Ancol hóa 11 – Chi tiết hệ thống lý thuyết và bài tập

Ancol là một hợp chất vô cùng quen thuộc với chúng ta. Vậy nên việc nắm rõ và hiểu về chất này là vô cùng quan trọng để có thể vận dụng được vào việc học tập. Bài viết Ancol hóa 11 sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết nhất.

1. Ancol là gì?

1.1 – Định nghĩa

Ancol là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm hiđroxyl -OH sẽ liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon.

1.2 – Phân loại

a) Ancol no, đơn chức và mạch hở

Phân tử Ancol có một nhóm -OH và liên kết với gốc ankyl:  Lý thuyết Hóa 11: Bài 40. Ancol | Giải Hóa 11

b) Ancol không no, đơn chức và mạch hở

Phân tử Ancol có một nhóm -OH và liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hiđrocacbon không no.

c) Ancol thơm và đơn chức

Phân tử có nhóm -OH và liên kết với nguyên tử cacbon no và sẽ thuộc mạch nhánh của vòng benzen.

d) Ancol vòng no và đơn chức

Phân tử Ancol có một nhóm -OH để liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc gốc hidrocacbon có vòng no.

e) Ancol đa chức

Phân tử có từ hai hay nhiều nhóm -OH ancol.

1.3 – Đồng phân và danh pháp

a. Đồng phân

Các ancol no, mạch hở, đơn chức sẽ có đồng phân mạch cacbon và đồng phân ở vị trí nhóm chức -OH (trong mạch cacbon)

b. Danh pháp

a) Tên thông thường

Ancol + tên gốc ankyl + ic

b) Tên thay thế

Là tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + với số chỉ vị trí nhóm OH + ol

word image 18511 3

2. Tính chất vật lý và hóa học của ancol

2.1. Tính chất vật lý

Ở một điều kiện thường các Ancol sẽ là các chất lỏng hoặc chất rắn. Khi phân tử khối tăng thì nhiệt độ sôi và khối lượng riêng cũng tăng theo. Tuy nhiên độ tan trong nước lại giảm đi.

Các ancol có nhiệt độ sôi sẽ cao hơn các hiđrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro

word image 18511 4

2.2. Tính chất hóa học

Trong phân tử ancol có liên kết C – OH, đặc biệt là liên kết O–H phân cực mạnh. Vì vậy nhóm – OH nhất là nguyên tử H sẽ dễ bị thay thế hoặc là tách ra trong các phản ứng hóa học.

a. Phản ứng đặc trưng thế H của nhóm OH ancol

Tính chất chung của ancol là tác dụng với kim loại kiềm:

Ví dụ:

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2

Tổng quát:

+ Với ancol đơn chức ta có:

2ROH + 2Na → 2RONa + H2↑

+ Với ancol đa chức ta có:

2R(OH)x + 2xNa → 2R(ONa)x + xH2↑

– Tính chất đặc trưng của glixerol là hòa tan Cu(OH)2

Ví dụ:

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O

Không chỉ glixerol mà các ancol đa chức sẽ có các nhóm – OH liền kề cũng có được tính chất này.

⇒ Để phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức có các nhóm – OH đứng cạnh nhau trong phân tử.

word image 18511 5

Thí nghiệm của Glixerol

b. Phản ứng thế nhóm OH

Phản ứng với axit vô cơ:

Ví dụ:

C2H5OH + HBr  word image 18511 6  C2H5Br + H2O

=> Phản ứng này chứng tỏ rằng phân tử ancol có nhóm – OH.

Phản ứng với ancol

Ví dụ:

2C2H5OH  word image 18511 7  C2H5OC2H5 + H2O

C2H5OC2H5: đietyl ete

⇒ Công thức để tính số ete được tạo thành từ n ancol khác nhau chính là   word image 18511 8

c. Phản ứng tách nước hay còn gọi là phản ứng đehiđrat hoá

Ví dụ:

CH3CH2OH   word image 18511 9  CH2 = CH2 + H2O

Trong điều kiện tương tự, các ancol no, đơn chức, mạch hở (trừ CH3OH) có thể sẽ bị tách nước tạo thành anken. PT Tổng quát:

CnH2n + 1OH  word image 18511 10 CnH2n + H2O

d. Phản ứng oxi hoá

– Phản ứng oxi hoá hoàn toàn:

Khi bị đốt các ancol cháy và sẽ tỏa nhiều nhiệt. Sẽ cho đốt cháy ancol no, đơn chức và mạch hở:

Lý thuyết Ancol | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

– Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn bởi CuO, to

+ Các ancol bậc I khi bị oxi hóa không hoàn toàn sẽ tạo thành anđehit. Ví dụ:

CH3CH2OH + CuO  word image 18511 12  CH3CHO (anđehit axetic) + Cu + H2O

CH3- CH(OH) – CH3 + CuO  word image 18511 13  CH3 – CO – CH3 + Cu + H2O

+ Trong điều kiện trên, ancol bậc III sẽ không phản ứng.

3. Ứng dụng và điều chế ancol

1. Điều chế

a. Phương pháp tổng hợp

Anken + H2O  word image 18511 14

Ví dụ:

CH2 = CH2 + H2O  word image 18511 15 CH3 – CH2 – OH

b. Phương pháp sinh hoá:  lên men từ tinh bột hoặc đường,….

(C6H10O5)n  word image 18511 16 C6H12O6  word image 18511 17 C2H5OH

2. Ứng dụng

Ứng dụng của Ancol được thể hiện hình dưới đây:

word image 18511 18

4. Một số bài tập minh họa trong sách giáo khoa

4.1 – Bài 1 trang 186 sách giáo khoa hóa 11

Hãy viết công thức cấu tạo và hãy gọi tên các ancol đồng phân có công thức phân tử C5H12O?

Hướng dẫn giải:

Công thức cấu tạo và gọi tên:

bai-1-trang-186-sgk-hoa-11-1

4.2 – Bài 2 trang 186 sách giáo khoa hóa 11

Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng propan-1-ol với mỗi chất dưới đây:

a. Natri kim loại.

b. CuO, đun nóng

c. Axit HBr, có xúc tác

Trong mỗi phản ứng ở trên ancol giữ vai trò gì: chất khử, chất oxi hoá, axit hay bazơ? Giải thích tại sao.

Hướng dẫn giải:

a) word image 18511 20

Ancol đóng vai trò là một chất oxi hóa

b) word image 18511 21

Ancol đóng vai trò là một chất khử

c) word image 18511 22

Ancol đóng vai trò là bazơ

4.3 – Bài 3 trang 186 sách giáo khoa hóa 11

Hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt được các chất lỏng đựng trong các lọ không dán nhãn là etanol, glixerol, nước và benzen.

Hướng dẫn giải

C2H5OH C3H5(OH)3 H20 C6H6
Cu(OH)2 Không hiện tượng Dung dịch xanh lam Không hiện tượng Không hiện tượng
CuO, to Cu đỏ Không hiện tượng Không hiện tượng
Na Khí Không hiện tượng

word image 18511 23

4.4 – Bài 4 trang 186 sách giáo khoa hóa 11

Từ propen và các chất vô cơ cần thiết ta có thể điều chế được các chất nào sau đây: propan-2-ol (1); propan-1,2-điol (2). Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra.

Hướng dẫn giải:

word image 18511 24

4.5 – Bài 5 trang 187 sách giáo khoa hóa 11

Cho 12,20 gam hỗn hợp X gồm có etanol và propan-1-ol tác dụng với Na (dư) ta thu được 2,80 lit khí ở đktc.

a. Hãy tính thành phần phần trăm của khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X?

b. Hãy cho hỗn hợp X qua ống đựng CuO và đun nóng. Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng đã xảy ra.

Hướng dẫn giải:

a) Ta gọi số mol của etanol và propan-1-ol lần lượt sẽ là x và y (mol)

Phương trình phản ứng:

bai-5-trang-187-sgk-hoa-11

b) Phương trình phản ứng:

CH3 – CH2OH + CuO  Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11  CH3 – CHO + Cu + H2O

CH3 – CH2 – CH2OH + CuO  Giải bài tập Hóa học 11 | Để học tốt hóa học 11  CH3 – CH2 – CHO + Cu + H2O

4.6 – Bài 6 trang 187 sách giáo khoa hóa 11

Oxi hoá hoàn toàn 0,60(g) một ancol A đơn chức bằng oxi trong không khí, sau đó ta dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng KOH. Khối lượng của bình (1) tăng 0,72g; và bình (2) tăng 1,32g.

a. Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm ở đề trên bằng phương trình hoá học.

b. Tìm công thức phân tử và hãy viết công thức cấu tạo có thể có của ancol A.

c. Khi ta cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng chúng sẽ thu được một anđehit tương ứng. Gọi tên của A?

Hướng dẫn giải:

word image 18511 28

⇒ nH20 > nC02

⇒ A là ancol no, đơn chức

Gọi công thức phân tử của A là CnH2n+nO (n ≥ 1)

bai-6-trang-187-sgk-hoa-11-1

b.  CH3 – CH2 – CH2 – OH, CH3 – CH(OH) – CH3

c. Khi ta cho A tác dụng với CuO và đun nóng chúng ta được một anđehit ⇒ A là Ancol bậc 1

⇒ CTCT của A là: CH3-CH2-CH2-OH (propan-1-ol)

=>> Xem thêm nội dung liên quan: Nito hóa 11

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn học sinh các kiến thức lý thuyết cũng như cách giải các bài tập trong sách giáo khoa của ancol hóa 11. Mong rằng kiến thức trên có thể hỗ trợ các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn có thể đạt được điểm số cao trong môn hóa.

==> Đăng kí ngay để nhận khóa học chất lượng giúp trẻ phát triển tư duy các môn học tốt hơn

Tại đây =>> Kiến  Guru <<=

99 lượt thích

chi tiet bai viet

Tin bài liên quan

Tin tức có thể bạn quan tâm:

Nhẹ nhàng chạm mốc 8+ môn Toán

+ Dành cho lớp 12 – 2k5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ

NHẸ NHÀNG CHẠM MỐC 8+ MÔN TOÁN

+ Dành cho lớp 12 – 2K5
+ Giáo viên
NGUYỄN VĂN THẾ
– 9 năm kinh nghiệm luyện thi ĐH
– Giảng viên dạy Toán trên đài VTV
– 25.000+ học sinh chinh phục điểm 8+
35.943 HỌC SINH ĐÃ ĐĂNG KÝ