 và cách giải bài 3 trang 112 hóa 9 nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập của mình, hỗ trợ vận dụng các kiến thức đã học vào các bài tập liên quan.