Nhằm hỗ trợ các bạn học sinh tốt nhất trong quá trình ôn tập kiến thức và luyện tập giải các dạng toán về hàm số, chúng tôi đã tổng hợp các kiến thức cần thiết và hướng dẫn giải chi tiết bài 24 trang 63 sgk toán 7 tập 7 cùng các dạng toán liên quan.
Mời các bạn học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
I. Kiến thức áp dụng giải bài 24 trang 63 sgk toán 7 tập 1
1. Định nghĩa
Nếu có đại lượng y phụ thuộc vào sự thay đổi của đại lượng x thì với mỗi giá trị của x, ta chỉ nhận được một giá trị tương ứng với y. Khi ấy, y sẽ được gọi là hàm số của x, đại lượng x thì được gọi là biến số.
Nhận xét: Nếu y là hàm số của x thì mỗi giá trị của đại lượng x đều có một giá trị tương ứng duy nhất với đại lượng y.
Như vậy, mỗi giá trị của x chỉ có một giá trị tương ứng với đại lượng y.
Ví dụ:
Các hàm số có dạng như sau: y= 3x, y= x/3, y= -4x,….
2. Chú ý
- Trong trường hợp đại lượng x thay đổi mà đại lương y luôn mang một giá trị thì khi này y được gọi là hàm hằng.
- Hàm số có thể được hiển thị dưới dạng công thức hoặc dưới dạng bảng.
- Có thể dùng ký hiệu f(x), g(x)… để thể hiện hàm số. Ví dụ y là hàm số của x thì ta có thể viết dưới dạng y= f(x).
II. Gợi ý giải bài 24 trang 63 sgk toán 7 tập 1
Sau khi các bạn ôn tập phần lý thuyết và tìm hiểu một vài điều cần chú ý về hàm số thì việc luyện tập giải các bài toán trong sách giáo khoa là việc làm cần thiết để giúp bạn nắm vững kiến thức hơn. Trước tiên ta sẽ cùng luyện giải bài 24 trang 63 sgk toán 7 tập 1 cùng một số dạng toán liên quạn khác nhé.
Đề bài 
Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được biểu diễn trong bảng sau:
Bài 24 trang 63 sgk toán 7 tập 1
Dựa vào bảng trên cho biết đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?
Hướng dẫn
Để giải được bài này thì ta cần xem xét đến khái niệm về hàm số, khái niệm như sau sẽ chỉ có một giá trị của đại lượng y tương ứng với đại lượng x khi x thay đổi.
Lời giải chi tiết
Theo bảng biểu diễn x và y như trên thì ta thấy rằng với mỗi một giá trị của đại lượng x thì chỉ có một giá trị y tương ứng. Vậy nên có thể nói rằng y là hàm số của x.
III. Lời giải và đáp án các bài tập trang 63 sgk toán 7 tập 1
Để phục vụ cho quá trình ôn tập về hàm số của các bạn thì ngoài việc hướng dẫn giải bài 24 trang 63 sgk toán 7 tập 1, chúng tôi sẽ tổng hợp một số bài toán tương tự cũng như đưa ra lời giải gợi ý, mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Bài 25 trang 64 sgk toán 7 tập 1
Đề bài:
Cho hàm số sau:
Hướng dẫn:
Hàm số được viết dưới dạng y = f (x) thì để tính được f(a) ta sẽ tiến hành thay x = a để tìm được giá trị của f(a). Ở bài này ta sẽ tiến hành thay x = 1/2, x = 1, x =3 vào hàm số đã cho.
Lời giải chi tiết:
Khi x = 1/2, thì:
Khi x = 1, thì:
Khi x = 3, thì:
Bài 26 trang 64 sgk toán 7 tập 1
Đề bài:
Cho hàm số như sau: y = 5x -1. Hãy lập bảng biểu diễn các giá trị tương ứng của y khi đại lượng x = -5; -4; -3; -2; 0; 1/5.
Hướng dẫn:
Để tìm được đại lượng y thì ta sẽ tiến hành thay các giá trị của x vào hàm số đã cho, sau khi có được các giá trị của x và y thì ta sẽ biểu diễn các giá trị của chúng lên bảng, mời các bạn tham khảo lời giải sau:
Lời giải chi tiết:
Hàm số: y = 5x -1
Khi x = -5 thì y = 5. (-5) – 1 = – 26
Khi x = -4 thì y = 5. (-4) -1 = -21
Khi x = -3 thì y = 5. (-3) -1 = -16
Khi x = -2 thì y = 5. (-2) -1 = -11
Khi x = 0 thì y = 5.0 -1 = -1
Khi x = 1/5 thì y = 5. 1/5 -1 = 0
Biểu diễn x và y lên bảng:
Bài 27 trang 64 sgk toán 7 tập 1
Đề bài:
Cho các bảng giá trị tương ứng của x và y, hỏi đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?
Hướng dẫn:
Ta sẽ xem lại định nghĩa của hàm số, ta thấy rằng nếu y phụ thuộc vào sự thay đổi của x sao cho với mỗi giá trị của x ta sẽ luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì khi này y được gọi là hàm số của x.
Lời giải chi tiết:
a) Sau khi quan sát bảng trên ta thấy rằng với mỗi giá trị của x ta nhận được một giá trị tương ứng của y, nên trong trường hợp này đại lượng y là hàm số của đại lượng x.
b) Ta thấy rằng với mọi giá trị x thì y đều nhận được một giá trị là 2 nên đây được gọi là hàm hằng.
IV. Những nội dung kiến thức liên quan khác
Các dạng toán về hàm số
Bên cạnh việc thường xuyên ôn tập và rèn luyện giải bài thì việc tìm hiểu thêm các dạng toán sẽ giúp các bạn nâng cao thêm kiến thức toán của mình. Dưới đây là một vài dạng toán về hàm số thường gặp mà chúng tôi tổng hợp được:
Dạng 1: Xác định giá trị của hàm số khi cho trước giá trị của biến số
Phương pháp làm:
- Trường hợp hàm số được biểu diễn bằng bảng, ta sẽ tìm giá trị của của hàm số tương ứng với giá trị của biến số trong bảng.
- Trường hợp hàm số được biểu diễn dưới dạng công thức, ta sẽ lần lượt thay các giá trị đã cho của biến số vào biểu thức đã cho để xác định được giá trị tương ứng của hàm số.
Dạng 2: Viết công thức để xác định hàm số
Phương pháp làm:
Để làm được dạng này thì ta sẽ căn cứ vào sự tương quan giữa các đại lượng x và y để lập công thức.
Dạng 3: Xác định tọa độ của một điểm đã cho trước trên mặt phẳng tọa độ
Phương pháp làm:
- Đầu tiên ta sẽ tiến hành kẻ đường thẳng từ điểm đã cho sao cho đường thẳng ấy song song với trục tung và cắt trục hoành tại một điểm chỗ này được gọi là hoành độ của điểm đó.
- Tương tự từ điểm đã cho kẻ đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại một điểm điểm cắt gọi là tung độ của điểm đó.
- Sau khi có được hoành độ và tung độ của điểm đó thì ta sẽ suy ra tọa độ của điểm đã cho.
Dạng 4: Biểu diễn các điểm có tọa độ lên mặt phẳng tọa độ
Phương pháp làm:
- Dựa vào hoành độ đã cho kẻ một đường thẳng song song với trục tung.
- Tương tự từ tung độ đã cho ta tiếp tục kẻ đường thẳng song song với trục hoành.
- Điểm giao nhau giữa hai đường thẳng song song là điểm cần tìm.
Một số bài luyện tập về hàm số
IV. Kết luận
Trên đây là phần tổng hợp các kiến thức về hàm số cũng như các hướng dẫn giải chi tiết bài 24 trang 63 sgk toán 7 tập 1. Hi vọng rằng những thông tin hữu ích mà chúng tôi đã cung cấp ở trên có thể giúp ích cho quá trình học tập của bạn.
Nếu các bạn có thắc mắc gì thêm thì hãy nhanh tay truy cập đường link https://kiengurulive.vn/ để được giải đáp sớm nhất nhé!
Hãy để Kiến Guru đồng hành cùng bạn trên con đường học tập!