Bài 18 trang 87 SGK toán 7 tập 1– Tổng hợp kiến thức bài tập

Bài 18 trang 87 SGK toán 7 tập 1 thuộc phân môn Hình học. Muốn tìm ra lời giải cho nội dung này chúng ta cần áp dụng kiến thức nào, trình bày ra sao? “Tất tần tật” những nội dung này sẽ được chuyên trang giải đáp chi tiết trong bài viết này, mời độc giả theo dõi.

Bài 18 trang 87 SGK toán 7 tập 1
Bài 18 trang 87 SGK toán 7 tập 1

Ôn tập lý thuyết trong giải bài 18 trang 87 SGK toán 7 tập 1

Bài 18 trang 87 SGK toán 7 tập 1 yêu cầu vẽ hình theo các diễn đạt như sau:

  • Thực hiện vẽ góc xOy 45 độ.
  • Lấy điểm A bất kỳ nằm trong góc xOy.
  • Vẽ A qua đường thẳng d1 vuông góc với tia Ox tại B.
  • Vẽ A đi qua đường thẳng d2 vuông góc với tia Oy tại C.

Đối với dạng bài tập này các em chỉ cần thực hiện vẽ theo từng bước đề đã cho. Đồng thời, chúng ta áp dụng tính chất của đường trung trực như sau:

“Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy”.

Thực hành giải bài 18 trang 87 SGK toán 7 tập 1

Bài 18 trang 87 SGK toán 7 tập 1 có thể thực hiện vẽ được hình như sau:

word image 21007 2Hỗ trợ giải bài tập trang 87 SGK toán 7 tập 1

Trong trang 87 còn rất nhiều nội dung bài tập khác. Các em muốn tìm ra lời giải cùng cách trình bày ngắn gọn, đủ ý đừng bỏ qua những tổng hợp sau đây:

Bài 16 trang 87 Sách giáo khoa 7 tập 1

Bài 16 trang 87 Sách giáo khoa 7 tập 1 yêu cầu vẽ đường thẳng d’ đi qua điểm A đồng thời vuông góc với đường thẳng d cho trước. Lưu ý chỉ dùng eke để vẽ.

Lời giải:

Các em có thể thực hiện vẽ với từng bước như sau:

  • Đầu tiên ta đặt eke sao cho một mép góc vuông đi qua điểm A, mép góc vuông kia của eke sẽ nằm trên đoạn thẳng d.
  • Thực hiện kẻ đoạn thẳng theo méo góc vuông của eke đi qua điểm A.
  • Dùng thước eke kéo dài đoạn thẳng trên về hai phía để thành đường thẳng d’ vuông góc với d.

word image 21007 3

Hình vẽ

Bài 17 trang 87 Sách giáo khoa 7 tập 1

Bài 17 trang 87 Sách giáo khoa 7 tập 1 yêu cầu dùng êke để kiểm tra xem đường thẳng a và á có vuông góc với nhau hay không?

word image 21007 4

Hình vẽ

Trả lời:

Căn cứ vào mỗi hình vẽ cũng như sử dụng thước êke để kiểm tra chúng ta sẽ có được những điều sau:

  1. Ta thấy đường thẳng a và a’ không vuông góc với nhau.
  2. Ta thấy đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau.
  3. Ta thấy đường thẳng a và a’ vuông góc với nhau.

Phần bài tập này khá đơn giản. Bởi chỉ cần sử dụng thước eke đã giúp các em kiểm tra được hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.

Bài 19 trang 87 Sách giáo khoa 7 tập 1

Bài 19 trang 87 Sách giáo khoa 7 tập 1 yêu cầu vẽ lại hình đã cho dưới đây và trình bày cách thực hiện:

word image 21007 5

Hình vẽ

Lời giải:

Muốn thực hiện tốt bài tập này các em cần biết cách dựng góc và vẽ đường vuông góc. Đối với hình vẽ kể trên chúng ta có hai cách khác nhau. Điển hình như sau:

Cách thứ nhất:

  • Đầu tiên ta thực hiện vẽ đường thẳng d2 bất kỳ và lấy điểm O thuộc đường thẳng đó.
  • Tiếp đến vẽ đường thẳng d1 cắt với đường thẳng d2 tại điểm O và tạo với đường thẳng d2 một góc bằng 60 độ.
  • Thực hiện lấy điểm A tùy ý nằm trong góc d1Od2
  • Thực hiện vẽ đoạn thẳng AB vuông góc với đường thẳng d1 tại điểm B.
  • Vẽ đoạn thẳng BC vuông góc với đường thẳng d2 tại điểm C.

Cách thứ hai:

  • Ta tiến hành vẽ hai đường thẳng d1 và d2 cắt nhau tại điểm O và tạo thành một góc bằng 60 độ.
  • Thực hiện lấy một điểm B tuỳ ý nằm trên tia Od1.
  • Vẽ đoạn thẳng BC vuông góc với tia Od2 tại điểm C và nằm trên tia Od2.
  • Thực hiện vẽ đoạn thẳng BA vuông góc với tia Od1 tại điểm A và nằm trong góc d1Od2

Bài 20 trang 87 Sách giáo khoa 7 tập 1

Bài 20 trang 87 Sách giáo khoa 7 tập 1 yêu cầu vẽ đoạn thẳng AB dài 2cm, đoạn thẳng AC có chiều dài là 3cm. Tiếp đến các em hãy vẽ đường trung trực của mỗi đoạn thẳng ấy. Lưu ý rằng vẽ hình trong hai trường hợp là điểm A, B, C không thẳng hàng và điểm A, B, C có thẳng hàng.

Lời giải:

Nhớ lại tính chất của đường trung trực để vẽ hình cho chính xác “ Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng và vuông góc với đoạn thẳng được gọi là trung trực của đoạn thẳng ấy”.

  • Trường hợp 3 điểm A, B và C không thẳng hàng.

word image 21007 6

  • Trường hợp 3 điểm A, B, C thẳng hàng.

word image 21007 7

Nhìn chung bài 18 trang 87 SGK toán 7 tập 1 nói riêng và các bài tập trong trang 87 nói chung đều yêu cầu vẽ hình. Muốn thực hiện tốt các em cần đọc kỹ yêu cầu, đo đạc chuẩn và cẩn thận.

Như vậy, nội dung bài 18 trang 87 SGK toán 7 tập 1 đã được trình bày chi tiết trên đây. Tin rằng các em đã tìm thấy kiến thức hay cũng như cách làm cụ thể cho bài tập. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên trang để không bỏ lỡ những nội dung hữu ích khác nhé.

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ